___________________
Nguyễn Ngọc Hoàng
Mấy hôm nay lá rụng kín cả sân ngoài. Lối đi vào chỉ toàn
một màu vàng xác lá khô. Không còn phân biệt đâu là lối đi, đâu là sân cỏ. Bà
xã định gọi người đến thổi và gom lá bỏ. Tôi vội ngăn lại. Những hôm về trễ, tối
mù, tôi rất thích nghe tiếng rào rạc, vụn vỡ của lá dưới mỗi bước chân. “Cho
ông hai ngày. Thứ Bảy nầy có mưa. Sẽ khó mà thổi lá sạch sân, nếu thấm nước”,
bà xã phán. Đôi khi thưởng thức cái đẹp cũng phải tùy thuộc vào thời tiết. Nói
chi đến cái đẹp trong đời sống. Nó tùy thuộc và bị chi phối rất nhiều những thứ
khác... Chiều thứ Sáu tôi về sân sạch sẽ, chẳng còn thảm lá. Tôi thấy cũng buồn
buồn, như thiếu tiếng vọng của thời gian. Thứ Bảy mưa thật, mưa tầm tã. Thế là
đúng ý bà xã. Sân trước sân sau sạch bóng lá. Sáng ngồi uống cà-phê, nhìn qua
khung cửa sổ, tôi phàn nàn: “Chưa sang đông mà đã hết thu!”. Bà xã cười nhắc:
“Thu của ông là người khác mỏi tay, mỏi chân”. Chiều thứ Hai tôi về hơi trể, tối
đen. Trên đường vào nhà, dưới chân tôi là một thảm lá khô xào xạc theo từng bước
chân. Mà chỉ có lối vào nhà, phía sân không xác lá. Tôi thích thú vô cùng,
thoáng chút ngạc nhiên. Vừa bước vào cửa, tôi nói lớn: “Em ơi, sao lá rụng đợt
nầy thật lạ, chỉ phủ vừa lối vào nhà!”. Bà xã cười cười: “Vậy à. Thôi ông thay
đồ, xuống còn ăn cơm, trễ rồi”. Vừa ăn tôi vừa ngồi thừ ra suy nghĩ. “Mệt ông
quá. Lá rụng của ông, tốn ba bao lá em để dành hôm trước. Được chưa.”, nói xong
bà xã phá ra cười đến chảy nước mắt!
Chừng như trong mỗi người phụ nữ đẹp
đều có chút “đàn ông”. Kinh nghiệm người khác thế nào tôi không biết. Nhưng với
bản thân, bên trong người con gái đẹp tôi quen đều có ít nhiều tính “con trai”.
Những người con gái đẹp tôi biết, đều được “cầu chứng” của đám đông. Cả khoa
(hóa sinh, ngoại ngữ), cả trường hay cả huyện. Trầm Hương, khoa hóa sinh đại học
sư phạm, nét đẹp sắc, lộ diện. Nàng có thể thắp sáng cả căn phòng, đám đông khi
bước vào. Nhưng đừng vì những bước chân sợ làm “đau sỏi đá” và giọng nói nhẹ
tênh pha chút giọng Công Tằng Tôn Nữ của Trầm Hương mà bạn bị lừa. Nàng là một
tay đánh cờ tướng cừ khôi. Lúc nhỏ cha Trầm Hương ghiền đánh cờ tướng, thiếu
người, bèn dạy cô con gái “rượu” đánh cờ với mình. Từ tám, chín tuổi nàng đã ngồi
hàng giờ bên bàn cờ với cha. Nhiều lần tôi phải ngồi “sòng” ba bốn giờ coi Trầm
Hương đấu với đám thanh niên, ông già tại hội quán Cây Tre. Bạn cứ tưởng tượng,
bao quanh một cô gái đôi môi ươm ướt đỏ hồng, mắt long lanh sâu thẳm, tập trung
vào bàn cờ quên hết chung quanh – quên cả tôi. Thú vị biết chừng nào. Sau cùng,
tiếng reo hò, vỗ tay vang lên. Trầm Hương một tay quẩy chiếc túi vải, một tay
choàng tay tôi: “Mình đi anh. Bù đấp anh một chầu bột chiên hột gà ngã Bảy”!
Một lần khác, trên đường về từ Thủ Đức. Trời nắng thiêu đốt,
hai đứa ghé vào một quán nước bên đường. Tình cờ quán nước có bàn bóng bàn bên
trong, với một nhóm thanh niên, quân nhân đang chơi cười đùa, hăng say. Tất cả
chừng như im bặt, dồn mắt về bàn chúng tôi. Sau đó, mọi chuyện bắt đầu bằng những
quả bóng đánh bạt về phía bàn của tôi và Trầm Hương. Họ trêu đùa, vỗ tay mỗi lần
như vậy. Tôi nói với Trầm Hương: “Thôi, mình đi nghe em”. Nàng lắc đầu, cười:
“Để em!”. Đứng dậy dáng dứt khoát, Trầm Hương đi về bàn bóng bàn. Không biết
nàng nói gì, nhóm thanh niên và vài quân nhân vổ tay hoan hô vang dậy. Quấn tóc
bằng cây viết chì, săn quần, bỏ guốc Trầm Hương lựa cây vợt cho trận đấu. Lần nữa,
các bạn hãy thử tưởng tượng, cô bạn gái của tôi, Trương Thị Trầm-Hương. Có lần
nàng nói từng là tuyển thủ của đội bóng bàn nữ trung học, tôi cũng ừ hử vậy
thôi. Nhưng hôm nay mới thật sự chứng kiến một tuyển thủ Trầm Hương. Sau hai trận
đấu ngắn ngủi, nàng sửa soạn lại tươm tất và bắt tay mọi người. Nàng hạ “đo
ván” hai tay vợt được lựa chọn từ nhóm người trong quán, “tâm phục khẩu phục”.
Nắm tay tôi ra khỏi quán, Trầm Hương còn gọi thêm hai bọc sinh tố mang theo. Tất
cả đã được người khác trả tiền! Chạy được một khoảng, nàng ôm chặc tôi phía
sau, cười ngất ngưỡng: “Con trai gì “thỏ đế” quá. Lúc nảy thấy mặt anh lo, em
muốn mắc cười luôn..!”.
Rồi cũng một Trầm Hương, một hôm nhìn tôi thật lâu, ngập
ngừng: “Anh thật sự không muốn làm người tình em sao? Anh biết em...”. “Không,
thật sự không. Anh chỉ muốn làm một người bạn “tri âm” của em”, tôi ngắt lời
không cần suy nghĩ. Tôi không dối lòng. Tình bạn với tôi cao quý và trân trọng
hơn tình yêu trai gái. Tính sở hữu và chiếm ngự dễ đưa ta tới sự ích kỷ trong
tình yêu. Với tình bạn sự nhường kính, tâm đắc và chia sẻ, bền chặc hơn nhiều.
Tình bạn không có nỗi thất vọng để đưa đến chán chừng, oán trách. Trầm Hương
đưa hai bàn tay tôi lên mắt, mũi, má và môi nàng: “Tất cả những gì anh thấy, chạm
tới trên em, đều là của anh mà”. Tôi biết Trầm Hương không dối. “Khuôn mặt đẹp
và những gì của em thấy được, chạm được là của đám đông. Anh chỉ muốn một Trầm
Hương bên trong khuôn mặt nầy”, tôi chậm rãi. Trầm Hương chớp mắt, cúi lặng đầu
nhìn xuống. Bàn tay bám chặc, tôi biết nàng đang xúc động. Bất chợt Trầm Hương
ngẩn mặt lên, đôi mắt nhắm nghiền: “Hôn em đi anh. Hãy hôn một Trầm Hương bên
trong của anh!”. Đôi môi cong ươm ướt chín hồng, không kiêu hãnh như mọi khi mà
chờ đợi, hiến dâng.
... Để đêm nay, ngồi viết những dòng chữ nầy tôi như cảm
nhận nụ hôn mới chợt hôm qua. Bên ngoài từng cơn gió lạnh giao mùa cho lòng tôi
đong lại bao nỗi nhớ khôn nguôi:
.. .
Nầy em hởi, con đường em đi đó,
Con
đường em theo đó,
Đúng
hay sao em?
Xa
nhau rồi, thiên đường thôi lỡ
Cho
thần tiên chắp cánh
Xót
xa người tình si
Suốt
con đường ai dìu bước
Hãy
yêu nhiều người em tôi
Xin
gửi em,
một
lời chào, một lời thương, một lời yêu
Lần
cuối cùng.. . (Bài Không Tên Cuối Cùng – Vũ Thành An)
Bà xã K.Hoa của tôi cũng không ngoại
lệ. Đừng nhìn dáng thong thả với những sợi lông măng mịn màng trên cánh tay trần
và từng ngón tay búp thon dài mà bạn “lầm” to. (Đến nay dù đã năm mươi tám, nhiều
khách hàng, nam lẫn nữ, vẫn khen bà ấy có bàn tay đẹp). K. Hoa luôn dành đi bên
trái, phía ngoài tôi mỗi lần ra đường. Nhiều lần tôi phản đối, bà xã làm lơ:
“Em quen như vậy rồi”. Nhưng một lần K. Hoa thủ thỉ: “Em muốn nếu có chuyện gì
xảy ra trên đường đi, em sẽ chịu đựng trước!”. Chưa hết, tất cả kềm, búa, vít,
thang, cọ quét sơn... trong nhà đều do một tay bà xã mua sắm và sử dụng thuần
thục. K. Hoa sửa hầu hết máy móc, nhà cửa hư hại, từ trong ra ngoài. Bà xã sơn
phòng trong nhà: phòng khách, phòng ăn, phòng ngũ... vừa đẹp vừa rất chuyên
nghiệp! Thấy vợ cực, lại mất nhiều thời giờ, tôi đề nghị kêu người đến làm cho
tiện. “Em thật sự ‘enjoy’ công việc nầỳ, cực khổ gì mà anh lo. Không phải tiếc
tiền, em không muốn người lạ ra vào nơi riêng tư của minh”. Tôi đành cười trừ, chìu vợ!
Một lần vợ chồng tôi đi dự sinh nhật
con của gia đình người Việt quen trong vùng. Buổi tiệc gồm khoảng năm sáu gia
đình. Sau mọi “nghi thức” sinh nhật cho cháu là bàn tiệc nhâu của người lớn. Biết
tôi không mặn với khoản nhậu nhẹt, bà xã hứa sẽ cáo từ về sớm. Tôi chỉ cần nhắp
một chai Heineken là mặt mũi đỏ bừng như Quan Vân Trường. Các ông khác thì cứ tới
tắp, hết chai nầy đến chai khác, đã ngà ngà. “Bia” vào thì lời ra, bắt đầu cười
nói lớn tiếng và khích bác lẫn nhau. Thường thì ở nhà, theo lời bà xã, tôi chỉ
uống chút rượu vang đỏ trong buổi ăn tối: ” Tốt cho tim mạch ông”. Nên thấy tôi
chỉ nhắp lấy lệ, vài ông bạn lên tiếng nói khích. K. Hoa biết tính nên ra dấu
cho tôi, nói: “Anh H. không uống được nhiều, còn lái xe, đi làm sớm. Để em thế
cho ông ấy, uống với các anh cho vui”. Thế là mấy ông hoan hô đôm đốp, liếc mắt
đưa tình. Vài giờ sau, K. Hoa mặt tươi tỉnh cười nói vui vẻ, các ông thì đã có
dấu hiệu “xỉn” lờ đờ. Cứ tưởng bở, bà xã là đệ tử của Đoàn Dự trong ‘Thiên Long
Bát Bộ’, biết sử dụng lục-mạch-thần-chỉ nên uống hoài không say. Cuối cùng các
bà phải đèo các ông chồng ra xe tẩu thoát. Trên đường về tôi hỏi K. Hoa có mệt
không? Bà xã cười khoái chí: “Em chẳng hề hấn gì. Nhìn mặt mấy ông, em tội nghiệp.
Cho bớt tội khinh thường phụ nữ”. Rồi K. Hoa đưa tay tắt ra-đi-ô trên xe, nói:
“Hôm nay cao hứng, để em hát anh nghe nghen. Lâu quá em không hát cho anh nghe
nữa”. Bà xã tằng hắng giọng, hát rõ từng lời:
...
Thương hoài ôi ngàn năm còn đó
Đá
mòn mà tình có mòn đâu
Tình
đầu là tình cuối người ơi
Suốt
đời mình nguyện câu lứa đôi
Thời
gian âm thầm như nước về khơi
Lòng
trót yêu người tình khó đổi thay
Hoa
thắm rồi có khi tàn
Tình
ấy chỉ đến một lần
Tâm
tư thương hoài ngàn năm... (Thương Hoài Ngàn Năm – Phạm Mạnh Cương)
Tiếng hát của quá khứ và hiện tại. Đêm đã chìm sâu cho
ngày mai sắp tới. Đêm, ngày chỉ là hai mặt của thời gian. Như hạnh phúc, khổ
đau là hai mặt phẳng của đời sống. Chừng như hương đời vẫn luôn thoảng bay,
muôn thuở, cho dù chúng ta có ý thức hay không trong hơi thở ngày thường.
NNH
7 comments:
Ha ha...Tui biết bà xã của tác giả tuổi con gì rồi...Là mạng mộc tuổi này đáng lý ra rất là sung sướng nhưng chắc là số cực tại thích chỉ huy ham làm việc, nói tóm lại tác giả kiếp trước chắc có căn tu nên kiếp này hưởng phước cưới được một người con gái Rạch Giá giỏi từ A-Z khà khà...
Chiêm Tinh Gia
HTX làm bà thầy bói hồi nào vậy ? Đúng là thầy NNH đẻ bọc điều , được bà xả cưng như trứng , hứng như hoa . Kiếp trước có tu nên kiếp nầy hưởng Phước , Chớ hỏng phải định mệnh hé
Cô Thầy Chiêm Bao ơi ! ủa hỏng phải Chim Tinh Da Vậy tuổi gì mà mạng Mộc vậy cô ?
Mạng Mộc thì phải lấy người mạng Thuỷ thì được sống sung sướng , ngồi mát ăn bát vàng , không phải đung tới móng tay , mọi việc có người làm vì Thuỷ sinh Mộc , cây mà gặp nước thì cành lá xinh tươi , hoa trái sung đầy . Nhưng khổ nổi gặp thầy NNH mạng Hoả (???) nên cây đốt lên lửa cháy phừng phừng giống như mấy đáy cháy gần đây ở Nam California , chửa hoài không tắt hi hi hi ...Số ông thầy đúng rồng mây gặp hội ( mây nầy mây trắng chớ hỏng phải mây đen nghe ) bay bồng bềnh phiêu lãng , tỏa văn chương tình. Tứ ngọt ngào , lời thơ phong phú , nhả Ngọc phun châu
Thiện tai , thiện tai
Tha Hương dạo này có thêm 1 Ông Thầy Bói đại tài ...
Chiêm tinh gia Trường Tôi ơi, cô bấm “hơi” nhầm quẻ rồi. Bà xã là người sung sướng nhất đó. Ngày xửa ngày ngày xưa, thuở còn “đeo đuổi” tôi, K. Hoa thường phàn nàn: ở nhà hay ngoài đời đều “trọng nam khinh nữ”! Cái nầy con gái làm không được, cái kia đàn bà không được đụng vào. Với tôi, K. Hoa là bạn thân thiết, trước khi là người tình, là vợ. Những gì bà ấy muốn làm, muốn thực hiện (không nguy hại đến sức khỏe, tính mạng), tôi đền ủng hộ triệt để. “Đừng sợ làm sai, làm dở, chỉ sợ không dám làm mà thôi. Đời người ngắn ngũi mà!”, tôi thường khuyến khích bà ấy.
Anh Quang Minh thân, như anh nói, nhưng tôi không phải mạng “hỏa” đâu. Mà là mạng thủy, trường lưu thủy là mạng của tôi đó anh!
Thân mến, NN Hoàng
Tui tưởng đâu Ông Đạo Quang bói giỏi nhưng cũng trật quẻ giống như tui , thôi bói lại đi nghen, thiệt là... tình mà kkk
Tui tửơng đâu Ông Đạo Quang bói giỏi ai dè cũng trật qủe giống như tui , thôi bói lại đi nghen...Thiệt là ...tình mà kkk
Chào anh Vĩnh Long ,
Ngẫm ra thì tui cũng không đến nổi tệ như Chuêm tinh Gia HTX hé anh . Trường lưu thủy , nước chảy hoài như dòng sông từ Rạch Sỏi qua Tà Niên đến Tắc Cậu , rồi Xẽo Rô tuôn ra sông Cái Lớn , chảy hoài chẳng biết về đâu , để lại bao mối tình buồn vui thơ mộng qua những câu chuyện đời đẹp đẻ biết bao . Cám ơn thầy NNH đã cho đọc những chuyện tình thật đẹp
Cám ơn HTX l tự dưng làm Chiêm Tinh Gia làm tui nối gót làm thẩy bói mù , bối trúng mạng thủy làm nước nuôi cây mạng mộc cho cành lá xanh tươi , nở hoa đậu trái cho người thưởng thức những bài viết tuyệt vời mà Cô HTX hết lời ngưỡng mộ , hi hi hi ...
Post a Comment