Friday, May 29, 2020

Cầu Soi Bóng Nước


_________________

Tùy bút của Hình Toàn 

Cầu đi bộ (qua đình Nguyễn trung Trực) - Photo by Jeluvtcc
 Trong bài viết trước có lần tôi mời các bạn về thăm quê tôi Rạch Giá miền tây nam bộ, một tỉnh nhỏ nằm ven bờ biển vịnh Thái Lan, một phần ranh giới giáp xứ chùa tháp, nay đã vươn mình ra biển lớn bằng khu lấn biển tạo thành khu đô thị mới không khác gì các thành phố Âu Châu 
         Mà khi xưa là một tỉnh nghèo có nhiều sắc dân người kinh người khờ me, người hoa sống bằng nghề ruộng rẫy và nghề đánh bắt hải sản ven bờ .
   Biển quê tôi không trong xanh như những vùng biển khác mà đục ngầu những phù sa và những dòng kinh lạch thì đục màu nước đỏ vì pha lẫn màu chàm 
Vì tỉnh Kiên Giang thừa hưởng một phần vùng U Minh thượng có rất nhiều cây tràm nên những miền trong vùng sâu vùng xa như miệt thứ An Biên, Xẻo Rô Tắc Cậu khi mùa nước nổi dâng cao nước sông đục ngầu, múc lên đựng trong lu thì phải lóng phèn đến ngày sau nước lắng xuống mới có nước trong mà nấu ăn tắm giặt (đó là những dòng sông ở cuối hạ nguồn của dòng Mekông)
      Tôi biết điều này vì có một lần xuống thăm chế hai tôi dạy học ở Xẻo Rô, muốn đến Xẻo Rô tôi, phải đi một đoạn xe vào Rạch Sỏi hoặc Minh Lương rồi mới đi đò qua sông Cái Lớn, lúc đó chừng mười lăm mười sáu (nói thiệt các bạn đừng cười lúc nhỏ tôi ít đi xa ngoài cái cù lao nhỏ bé của tôi nằm giữa hai cây cầu đúc và cầu chợ cá, ngày hai buổi đi học NTT tôi mới qua cầu cá và chiều xách xe đạp chạy qua cầu đúc tới cổng Tam Quan, ít khi nào đi xe nên đi xe lam bốn bề gió lộng mà có khi cũng cho chó ăn chè, còn xuống đò qua sông Cái Lớn. Ôi ! Trời nước mênh mông lòng tôi luôn lo sợ (vì lúc ấy tôi không biết bơi nên xuống đò là tui sợ)

     Cuộc đời tôi sống quanh quẩn với tỉnh nghèo hai mùa mưa nắng nhưng được thiên nhiên ưu đãi vừa có biển vừa có sông núi ruộng đồng, nên có nhiều tàu đánh cá có những người làm giàu cũng nhờ nghề “bà cậu” này. Nhưng những người có chồng có người thân làm nghề ngư phủ thì trái tim theo từng cơn  sóng, có ra khơi mới biển biết thế nào ? Nó không hiền hoà và đẹp đẻ như những người đi tắm biển ngắm nhìn, người thích biển thì bảo rằng biển nên thơ biển hữu tình, mỗi cuối tuần đi tắm biển nằm phơi mình tắm nắng rám màu da 
     Còn dân quê tôi ra biển vì miếng cơm manh áo, nắng mưa nắng gió làm  sạm màu da để kiếm đồng tiền, mùi nước biển hoà tan cùng mồ hôi và nước mắt, có những giọt lệ của những người có chồng kéo lưới ngoài khơi, có những buổi chiều dõi mắt ra biển ngóng tin chồng, những bàn tay chai sạn vì kéo từng mẻ lưới nặng cá tôm, có ai hiểu được nhọc nhằn của người dân miền biển 
      Nếu đi ngược vào miền vườn đồng ruộng thì ngoài việc trồng lúa người dân còn làm rẩy trồng thêm cây trái mà nhiều nhứt là người Tiều ở vùng Tắc Cậu thì lên liếp trồng khóm, khóm Tắc Cậu nổi tiếng vị ngọt vì nước có nhuộm mùi phèn, trời cũng ưu đãi dân nghèo, mất cái này thì được cái khác, chớ đất phèn thì làm ruộng không được, ngoài ra còn núi đá vôi ở Hà Tiên, khai thác hơn nửa thế kỷ đến nay vẫn còn tồn tại, nếu các bạn đi Hà Tiên chắc cũng có lần đi ngang nhà máy xi măng Hà Tiên (một loại vật liệu xây dựng). Và đã đến Hà Tiên thì đừng quên đặc sản của vùng này đó là : 
⁃ Trái thốt nốt (đường thốt nốt, bánh thốt nốt) 
⁃ Gỏi cá trích 
Ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên 

   Nay sau mấy mươi năm quê tôi đã lột xác thay da đổi thịt vươn mình sánh bước với đời, nếu các bạn đến thử một lần chắc sẽ không ngờ, một cô gái tay lắm chân bùn giờ như nàng tiên cá vươn mình ra biển 

    Bờ biển Rạch Giá từ ngay cầu đúc chạy dài đến Rạch Sỏi giờ xáng múc đất phát triển thành khu đô thị có khu du lịch Phú Cường, nhiều nhà hàng khách sạn cao cấp mọc lên, bây giờ mọi sinh hoạt hội hè mừng Xuân đều diễn ra nơi đây. Con đường Lâm Quang Ky ngày xưa im bóng và buồn tênh giờ cũng trở nên nhộn nhịp, hãy cùng tôi dạo chơi một vòng Rạch Giá từ khu du lịch Phú Cường khu đô thị mới với những căn nhà hoặc chung cư cao cấp hỏng thua gì nước ngoài và những chiếc cầu nối dài từ bờ bên này bến cảng sang tận đình thần Nguyễn Nguyễn Trung Trực như :
        ⁃ cầu 3 tháng 2 
⁃ Cầu cống nước mặn
⁃ Cầu đi bộ (qua đình NTT) pho to bởi Jeluvtcc 
Cầu này nối dài ngay góc đường Hoàng Diệu và bến Bạch đằng (ngư cảng cũ) với bờ sông đường Nguyễn công Trứ đi thẳng qua đình Nguyễn Trung Trực, chiếc cầu với 1/2 vòng cung, nửa in dưới nước, nửa trên mặt đường một tấm hình rất nghệ thuật. 
Tất cả đều đô thị hoá .... và những con đường đã bị đổi tên, làm những kẻ xa quê về thăm phố thị, bạn bè không còn được mấy người nên :

Giờ thì cảnh cũ còn đâu 
Chợ không còn đó người xưa đâu rồi 
Trở về thăm lại chốn xưa 
Sao nghe lạc lõng chính quê hương mình 


Hình Toàn

3 comments:

trường tôi said...

Hồi đó sau năm 75 tui và mấy đứa bạn hay rủ nhau đạp xe ra sân vận động ngồi nhìn mặt trời lặn mong có một ngày ca khúc ra khơi...
Ra khơi...Thấy lòng phơi phới, thấy tình thế giới
Thấy mộng ngày mai,thấy niềm tin mới...
Người vượt biên

Phieu Tran said...

Ngày nay trở lại Quê Nhà
Ôi Chiêu Dương Quán mặn mà còn đâu
Hải Thiên, Phú Sĩ phai mầu
Năm Khìl, Anh Xía, cây Cầu Sông Kiên !

Phieu Tran said...

“Đứa Con Vong Quốc”

Nhớ ngày Đất Nước điêu linh
Chậm chân phải xuống U Mình đốn tràm !
Vợ hiền xót phận đành cam
Ngoài giờ Dạy Học; đảm đang Con khờ !

Ba năm thâm thẩm đợi chờ
Được ân mưa móc; thẫn thờ về Quê
Cuộc đời Lính Ngụy thảm thê
Tìm đường xa xứ; bỏ bê Gia Đình

Trời thương rủ chút ân tình
Chồng Con đoàn tựu; lưu linh Xứ Người
Khi vui chẳng trọn câu cười
Nhớ về Đất Mẹ; mấy mươi xa lìa !

Trần Phiêu