_________________
Bánh Da Lợn bột năng đậu xanh
Đầu năm Con Heo, thân ái mời quí vị làm bánh
da lợn, bánh nầy xuất phát từ miền Nam, vậy mà không gọi là bánh da heo mà gọi
là bánh da lợn.. ... Đây là món bánh dễ làm, màu sắc rất đẹp mắt mà các cô các bà đều ưa thích
A-Vật liệu
Da Bột
- 400g bột năng
- 1 chén đường cát
- 1 lon nước cốt dừa 396ml
- Vài giọt màu xanh lá dứa
- Dầu ăn để thoa khuôn
- Va ni
- ba chén nước lạnh
Nhân
- 300g đậu xanh đãi vỏ
- 250g đường
- 2 muỗng canh nước cốt dừa
- 2 muỗng canh bột mì
B - Khuôn
Khoảng 10 cái hộp thiếc nhỏ ( hộp cá Tuna ) hoặc muốn nhanh có thể dùng khuôn tròn lớn. Sau đó bánh nguội sẽ cắt ra thành từng miếng hình tam giác cùng rất đẹp hay bạn có thể dùng bất cứ khuôn nào , kiểu nào là tùy ý bạn như Valentine bạn có thể dùng khuôn trái tim ....
11 comments:
Cám ơn cô giáo, em mê bánh này lắm, hồi còn sống má em cũng hay làm, hôm nào rãnh em phải làm lại, chắc lụt nghề rồi cô ơi
Tui thì hỏng dám mê,
sợ tiểu ở ngoài đường
Bị bác sĩ bẳt được
Cái giò bị cụt luôn
Hi hi hi. ..
anh Q còn nhớ câu" Hồng cốm tốt đôi không"
Nhớ 20 năm năm trước hôm đám cưới CV, HTTL tui làm hơn trăm cái bánh nầy để đãi khách sau đó đem biếu ...
Nơi đây có "hồng"(Persimmon)
còn Cốm tui hỏng biết làm
nên làm bánh nầy thay cốm vì màu xanh của nó xanh như "cốm"
Tui chỉ nghe Cốm mà chưa thấy cốm bao giơ....
Anh chưa nghe câu nầy bao giờ
Hồng đây có lẻ là hồng khô ( trái hồng phơi khô ép dẹp lại, thường bán trong ngày tết dẻo và rất ngọt) . Cốm gọi là bánh cốm do gạo đem rang cho phồng lên rồi ngào với đường rồi ép lại, cắt thành từng miếng, ăn xốp xộp. Có lẻ ý nói cầu chúc tình vợ chồng khắn khít ngọt ngào như hồng cốm chăng. Cái cô giáo hiễu nhiều hơn anh
Cô CV sống rất hạnh phúc nhờ bánh màu xanh da lợn, từng lớp bột nếp và đậu dính chặt vào nhau như cau với trầu mẹ nhai một màu đỏ thắm
Hi hi hi. ..
"Màu xanh tươi của cốm như màu ngọc thạch quí giá hoà hợp với màu đỏ thắm của hồng như màu ngọc lựu già.
Một thứ ngọt thanh, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau cho hạnh phúc đươc, lâu dài"
Câu nầy trong một bài giảng văn năm xưa dạy năm Đệ Lục đó anh Q
Mình dân Nam Kỳ không biết chuyện nầy
Bánh cốm được coi là bánh cưới, gửi thay cho cánh thiếp hồng báo hỷ. Mình bánh làm bằng cốm Vòng xào với đường và mỡ, thêm nhân bằng đậu xanh giã nhuyễn trộn với đường và ít sợi dừa trắng muốt, gói hình vuông, bọc lá chuối xanh, buộc dây lạt đỏ.
Màu lạt như màu những sợi tơ hồng vấn vít xe duyên. Người đời biết cốm Vòng không ít, nghĩ ra nhiều cách thưởng thức cốm.
Lúa gặt về, tuốt lấy hạt, sàng bỏ những cọng rơm, đãi qua nước, chọn lấy những hạt mẩy rồi đổ vào chảo rang bằng gang đúc.
Hà Nội băm sáu phố phường
Một thứ quà của lúa non: cốm
Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được,người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ...
Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).
Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị. Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thức quà ấy bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi. Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh. Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng. Như vậy tưởng mua bánh cốm mà ăn lại còn thú vị hơn. Ở Hà Nội, người ta còn làm một thứ chả cốm, nhưng cái thanh đạm của vị lúa không dễ ăn với cái béo tục của thịt, mỡ. Tôi thích hơn thứ chè cốm, nấu vừa đường và không đặc. Ít ra ở đây cốm cũng còn giữ được chút ít vị thơm và chất dẻo, và chè cốm ăn cũng mát và lạnh. Nhưng cũng chắng gì hơn là một lá cốm Vòng tươi sạch trong một chiếc lá sen mới hái về.
Đọc Cốm Vòng của cô giáo thấy thật hấp dẩn nhưng cũng thật cẩu kỳ chi lạ . Nếu tui đoán không lầm thì người miền Nam gọi là “ cốm dẹp “ vì hột nếp được giả cho dẹp lép . Tui nghĩ vậy hỏng biết đúng không? Người miền Nam chân chất thật thà thấy sao nói vậy , không hoa hoè khách sáo .
Như cô giáo đã viết , khi bông nếp nặng trỉu được kết tụ bởi những giọt làm quằng cây nếp nhưng còn xanh non thì người nông dân cắt vào , đem giả , đúng ra là quết cho hạt nếp dẹp lép nên gọi là cớm dẹp, rất dẽo . Tui chỉ biết cấy mạ, gặt lúa, đem tới nhà máy xay ra gạo, , còn làm cớm dẹp ra sao thì bù trất, nhưng ăn thì biết hi hi hi ....
Cớm dẹp trộn hay quết với nước đường nâu thì phải nên hột có màu nâu . Hồi còn nhỏ tui nhớ có mấy bà hay cô hoặc gánh hoặc bưng bán. Họ gói bằng lá sen , phía trên có mấy miếng dừa nạo , ăn ghiền làm sao , vừa ngọt vừa béo , thật dẽo, . Bây giờ nhắc tới còn thèm chảy nước miếng.
Cali có cốm dẹp không anh Q ?
Món nầy về VN mấy lần mà quên ăn ...
Quên ăn chắc nhớ người hi hi hi. ..
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai? Ai nhớ? Bây giờ nhớ ai?
Nhớ người văn võ toàn tài
Hỏi thăm ? thăm hỏi? chẳng ai trả lời
Về nhà vội hỏi: " Má ơi!
Chẳng hay có biết cái người con thương "
Mẹ rằng: " Con lại vấn vương
Không lo sự nghiệp tư tương làm gì
Quanh nhà có mấy cây si
Thôi thì con chọn phức đi cho rồi "
Em nghe nũng nịu em cười
" Làm con mắc cỡ đứng ngồi sượng trân "
Hi hi hi. ...
Trong tim máu chạy rần rần
Mặt mày ửng đỏ má hồng hồng thêm
Đêm về nằm ngủ không yên
Nhớ ai? Ai nhớ? Con tim lùng bùng
Post a Comment