Tuesday, August 1, 2017

VĂN HÓA TỶ GIẢO

___________

CHÂN DIỆN MỤC



          Năm 1971 tôi học lớp Sư Phạm đặc biệt. Dành cho những người đang dạy Trung Học đệ nhị cấp. Chương trình sẽ dạy các l‎i thuyết giáo dục mẫu giáo, tiểu học, trung học đệ nhất cấp, trung học đệ nhị cấp. Ý của người chủ trương, ông Nguyễn văn Lương một nhân viên ngoại giao lớn của chính quyền bấy giờ, là đào tạo những người sau này sẽ lãnh đạo ngành giáo dục tại một tỉnh.
Nhưng ông Nguyễn văn Lương đã không thành công. Chánh sở giáo dục tỉnh là hiệu trưởng trường trung học đệ nhị cấp lớn nhất tỉnh và ông này cũng chẳng làm nên chuyện gì mới lạ cả. Chỉ là quan liêu thôi!


Tôi nhớ chương trình học của lớp này có môn “Hướng Dẫn và Khải Đạo” của tiến sĩ Rains, “Giáo Dục Tỷ Giảo” của bà Bích Lan... Hai người này còn rất trẻ. Tôi đặc biệt thích học với bà Bích Lan. Bà so sánh giáo dục Pháp với Mỹ, dĩ nhiên giáo dục Mỹ vượt trội rất nhiều so với Pháp. Người Pháp đã làm con người xơ cứng: Có một ghế Giáo Sư Đại Học rồi thì ung dung mãn nguyện, danh giá suốt đời. Giáo Sư Mỹ phải ký hợp đồng, trong hai năm không có phát minh mới thì... không ký tiếp.

Pháp đào tạo nên mẫu người Honnête homme hay honest person (cũng như mẫu người Quân tử của Tầu thôi!). Nhưng giáo dục Mỹ là để cho học sinh “Sửa Soạn Vào Đời”.
Tôi thấy mấy chục câu trả lời học để làm gì? Câu trả lời: Sửa soạn và đời làm tôi ưng ý nhất. Trước đó tôi đã đọc Hoàng Xuân Việt và tôi đã biết rằng ông Việt cho học là có ích cho đời... yêu nước... Ôi! Quả đúng như thế: Tất cả chúng ta đều phải học, không phải tất cả sẽ ra làm quan, mà sẽ là một công dân tốt trong một xã hội biết điều và thương nhau hơn…
Ôi! Chúng ta sửa soạn vào đời. Nhưng cái đời của một dân An Nam Mít khác xa cái đời của một công dân Mỹ! 
Thế là lại phải Tỷ Giảo! Thế là lại phải tìm hiểu văn hóa thế giới. Văn Hóa thế giới tiến nhanh như vũ bão (vừa tiến nhanh vừa quay cuồng mới là chết cho chứ). Nhất là văn hóa mỗi nước mỗi khác nhau rất xa. tiến nhanh tiến chậm khác nhau rất xa!
Thế thì cái người phán câu: Nhà giáo phải tiên đoán thời cuộc! Thời cuộc nào đây ??? Con cái, học trò ta có thể ra sống ở ngoại quốc, lấy người ngoại quốc... và làm những chuyện ta không thể tiên đoán được !!! Tôi lấy một thí dụ oái uăm là người Việt dạy con đạo Hiếu. Nhưng người Việt ở Mỹ ngày nay lại nói Đạo Hiếu là Điều Hão!

          Trời ạ! Tỷ giảo văn hóa không xong, tiên đoán thời cuộc trật lất, càng cố gắng càng sa vào mê lộ. Phải làm sao bây giờ bớ ông giáo dục?

          Nếu lại nói theo Phật “tùy thuận chúng duyên” thì khác nào bỏ mặc. Cả một đời lăn lộn với những tiếng văn hóa giáo dục, cuối đời đành theo Phật Pháp: Buông Xả !!!


1 comment:

Anonymous said...

Nhiệm vụ nhà giáo không phải tiên đoán thời cuộc mà chỉ truyền bá và bảo tồn những kiến thức căn bản, đạo lý làm người và đạo lý vào đời.
Ở một vài trình độ cao, nhất là về khoa học, nhà giáo vựa vào kinh nghiệm và kiến thức, có bổn phận đi tìm hướng đi mới cho ngành riêng của mình và công bố kết quá trong cộng đồng chuyên môn trên thế giới.
(Mỗi hai năm tìm không ra là có thể không có hợp đồng mới, như thầy viết).
Câu học trò Bắc Mỹ hay hỏi nhà giáo, và lắm khi không dễ trả lời nếu nhà giáo thành thật: học cái công thức nầy để làm chi vậy! Học trò vn hiền khô.