LANH NGUYỄN
9-1-1
chỉ là 3 con số bình thường cũng như những con số khác từ số1 cho tới số 9 mà
thôi, nhưng đối với người Mỹ nó là những con số của định mệnh mà không một ai
có thể quên được. Bởi vì số 9 đầu tiên người Hoa Kỳ chỉ về tháng và 2 con số 1
kế tiếp thì chỉ về ngày.
Đó
là một ngày định mệnh, ngày đau thương của Mỹ quốc.
Septemper
11- 2001. Sáng thứ ba trời trong mây tạnh 19 tên khủng bố đã đồng loạt cướp
4 chiếc máy bay của 2 hảng hàng không Mỹ United & American airlines, 2 chiếc
đâm thẳng vào tháp đôi World Trade Center ở New York City, một chiếc lao
vào lầu 5 góc cơ quan quyền lực nhất Hoa Kỳ chiếc thứ tư nhờ các hành khách chống
đối dữ dội nó đã lao xuống một cánh đồng hoang.
Riêng
về 2 chiếc Boeing 767 đã đâm vào tầng thứ 80 của World Trade Center. Mỗi chiếc
đang mang theo đầy xăng (trên 20.000 gallons) chuẩn bị cho chuyến bay đường
dài, thế nên nó đã làm bùng cháy dữ dội từ tầng 80 lên đến tầng 110. Với sức
nóng khủng khiếp của hơn 20000 gallons xăng đã thiêu rụi hơn 30 tầng lầu và làm
cho chúng sụp đổ hoàn toàn, chẳng những vậy sức nóng còn khiến cho những
thanh thép ở những tầng dưới mềm nhủng ra để rồi đưa đến thảm trạng 2 toà tháp
đôi biến thành một đống xà bần hổn độn nó đã chôn vùi hơn 3000 thân xác con người
ta và đau lòng hơn nữa trong đó có hơn 400 lính cứu hỏa cũng như cảnh sát. Những
người đã hy sinh dấn thân vào nơi nguy hiểm lo cứu những nạn nhân trong tai họa
do bọn khủng bố hồi giáo mà cầm đầu lúc bấy giờ là tên khát máu osama bin laden
gây ra.
9-1-1
còn là số điện thoại mà già trẻ bé lớn người nào cũng biết dùng nó để gọi tìm sự
giúp đở trong mọi trường hợp khẩn cấp ở Mỹ.
Người
ta có thể gọi 9-1-1 trong bất cứ trường hợp nào ví dụ như là nhà cháy, tai nạn
giao thông, té xỉu trên đường, gặp kẻ cướp giật giết người v..v..
Cho
đến những chuyện cỏn con như là chú chó lọt xuống ống cống hay chị mèo đang
trèo cây cao người dưới đất lao xao chị ta sợ quá không dám xuống...
Gọi
9-1-1 không phải là điều may mắn hay vui vẻ gì, nói rỏ hơn khi gặp chuyện xui xẻo
chẳng đặng đừng thì người ta mới cần gọi 9-1-1 để xin trợ giúp.
Trong
đời tui từ khi đặt chân tới xứ cờ hoa cho đến bây giờ đã có không ít lần gọi tới
3 con số xui xẻo nầy.
Nhớ
năm 1980 chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ chưa đầy 3 tháng, có một đêm đang đi chùi
cầu tiêu hút bụi cho nhà bank Wells Fargo ở Mason một thị trấn nhỏ gần
Cincinati thuộc tiểu bang Ohio thì ông Ron người làm chung bị nhồi máu cơ tim
té xỉu.
Sau
khi làm những động tác cần thiết để sơ cứu tôi dùng điện thoại của nhà bank và
bấm 9-1-1 để xin trợ giúp cho người bị tai nạn.
Nói
thiệt tình hồi đó tui cũng liều mạng mỗi khi nói chuyện với người Mỹ thường thì
tui dùng động từ "tu quơ" nhiều hơn động từ "to be" thế cho
nên trước mặt có người đối diện thì tui nói năng mạnh tay mạnh chân lắm, còn
nói chuyện với cái điện thoại thì tui không diển tả được trọn vẹn ý mình muốn
nói.
Không
biết hôm đó tui nói gì với họ mà chưa đầy 10 phút sau là xe cảnh sát, xe cứu hỏa
và xe cứu thương chúng hụ còi inh ỏi đèn lớp chớp lớp quay chóa cả mắt và chúng
kéo nhau đậu chật cửa nhà bank Wells Fargo.
Xoay
qua xoay lại một lúc thì lính cứu hỏa và cảnh sát đã rút dù trốn mất chỉ còn
chiếc xe cứu thương lo việc cấp cứu cho ông Ron rồi sau đó nó lại tiếp tục hụ
còi chạy vô nhà thương gần nhất.
Mason
là một thị trấn rất nhỏ cho nên cái nhà thương cũng hơi nhỏ lại vào ban đêm nên
khá vắng. Mà cái xứ khỉ ho cò gáy đó lại không thấy người Mỹ đen nào hết.Tất cả
mọi người trong đó rất ư là dể thương họ tận lực giúp đở cho người bệnh cũng
như họ rất tử tế và thân thiện với thân nhân đi theo...
Hai
mươi mấy năm làm cho Gallo Salame tôi thủ ca đêm. Tám giờ tối là các xếp lớn xếp
bé kể cả nhân viên văn phòng đều ra về hết rồi chỉ còn lại những người làm
trong line production của ca 2 và toán sanitation của tụi tôi mà thôi.
Đôi
khi cũng có những việc bất trắc xảy ra như chạm điện bị xẹt lửa bốc cháy phải gọi
sở cứu hỏa, hay là các nhân công bị tai nạn lao động nên tui cũng có không ít lần
gọi cho xe cứu thương của bệnh viện nhưng Gallo là một hảng tương đối lớn nên họ
đã thiết lập đường giây nóng riêng với nhà thương, sở cảnh sát đặc biệt và nhất
là trạm cứu hỏa gần kế bên hảng. Mổi một ngành đều có số điện thoại riêng không
cần phải gọi qua tổng đài 9-1-1.
San
Francisco thành phố nơi tôi đang sống là một thành phố đắc đỏ, chật chội, giá
nhà lên tận 9 tầng mây cho nên người ta tận dụng tối đa những nơi có thể làm chổ
ngủ được để mà ở. Thường thì cái basement dùng làm chổ đậu xe hoặc chứa đồ cũ
nhưng đa số dân nghèo cũng như trung lưu ở San Francisco đều biến nó thành chổ
ngủ.
Căn
nhà tôi trọ có 3 tầng. Tầng trên cùng 2 phòng ngủ, tầng chính giữa có 1
phòng ngủ, phòng khách và cái nhà bếp theo kiểu Mỹ trong đó dính liền với cái
phòng ăn, 2 cái phòng tắm và một cái phòng xem ti-vi.Vậy mà lúc đó nó chứa tới
4 gia đình.
Tầng
lầu vợ chồng bà chị cả và vợ chồng nhỏ em kế chia nhau mỗi người một phòng ngủ.
Ba
má vợ ở tầng giữa. Vợ chồng tui ở tầng hầm (basement) nơi đó còn có cái nhà bếp
để nấu ăn theo kiểu Việt Nam.
Thành
phố San Francisco nằm trên những ngọn đồi cho nên nền nhà ít có cái nào bằng phẳng.
Thường thì chổ cao chổ thấp, nếu muốn có cái nền bằng thì phải mướn những
contractor chuyên nghiệp đào xới ủi cuốc moi đất ra cho nó bằng lại rồi mới
tráng xi-măng còn như dùng cây ván lót dã chiến lên trên mặt không thôi thì có
khi phải làm nhiều khớp vì thế khi đi tới đi lui rất dể bị vấp té.
Tui
lúc đó còn rất trẻ cho nên như là một gả điếc không sợ súng. Thấy cái basement
nhà vừa đủ cao có thể ở được tuy là hơi dốc một tí nên tui quyết định mướn một
anh Việt Nam về sửa tạm làm chổ ở và nấu ăn cho cái nhà nó rộng thêm một tí.
Thường
thì ở cái xứ Mỹ nầy muốn làm gì cũng phải xin phép cũng phải xin licence. Nhưng
như đã nói ở trên tui là một thằng đã dốt luật lệ lại còn liều mạng nên không
bao giờ muốn xin phép sửa nhà làm chi để chuốc lấy lôi thôi cũng như phiền phức
với mấy tay building inspector. Vì thế mà tui với anh Việt Nam kia chỉ
mua cây ván lót lại cái nền cho bằng rồi làm thêm mấy tấm vách ngăn là ở được rồi,
nhưng vì cái nền nhà của tui nó dốc quá nếu mà làm một khớp thì phía cao
sẻ bị đụng đầu còn phía dưới thấp lại bỏ không uổng phí cho nên tui đã chia ra
làm 2 khớp. Khớp dưới thấp hơn khớp trên chừng 1 tấc. Lúc đầu thì đi tới đi lui
ai cũng để tâm chú ý nên không bị vấp nhưng lâu ngày thành thói quen không còn
chú ý đến nó nữa đôi khi vừa đi vừa suy nghĩ viễn vông chuyện gì đó nên bị vấp
chúi nhủi hoài thôi.
Rồi
đến một buổi sáng tôi còn đang ngủ thì nghe một tiếng rầm thật lớn trước cửa
phòng. Tui vội tung cửa chạy ra thì thấy ba vợ mình đang té ngửa trên sàn nhà.
Ba vợ
tôi lúc sang Mỹ không bao đâu thì bị nghẹt van tim nên phải vô bệnh viện mổ, mà
ngày xưa y học đâu có tiến bộ như bây giờ. Cho nên sau khi mổ xong ba vợ tui vẫn
phải uống thuốc thường xuyên cho máu loảng ra.
Hôm
đó ông đang cầm cái dĩa thịt quay định đem lên lầu để cúng "tam sên"
không biết ông đang suy nghĩ chuyện gì mà ngang cái khớp không chú ý để vấp té
khiến cho cái dĩa thịt bể tan tành rồi có một mảnh vở lớn đâm trúng vô trán làm
rách một lằn dài.
Chuyện
rách da nếu ở một người bình thường thì chỉ cần lấy băng vải và bông gòn băng lại
là xong ngay nhưng với một người máu loảng thì không được. Nhà tui cũng có đầy
đủ hộp cứu thương nhưng mà tui đã băng cho ông mấy lần vẫn không cầm máu được,
máu càng lúc càng chảy ra nhiều thêm, hoảng quá tui phải đành bấm gọi tổng đài
9-1-1.
Tui
lúc đó đã làm gần chục năm cho Gallo cũng thường dùng điện thoại để liên lạc với
các xếp nên không còn thấy bất tiện như khi ở Ohio, hơn nữa từ sau cái
ngày động đất lớn thì tôi được cho đi học các khóa cấp cứu cũng như sơ tán
trong trường hợp có động đất xảy ra cho nên hôm đó tôi đã giải thích rỏ ràng
rành rọt với tổng đài 9-1-1.
Người
ta cũng chỉ tôi cách cầm máu và chuẩn bị tất cả mọi thứ cần thiết họ sẻ đến liền
trong vòng 5 phút.
Lần
nầy thì chỉ có 1 xe cứu thương duy nhất đến mà thôi. Cửa lớn tui mở sẳn 3 người
của xe cứu thương vào tới là 2 người lo chích thuốc cầm máu băng tạm lại vết đứt
còn người kia thì hỏi tôi đủ thứ chuyện trên đời chừng vài phút sau là chúng
tôi được xe cứu thương hụ còi chở thẳng vào General Hospital của San Francisco
mà người Việt Nam ở đây gọi là "nhà thương đỏ". Bởi vì nó được xây cất
bằng gạch màu đỏ.
Là một
bệnh viện công ở thành phố lại vào lúc trưa cho nên General Hospital người đông
như kiến. Trong phòng chờ đợi bệnh nhân cũng như thân nhân đứng ngồi chật cứng
như nêm bên trong phòng cấp cứu còn có rất nhiều bệnh nhân chưa có phòng
nằm, đang ở trên giường đẩy đậu dọc theo hai bên hàng lang.
Nhưng
ba vợ tôi người mang bệnh tim trong mình lại đang chảy máu, chưa cầm dứt lại do
xe cứu thương chở tới nên được họ đưa thẳng vào phòng cấp cứu để các bác sĩ may
lại vết đứt...
Ở Mỹ
nhà nào có người cao tuổi ngoài cái việc phải đi khám định kỳ thì hình như ai
cũng có không ít lần bị bệnh bất thình lình. Nếu chẳng may bị cảm mạo thương
hàng, ho hen nhức đầu xổ mủi hay bụng đau hoặc tim đập loạn nhịp bất tử thì gọi
ngay cho bác sĩ gia đình để ông ta lo liệu nhưng đại đa số các bác sĩ gia đình
làm việc theo giờ hành chánh mà người già bệnh đến không theo bất cứ quy luật
nào cũng không kiên cử bất cứ giờ phút nào vậy cho nên đôi lúc bị bệnh mà lại
rơi ngay vào ngày cuối tuần hay ban đêm thì buộc lòng phải vô phòng cấp cứu của
nhà thương mà người Mỹ gọi là Emergency Room.
Thành
phố San Francisco có hơn 30 nhà thương lớn nhỏ ngoài ra còn có hơn 500 Medical
clinics cũng như Urgent care phục vụ cho bệnh nhân 24/24 giờ trong ngày. Nhưng
mà chọn nhà thương nào, Clinic nào mới là thích hợp và tốt nhất cho mình đó là
vấn đề làm nhức đầu mà hầu như tất cả những người Việt cao tuổi ở Mỹ đều quan
tâm.
Tui
thì không rành cái chuyện nầy cho lắm nên không dám nói bừa. Chỉ biết đại khái
nếu mua bảo hiểm mắc tiền thì mình muốn chọn nhà thương nào cũng được còn như
xài medicare và medical mà không mua thêm bất cứ cái gì thì phải vào group HMO
ông bác sĩ gia đình chỉ đâu thì mình đi đó không có sự chọn lựa nào khác hơn.
Mà nói nhỏ để bà con nghe chơi thôi nghen mỗi một cái nhà thương có thái độ phục
vụ cho bệnh nhân khác xa nhau lắm không phải tất cả đều giống nhau đâu nha.
Vào
đầu thập niên 80 tui thường theo đám bạn dẫn những người tị nạn mới tới đến bệnh
viện đỏ để khám tổng quát. Cái bệnh viện nầy rất lớn nó chiếm gần hết một ngọn
đồi nhỏ, nó có tới 15 hay 16 cái building các nhân viên bệnh viện, y tá, bác sĩ
ở đây nếu so với bên nhà lúc tui bỏ nước ra đi thì thiệt là khác xa một trời một
vực cho nên trong đầu tui luôn luôn có ấn tượng "Nhà Thương bên Mỹ lúc nào
cũng tốt hơn cái nhà ghét ở xứ mình". Thế cho nên tôi cứ nghĩ General
Hospital của San Francisco là số một trên đời.
Thời
gian sau nầy tui thường chở má vợ vô nhà thương Saint Mary rồi UCSF cũng
như có lần theo bà xã mình vào Pacific Hospital của San Francisco thì mới biết
là mình lầm. Các bệnh viện tư hay của nhà thờ Công Giáo thường lớn hơn, tối tân
hơn cũng như thái độ phục vụ cho bệnh nhân tốt hơn bệnh viện công của thành phố
rất nhiều. Hơn nữa mỗi cái bệnh viện tư lại nổi tiếng về một chuyên ngành nào
đó...
Tôi
thường đọc thấy người ta nói về sự kỳ thị chủng tộc nhất là người Việt lại càng
kỳ thị người Việt nhiều hơn. Sự thật ra sao thì tui không có ý kiến bởi vì nó
thuộc từng thái độ đối xử giữa người và người với nhau. Đôi khi tui thấy người
ta cũng thân thiện với mình lắm không phân biệt là người thuộc chủng tộc nào
đôi khi cũng gặp người có chút kỳ thị.
Việt
Nam mình có câu nói:
Chiếc
áo Cà Sa không làm nên thầy tu
Còn
người Mỹ cũng có câu tương tợ:
Đừng
vội đánh giá quyển sách qua cái bìa của nó.
Nhưng
mà để đánh giá chính xác cuốn sách đôi khi người ta không đủ thời gian đọc hết
quyển sách....
Hôm
tuần rồi tui có theo xe Ambulance chở ông bạn già vô nhà thương Kaiser lúc đó
đã gần 10 giờ đêm nên phòng cấp cứu cũng vắng lắm. Sau khi ghi vội vài chi tiết
cần thiết cho bệnh nhân tại phòng nhận bệnh. Hai cô nhân viên trực đêm cũng sốt
sắn vui vẻ tiếp chuyện không có cử chỉ nào kỳ thị mặc dù chúng tui là người Việt
Nam.
Tui
đang ngồi ở trong phòng chờ đợi thì có một ông người Tàu cũng sồn sồn đến gần gạ
chuyện.
Lão
ta có lẻ đã bị tai biến chưa hết hẳn bước đi run run với cái walker hổ trợ, còn
giọng nói cũng không mấy rỏ ràng cho lắm. Ông ta tưởng lầm tui là người cùng
quê hương nên đến châm một tràng tiếng Tàu. Nhìn bộ dáng và quần áo bèo nhèo của
ông ta tui tưởng ông là người Homeless nhưng mà ở chổ công cộng mình cũng phải
tỏ ra một chút lịch sự nên tui nhỏ nhẹ trả lời:
-
Tui là người Việt Nam xin lỗi tui không hiểu được tiếng Tàu của ông.
Ông
ta lặng thinh đi đến phòng nhận bệnh đưa một tờ giấy và nói với 2 cô nhân viên
trực đêm bằng một thứ tiếng Anh rất ư là rỏ ràng:
-
Hai cô dùm ơn gọi hỏi xem bao giờ thì xe taxi của họ mới tới đây. Tôi đã chờ
hơn 1 giờ rồi mà họ vẫn chưa tới.
Hai
cô nhân viên không thèm nhìn đến mảnh giấy của ông ta mà chỉ buông gọn một câu:
-
Không phải phần việc của tôi.
Ông
già Tàu tiêu nghiểu quay trở qua bên bàn anh bảo vệ cũng bằng câu nói lịch sự
lúc nảy:
-
Anh làm ơn gọi hỏi thử xem xe taxi của họ bao giờ mới tới. Tôi đã gọi báo hơn một
giờ rồi.
Anh
nhân viên của hảng Security tay cầm cái điện thoại di động đang bắn game
"chéo chéo" không buồn ngẩn mặt lên trả lời trả vốn với ông già Tàu
kia câu nào hết. Ông ta lập lại đến lần thứ 2 thì tôi chịu hết nổi nên móc cái
phone của mình đưa cho ông ta và nói lớn:
-
Ông cứ dùng điện thoại của tôi mà gọi hỏi họ xem sao.
Tới
lúc đó thì hai cô nhân viên mới bước ra khỏi phòng đến bên ông ta lấy cái biên
lai nhận tiền của hảng taxi Flywheel để gọi hỏi xem bao giờ thì họ đến...
Ngày
mai là ngày 9-11-2017. Cái ngày mà 16 năm trước bọn khủng bố đã cướp máy bay rồi
đâm thẳng vào World Trade Center làm cho 2 cái tháp đôi sụp đổ, người dân
Mỹ lại phải đau buồn khi nhớ tới con số 9-1-1, nhưng ngày hôm nay chắc có lẻ là
ngày tổng đài 9-1-1- ở Florida bận rộn nhứt vì cơn bão Irma đang landing vào
Miami
Tuy
là chánh quyền tiểu bang đã khuyến cáo di tản hơn 7 triệu dân ra khỏi vùng nguy
hiểm từ mấy ngày qua, nhưng chắc chắn một điều không ít người lì lợm liều mạng ở
lại để rồi khi không còn sức chịu đựng nữa họ sẻ gọi cầu cứu tổng đài 9-1-1,
mong rằng tất cả các sắc dân sống ở Florida được cứu giúp đều nhau không
một ai bị bỏ sót lại trong mưa gió bão bùng
...
Bão Irma sắp vào tới Florida
Người dân đang di tản tránh bão
No comments:
Post a Comment