____________
Chân Diện Mục
Xưa các cụ coi thường phụ nữ quá:
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Mấy năm gần đây, đọc thơ văn trên mạng,
tôi giật mình. Ước gì các cụ trở về thế kỷ 21 này, để thấy các cháu gái của các
cụ thật là phi thường, thật là sâu sắc mà đàn ông đàn ang khó sánh kịp.
Nếu trước kia các bà làm thơ nhiều hơn viết văn thì bây giờ văn của các cây bút
lớn như Dương thu Hương, Phạm thị Hoài,
Võ thị Hảo làm ta đọc
lên thấy choáng
váng. Nếu các tay viết nam thường khoe địa vị, bằng cấp (trừ những cây bút
khổng lồ, lừng lững như Trần mạnh Hảo, Nguyễn huy Thiệp, Tạ duy Anh...) thì các
tay viết nữ thường ít địa vị bằng cấp hơn (Trừ trường hơp tiến sĩ Nguyễn thị Từ
Huy).
Sự sâu sắc của các bà các cô ngày nay
không thể không khiến người ta ngưỡng mộ, nào cần phải nhẩy đông đổng vào văn
đàn, vỗ ngực xưng Tiến sĩ, giáo sư, thiếu tướng...
Nguyễn ngọc Tư chỉ học tới lớp 11 ở một trường huyện hẻo
lánh, nhưng “cánh đồng bất tận” tung ra thật là “Chiêu đầu tay đáng chiêu bậc thầy”. Khi người ta đưa những tay bằng cấp ra chiêu
đối đáp với cô, thì chỉ là
những chiêu hờ hợt như búa Trình giảo Kim!
Khi thiếu nữ
Joyce Ane Nguyễn, 16 tuổi ra chiêu “Tin hay không tin” thì người ta lại đem “ông lớn” ra dậy dỗ tràng giang đại hải những điều sơ
đẳng, những điều nông cạn như... cơi đựng trầu!!! Thật là một trận chiến quá
tức cười!!!
Huỳnh thục Vy không bằng cấp, không theo đòi nghiên bút tới
nơi tới chốn nhưng xin các quan văn nghệ chớ có tiếp chiêu mà thêm mang nhục,
vì những lý luân của cô đanh thép vô cùng (thí dụ như khi cô luận về cái hại
của truyền thống...).
Chính vì
không hời hợt nên Đoan Trang, mẹ Nấm, Song Chi, Y Ban, Đỗ hoàng Diệu
không tranh luận sàm sàm, mà chỉ im lặng viết.
Đọc
Những thiên đường Mù, Chân dung người hàng xóm, tiếng vỗ cánh của bầy
quạ đen... của Dương
thu Hương;
Thiên sứ, Cam tâm của Phạm thị Hoài;
Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi... của Võ thị Hảo;
Chết ngoài kế hoạch của Trần khải Thanh Thuỷ;
Để tang đất, một nền giáo dục bất khả... của Nguyễn thị Từ Huy;
Đấu tố thời a còng của mẹ Nấm...
khiến ta cứ
lan man suy nghĩ... rồi
thán phục... rồi hãnh diện vì đất nước khốn khổ này vẫn còn những con cháu bà
Trưng bà Triệu tung hoành trên trường văn trận bút.
Ôi! Hai câu của Tạ Phong Tần: Mượn thú văn chương khuây thế sự/ Đem tài nghiên bút đọ đao cung/ tuy có đầy
hào khí nhưng lại không hùng hổ, nông nổi như văn chương khẩu hiệu làm theo đơn
đặt hàng.
Ôi! Tôi ngừng bài văn ngắn ca tụng các
Anh Thư mà lòng còn tràn đầy cảm khái!
CDM 9-2013
1 comment:
Hy vọng có thêm nhiều Anh Thư nữa để đất nước được khá hơn.
Post a Comment