________
CHÂN DIỆN MỤC
Thanh
Đàm mở cuộc mà chơi
Theo
lề Giang Tả nối người phong lưu
Rượu
ngon sớm sớm nghiêng hồ
Ve
kêu vượn hót bốn mùa thưởng trăng
Chiều
chiều họp bọn văn nhân
Năm
canh mưa gió nối vần làm thơ
Cái trò này các cụ Tân Văn, Duy Tân, Cấp tiến... coi là mối Đại Họa cho Việt Nam: "Cái Họa Thanh Đàm"!
Từ hồi Đông Kinh Nghĩa Thục... các cụ hô hào phải thực tế, thực
dụng, theo Âu Châu... Phải học Nông, Công, Thương chứ không thể lấy Thi Phú để
đo trình độ con người! Các cụ cấp tiến nhạo báng các nhà Nho ngâm thơ là: Vô
Bệnh Thân Ngâm: "không ốm mà rên"?!
Nguyễn Trọng Thuật mượn truyện Mai An Tiêm để hô hào người ta làm nông. An Tiêm chỉ trồng có dưa hấu mà trở nên giầu có. Thuyền buôn Ngoại Quốc đã lũ lượt kéo đến mua dưa hấu cả thuyền đầy! Bạch Thái Bưởi đã mở một hãng tàu chở khách Hải Phòng - Hà Nội để cạnh tranh với người Hoa. Các cụ đã ra một tờ báo: Nông Cổ Mín Đàm để khuyên người ta làm ruộng, đi buôn...
Mỉa mai thay! Mãi tới thờ ông Diệm mà người Hoa vẫn làm Bá Chủ ở Chợ Lớn! Trong khi các hội ngâm thơ suông, hội Tao Đàn vẫn mở ra đều đều:
Từ cụ Phan Mạnh Danh:
Đầu
bạc ngâm vang bến Nguyệt Hồ
Lầu
thơ ngất ngưởng một nhà Nho
Hồ Bán Nguyệt ở Hưng Yên (phố Hiến) đã tụ họp các danh sĩ khắp nước tới Xướng Họa:
Sáu tám
cung Nam, bẩy luật Đường
Bút
Hoa thêu dệt lựa nên chương
Trăng
thanh gió mát ngâm vài điệu
Tơ
trúc khôn chen vẻ dịu dàng
Tôi có được thầy Phan Thế Roanh (con cụ) cho hai cuốn: Bút
Hoa, Xuân Mộng! Quả là những bài thơ hay được viết bởi những "tay già"
Thiên cổ văn chương cao giá ngọc
Lầu
năm mây dựng một tay già
Nhưng
già dặn quá, công phu quá, đẽo gọt quá:
Ma
trác công phu độc thiện trường
Khẳng
dung ngõa thước tạp lâm lương
Vũ Huy Chiểu
(mài
dũa công phu một tay giỏi
Không
để gạch ngói lẫn lộn với ngọc quí)
làm cho tôi phục mà không khoái!
Thầy Roanh cũng có giới thiệu với tôi Dao Trì Thi Xã của nữ sĩ
Song Thanh (phu nhân của bác sĩ Diên Hương), có cả nữ sĩ Tương Phố (tác giả
Giọt Lệ Thu) tham dự nữa... Các vị thường họp nhau ở Đền Hùng, Thảo Cầm Viên. Có
hồi các cụ kéo nhau ra hồ Chi Lăng ở đường Lê văn Duyệt tổ chức hát Ca Trù, hát
Ả Đào!
Sau này có thi sĩ Nguyễn Vỹ lập Tao Đàn Bạch Nga, nhưng cũng
không hấp dẫn các văn nhân cho lắm.
Ngày
nay người ta không thích thơ lắm (?) và cũng không có thanh đàm về thơ nhiều
mặc dù có cả "ngày thơ" vào 15 tháng giêng Âm lịch... và người ta
ngâm thơ ở Văn Miếu!!!
Ở Hải Ngoại ta có Hà Thượng Nhân, Huệ Thu,
Việt Dương Nhân... và Luân Hoán, Cao Tần... và gần đây Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
hoạt đông mạnh ở Sài Môn Thi Đàn... nhưng thi đàn cũng không rầm rộ! Rất nhiều
nhóm thơ, vườn thơ thẩn... càng nhiều càng loãng... Ở quận Cam bên Mỹ người ta
nói: Thi Sĩ nhiều hơn cam ở siêu thị (!).
Tôi rất thích những bài thơ của Trần Vấn
Lệ, Hồ Chí Bửu đăng trên Lá thư Úc Châu, Nhưng những tác giả này người ở Hải
Ngoại, người ở Huế, người ở Tây Ninh... chứ không họp nhau lại ngồi uống trà
Thanh Đàm…
C.D.M.
No comments:
Post a Comment