Wednesday, May 31, 2017

Hư Cấu

_________

CHÂN DIỆN MỤC


Trong văn chương, tôi không ghét gì cho bang Tiểu Thuyết Lịch Sử!
Tiểu thuyết thì có Hư Cấu! Tác giả xây dung một nhân vất không có thật trên đời. Tác giả nói chuyện đời nay, hoặc nói chuyện mới qua gần gần thì tôi còn nghe được. Nhưng chuyện đã qua quá lâu! Quá lâu mà nói như tiểu thuyết thì thật là không ngửi được!!!
Tiểu thuyết hiện đại hầu hết là ái tình (đôi khi có tính xã hội trong đó) người ta đặt tên cho nhân vật như có thật ngoài đời. Những sinh hoạt, tâm tư... như người thật ngoài đời! Như vậy chỉ có cái tên nhân vật là hư cấu thôi!


          Còn một tác giả nói chuyện xưa như là nay thì không thể chấp nhận được!
Tác giả nói Thi Sách họp các đồng chí lại tuyên bố: Thời cơ đã chin mùi để nổi dậy... Thi Sách thất bại... Bà Trưng khởi nghĩa thành công!!! Những tác phẩm này gọi là Tiểu Thuyết Lịch Sử hay Lịch Sử Ký Sự thì tôi cũng vứt béng chúng vào sọt rác.

Nhưng những tác phẩm của Khái Hưng (Tieu Sơn Tráng Sĩ), của Hoa Bằng, Phan Trần Chúc thì sao. Các tác giả này dựa theo Lịch Sử, có thể có một chút sự thật, mô tả nhân vật giống như một người thường ngoài đời! Những tác phẩm này tôi không dám mổ xẻ, chê trách. Nhân cách tác giả ngoài đời tôi lại càng không dám đụng tới! Những tác giả này viết rất hay, có kê cứu thận trọng, vô tư!  Những tác phẩm này không phải lịch sử, cũng có người gọi là Lịch Sử Ký Sự, vậy gọi là tiểu thuyết  lịch sử được không? Có cuốn rất ít tính tiểu thuyết. Nhưng gọi đại là Tiểu thuyết Lịch Sử cho rồi!!! Ôi, tôi nhức đầu quá! Thôi thì nhờ các vị cao minh chỉ giáo thêm cho vậy!

Viết về những đề tài này, tuy một số người chưa vừa ý. Nhưng các tác giả đời sau phải đọc, phải học cách viết như thế, chứ nếu viết đại, viết bậy, hư cấu trên mây thì thật là thảm họa!

Như trên kia tôi đã nói: Viết về Thi Sách, Hai Bà Trưng như thế thì thật là quá bậy bạ. Một tác giả khác, cũng hơi lơn lớn viết về Hồi Quý Ly bang giống hiện đại thì đọc sao vô. Một tác giả khác (được nhiều người suy tôn là tác giả lớn) viết về Lê Lợi - Nguyễn Trãi như là các đồng chí thân thiết (dĩ nhiên như người hiện đại) làm ta ngỡ ngàng xiết bao!!!  Những tác phẩm như thế thật không biết gọi tên chúng là gì? Còn tác giả của chúng thì xin miễn xếp hạng!!! Chuyện bà Phi Yến và Hoàng Tử Cải mà cho là tiểu thuyết lịch sử thì thật là thảm họa! Một người tù Côn Đảo, buồn tình viết chơi! Bà là Phi của Gia Long có đứa con là Cải (bà thương dân, yêu nước...) Thế mà các Sử Da sau này kê cứu... coi như chuyện có thật!!! Chuyện thêu dệt, tô vẽ... cũng như là hư cấu thôi. Nguyễn Trường Tộ học hành có ra cái gì! Cố Đạo gà cho thôi, Vua Nguyễn phong cho chức quan đi khai mỏ. Nguyễn trường Tộ ớ người ra! Có làm được gì!!! Trần Lục làm nhà thờ đẹp cũng là người Pháp gà cho! Trần văn học vẽ bản đồi Gia Định... đường thẳng băng... vì dng thước kẻ!!!

Thời kháng chiến thì người ta hư cấu quá nhiều! Hư cấu nhỏ! Hư ấu lớn, hư cấu ly kỳ, hư cấu bạo gan!!!  Tuyên truyền mà!   Những tác phẩm như Hòn Đất (kể chuyện Phan thị Ràng, tức Chị Sứ), Sống như Anh (kể chuyện Nguyễn văn Trỗi) chỉ là sách tuyên truyền! Nhưng nói đổ xuống sông xuống biển, nếu trời cho chế độ này kéo dài hằng trăm năm, thì sau này sẽ có các Văn(g) Sĩ lấy những nhân vật có thật nhưng hơn cả hư cấu này, viết thành sách và gọi nó là Tiểu Thuyết Lịch Sử!

Ôi! Quả là một nền văn học Siêu Hư Cấu!



C.D.M.

2 comments:

trường tôi said...

Bài viết của Thầy CDM hay quá! Nhưng em không dám bình lựng...Chỉ biết cám ơn Thầy.

Học Trò Trường Nguyễn

vk said...

Cứu cánh (Nô dịch)biện minh cho phương tiện(Tầm bậy, tầm bạ) thực sự đang là đại họa cho giòng giống Tiên Rồng.