_________________
HÀ MỸ NHAN
Bạn bè trong bót Vĩnh Lạc thấy
ba tui hiền lành mà nhát gái quá đổi nên tới gần ba chục tuổi đầu mờ chưa
có vợ , trong khi cùng trang lứa họ có con 5, 6 tuổi rồi. Không biết bác Mười
Đô bày kế sách chi mà ba chịu liền. Hàng ngày má tui đi chợ với chị người ở đội
thúng theo kế bên. Đợi má đi ngang bót bác Mười Đô gái đi ra giả bộ vô tình gặp
má :
- Cô ba đi chợ sớm dữ
hen !
- Dà, đi sớm dìa sớm nấu
ăn cho kịp ở nhà dí thầy thợ ăn , chị Mười.
- Bà Hai đâu hổm nay ít
đi chợ dị cô ba ?
- Dạ, má tui ở nhà coi
chừng đốc hối sắp nhỏ làm công chiện nên lóng này tui đi chợ không hà chị Mười.
- Tui tính nhờ cô ba một
chiện...
- Dạ, chiện chi chị Mười..
Bác Mười gái đẩy đưa :
- Là như dì .... Hổm rày anh
Ba Phú á, bị ảnh chưa có vợ nên hổng ai giặt ủi đồ cho ảnh. Anh nhờ tui giặt ủi
dùm rồi tới tháng ảnh cho tiền sắp nhỏ ăn hàng. Ngặt tui hông có bàn ủi. Tính hỏi
cô ba có thì cho tui mượn ủi đỡ. Rồi tui mót mót đủ tiền tui mua cái bàn ủi
.. mà .. ngại hổng dám hỏi cô ba..
Má nghe rồi cười..
- Dà... Ở nhà tui có tới
2 cái. Để tui đi chợ dìa rồi kêu sắp nhỏ đem qua cho chị mượn.
- Ý .. để tui qua lấy.
Khỏi mắc công người làm. Cám ơn cô ba hết sức..
- Dạ hổng có chi đâu chị
Mười. Chòm xóm mờ..
Lúc đó ở ba tui đang ở trong nhà bác
Mười Đô núp sau cánh cửa dòm ra hổng biết 2 người nói giống gì mờ người nói ,
người gật coi mòi vui vẻ lắm.
Đợi Bác Mười gái vô
ba hỏi:
- Sao rồi chị Mười ?
Bác Mười gái cười cười :
- Êm rồi, Anh cứ y như
sách tui đưa ra. Bảo đảm có lý đó nghen.
Ba đỏ mặt ,gãi đầu:
- Không biết cổ hiểu lầm
chắc chết!
- Chết giống gì mờ chết
nà... mình ngõ lời đàng hoàng chớ có nói bậy bạ chi đâu mờ anh lo.!
Một lát đợi má tui đi
chợ dìa, Bác Mười gái phóng cái rột ba chưn bốn cẳng tới nhà ông ngoại , nghe
chó sủa om trời bà ngoại tui lên tiếng:
- Đứa nào ra cổng coi
có ai mờ chó sủa dữ bây!
- Dạ có chị
nào kiếm cô ba đó bà Hai.
Má tui đang dưới bếp coi người làm nấu
cơm liền chạy ra:
- Chỉ kiếm con đó má .
- Kiếm bây chi?
- Dạ chỉ mượn cái bàn ủi.
- Ợ.. Dị lấy cho cổ mượn
đi con.
Má kêu chị ở lấy bàn ủi đưa cho Bác
Mười gái. Bác cám ơn rồi chào bà ngoại với má tui về.
Ngày sau , canh lúc ăn
cơm trưa xong cả nhà ngoại tui nghỉ trưa bác Mười xách cái bàn ủi qua trả. Nghe
người làm nói má tui đương nằm đưa võng ở sau chái bếp bác vòng ra hè lội tuốt
đằng sau nhà :
- Chèn ơi, Trưa gió sau vườn
thổi vô mát quá hé cô ba.
Má lật đật ngồi dậy.
- Ủa chị Mười..
Bác Mười tay
cầm cái giỏ đệm sà xuống ngồi kế bên má :
- Tui đem bàn ủi qua trả
cho cô ba nè.
- Gấp chi mờ trả dị chị.
Để xài vài bữa trả cũng được.
- Dạ , trả rồi chừng
xài tui mượn..
Rồi bác cười cười, hạ giọng nói nhỏ
:
- Cô ba ơi, Cô coi trong
cái bàn ủi có gì ai gởi cho cô nè.
Má tui chưng hững:
- Ụa, ai gởi gì cho tui
dị chị ? Mờ sao để trong bàn ủi ?
Bác Mười gái cười:
- Ậy, để tui dìa rồi cô
hả coi nghen, chiện bí mật nghen cô ba, thôi tui dìa. Cám ơn cô ba nhiều lắm.
Thì ra bác Mười gái giả
bộ mượn bàn ủi để có cớ đem trả . Trong bàn ủi là là thơ của ba tui đã thức
trắng đêm trường viết ra . Ba tui cả ngày hôm đó đứng ngồi hông yên , bụng dạ
như đánh lô tô.. đêm thù trằn trọc lăn lộn hoài không ngủ. Trông chơ trời mau
sáng đặng biết tin của Má
Sáng hôm sau bác Mười gái cũng hồi hộp
lắm.. bác chực hờ sẵn ngay cổng bót Vĩnh Lạc đợi ná tui đi chợ . Từ xa bác đã
thấy bà ngoại tui dí chị người ở đội thúng đi tới. Bác Mười hơi nhót ruột nhưng
cũng ráng gồng mình đi tới hỏi :
- Ủa, cô ba bữa nay hông đi chợ
hé Bà Hai?
- Hồi tối nó nhức đầu ,
sáng nay mệt bên hổng có đi.
- Dà, cho con gởi lời
thăm cô ba nghe Bà Hai.
- Ùm,,, thôi tui
đi chợ đa.!
Bác Mười phóng ngược vô bót, ba tui đứng
lên liền :
- Sao chị ?
- Cổ bịnh rồi.
Ba chặc lưỡi..
- Hông biết mình có mạo
phạm gì tới người ta, rồi người ta giận chắc chết luôn.!
- Chắc cổ mắc cỡ. Người
ta con gái mờ..
Má tui sau khi đọc bức thơ của ba tui
gồi mặt nóng bừng, lòng phân vân vừa vui vừa sợ. Ông ngoại tui khó lắm . Ngoại
mà biết là tiêu. Lời trong thơ mộc mạc nhưng chân tình. Mà người này má tui
cũng biết nhưng chưa chào hỏi lần nào. Gương mặt sáng sủa khôi ngô, dáng
người thanh nhã. Nghe nói rất hiền mà kén vợ lắm đa. Cả đêm đó má cứ thao thức,
lâu lâu đem thơ ra đọc. Rồi suy nghĩ sang nay đi chợ rũi gặp mặt chắc mắc
cỡ chết luôn.. thôi , nói láo là nhức đầu cho khỏi đi chợ.
Ba tui không nghe trả lời
trả vốn gì hết tam sầu bạch xác bỏ ăn bỏ uống ốm nhom. Bác Mười gái cũng rầu hổng
thua gì ba tui. Bác Mười Đô trai chọc :
- Má mầy mần quân
sư quạt mo cho thằng Phú kể như trật đường rầy xe lửa rồi đa.
Bác Mười gái nạt:
- Cha đừng có dô diên
quá nghen. Cái miệng cha ăn mắm ăn muối không hà. Chiện tình duyên mờ ông mần
như đi chợ . Lựa đại con tép con tôm rồi mua hà.. cái gì cũng từ từ chớ. Chời
ơi, ngừ ta đờn bà con gái , bộ thấy trai cái tươm tướp sao. Hồi đó ông cũng đi
qua đi lợi cái bến đò của tía tui mòn 5, 7 đôi guốc, rồi giả bộ qua đò ngồi
mòn cũng 8 cái đít quần mới cứi được tui ông quên rồi ha!!
( Tía của Bác Mười gái
làm nghề chèo đò. Nhưng ông tu nên đưa người qua sông mần phước chớ không lấy
tiền. Ông ăn chay trường , vợ mất sớm ở dị nuôi con. Buổi nào ông nghỉ thì bác
Mười gái chèo thế ông )
- Xời ơi, hồi đó bà thấy
tui bước xuống xuồng là mừng quính hết, chèo lóng ngóng muốn cóng tay. Đâm bên
này, quẹo bên kia thì có..' - Bác Mười trai chống chế.
Bác Mười gái trề môi:
- Hứ, đâm cái cù loi tui
nè. Biết dị hồi đó tui đạp ông lọt xuống sông cho uống nước đã luôn..
- Khà khà khà.. Má nó đạp
tui lọt xuống sông thì bi dờ đâu có con Hưu cũng phì cười theo.
Mấy ngày sau nữa bác Mười gái
thấy má tui đi chợ thì mừng húm. Nhưng đằng này lại đi 1 mình hổng ai đi theo.
Má cầm cái giỏ tre thiệt bự đi ngang mà không dám nhìn vô bót. Tay thì kéo nón
lá che nghiêng hết khuôn mặt. Bác Mười dễ gì để lỡ cơ hội , bác bước theo
má hỏi lớn:
- Cô ba bịnh hổm nay ,giờ
khỏe đi chợ hén cô Ba?
Má giựt mình thấy bác Mười đi sau
lưng.
- Dà, tui khỏe rồi chị
Mười.
- Con Tư đâu hông theo
xách giỏ tiếp cô ?
- Má chỉ bịnh, chỉ xin
dìa thăm ít bữa.
Bác Mười bước mau lên đi kế bên má,
giọng nhỏ nhẹ :
- Cô Ba đừng buồn tui
nghe . Tui thấy anh Phú ảnh thuơng cô mờ hông dám nói nên tui giúp ảnh. Hổm rày
ảnh buồn vì sợ cô giận nên hổng ăn uống chi ráo nên ốm nhom ốm
nhách.
Má tui e thẹn lí nhí:
- Dị sao, tui có giận
chi đâu. Tại bất tử nên tui khó nghĩ quá .Chớ tui đâu dám chê bai ảnh. Mà
sao ảnh lo chi cho bịnh dị chị Mười!
- Ảnh mờ nghe cô Ba nói ảnh
mừng lắm da. Thôi tui có ý này, cô Ba dìa nhà viết vài chữ hồi cho anh
Phú cho ảnh yên bụng. Chớ hổm rày ảnh sợ mạo phạm cô nên ảnh lo.
- Dị .. tui thấy ngại
quá chị Mười..
- Ậy, mình đàng hoàng mờ
ngại chi nà. Coi như cô mần ơn hen cô ba. Rồi trưa trưa tui qua mượn bàn ủi,
cô để lá thơ trong đó, phủ than lên hổng ai biết đâu..
Má tui còn đang dùng dằng thì
bác Mười nói:
- Thôi.. tui dìa nấu
cơm hen . Dị nghe cô Ba..
Rồi bác Mười quay lại dông tuốt
trong khi ná tui đứng như trời trồng...ờng..hahaha.
Ba tui đang rầu mờ nghe 2 ông bà cãi
nha
6 comments:
Của MNH gởi cô nè
Cám ơn cô Tố Lang trang lyhuong rachgia và bạn hiền Kim Trúc Phùng làm nhịp cầu nối những bờ vui..❤❤❤
Tui phái nhứt giọng nói miền nam của Bác Mười gái thật thà, chất phác nghe sao dễ thương quá !
Lần này hỏng biến mất, cám ơn Ông Địa
Người khấn nguyện
Ông Đạo Quang ơi, Vô đọc truyện dài nhiều tập của HMN kìa! hú...hú..u..khà khà... HTX
Rinh dô rồi nè bạn Trường tui ơi
Envoyé de mon iPad
Le 13 janv. 2018 à 12:37, Ngoc a écrit :
Get Outlook for Android
From: Ngoc
Sent: Friday, January 12, 2018 9:58:59 PM
To: trường tôi
Subject: Re: [tha hương] New comment on KÝ ỨC TUỔI THƠ CỦA TUI... (tiếp theo).
Cô 5 ui ! Lần này Anh Gu Gồ canh cửa ảnh lại biến mất còm của tui rùi...nhờ cô rinh vô TH dùm. Tại hạ xin đa tạ đợi khi nào trúng số sẽ chia cho1 ít xài đỡ khà kkk 😄😄
Get Outlook for Android
From: trường tôi
Sent: Friday, January 12, 2018 9:52:36 PM
To: ngoc
Subject: [tha hương] New comment on KÝ ỨC TUỔI THƠ CỦA TUI... (tiếp theo).
trường tôi has left a new comment on the post "KÝ ỨC TUỔI THƠ CỦA TUI... (tiếp theo)":
Ông Đạo Quang ơi, Vô đọc truyện dài nhiều tập của HMN kìa! hú...hú..u..khà khà... HTX
Posted by trường tôi to tha hương at January 12, 2018 at 7:52 PM
Thiệt tình là
Cô HTX giống bác Mười gái hết sức . Thiệt là mèo khen mèo dài đuôi
Post a Comment