Monday, December 7, 2015

H Ô Ì


 

___________________

Bạn Láng Giềng



Có qua có lại mới toại lòng nhau. Bánh ít (sáp) đi, bánh qui lại. Không có vụ tình cho không biếu không. Không có vụ tráng sĩ ra đi hề không có ngày trở về. Ra đi nhứt định phải có ngày trở về. Có ly hương phải có ngày hồi hương.
Hồi xửa, hồi xưa các tiểu thư con nhà khuê các, thế kiệt trâm anh, các công tằng tôn nữ, trước ngày được các Vương Tôn công tử rước về dinh, đều được cha mẹ tặng cho một cái tráp trong đó đựng đủ thứ nữ trang, ngọc ngà châu báu, trân châu mã não ngọc diệp. Cái tráp quả là cả một gia tài dành cho các tiểu thư về nhà chồng. Gia tài nầy một phần là sính lễ của nhà chồng, một phần là của cha mẹ cho. Chàng rễ đem bao nhiêu nữ trang qua nhà gái thì cô dâu đem về nhà chồng bấy nhiêu còn thêm một số nữ trang của cha mẹ vợ nữa, gọi là của HỒI MÔN. Hồi môn là của trở về nhà, bên đàng trai đâu có lỗ lã gì, bên đàng gái thách bao nhiêu cứ vui vẻ làm theo lệnh, tội tình gì phải nổi nóng lên làm cho nhiều đôi trẻ lắm khi phải bẽ bàng duyên phận. Có đi có lại mới toại lòng nhau là vì vậy!


Ly và hồi mới nghe qua như tương khắc với nhau, như nước với lửa nhưng thực ra Ly và Hồi tương ứng với nhau. Ra đi để nhiều buồn bã cho người ở lại, trở về đem lại nổi vui mừng chung cho kẻ ở người đi. Một đoàn quân ra đi chinh chiến khiến cho nước mắt chinh phụ chảy cạn dòng, cho tới khi đoàn quân hát khúc Khải hoàn trở về, lệ đổ của chinh phụ trở thành lệ mừng mừng tủi tủi.
Bởi vậy cặp nào chịu cay đắng mùi đời quá nhiều, gặp nhau thì đem bao nhiêu chuyện đau thương ra rĩ rã bên tai suốt ngày, suốt đêm hãy thử giải pháp Ly-Hồi sẽ thấy cuộc đời sao mà hạnh phúc quá!
Một tuần trước đây, hàng đàn ngổng trời, hải âu lần lượt tung cánh rời khỏi Mộng Lệ An rét mướt để trở về miền nắng ấm. Cuộc hành trình cả ngàn cây số đầy mệt nhọc, tiêu phí cả sức lực tích trử suốt mùa hè cũng chỉ là tìm một con đường sống cho cả một thế hệ. Bộ não của mấy loại chim thiên di nầy không thua gì máy vi tính tối tân hiện đại. Tất cả các cuộc di chuyển đều được chương trình hoá. Khi thấy thức ăn càng ngày càng giảm, càng khó kiếm, ngày càng ngày càng ngắn, nhiệt độ càng ngày càng xuống thấp, ánh sáng mặt trời càng ngày càng hiếm hoi thì các hormone sinh tồn trong tế bào báo động phải cất cánh bay đi. Trong khoảnh khắc, từng đoàn chim trong bốn phương trời vỗ cánh tung lên trời cao để cho khách lử thứ phải ngơ ngẩn, hụt hẫng, mất mác. Một khi bay lên mỗi đoàn đều có một con chim đầu đàn hướng dẫn, những con chim khác nối đuôi bay sau theo hình chữ V. Bay theo thể hình nầy, cả đoàn đều tận dụng sức gió của đôi cánh đập của các con chim trước để nhẹ nhàng lướt gió không cần dùng sức. Khi con chim đầu đàn cảm thấy yếu sức, nó liền lui ra phía sau; lập tức một con chim khác ra thế chỗ. Cứ lần lượt như thế, các con chim đầu đàn vừa bay vừa tìm phương hướng qua từ trường của trái đất, vị trí của các ngôi sao và mặt trời, cùng các mùi hương và vị trí đồi núi sông ngòi để đưa cả đoàn tới nơi tới chốn mỗi năm không sai một ly nào cả. Những con ngỗng trời của Canada mỗi ngày có thể bay 1000 km, khi kết thúc cuộc hành trình sức nặng của chúng có thể bị mất hơn phân nửa. Suốt mùa hè chúng ở rải rác khắp các tỉnh bang Canada và mùa đông chúng bay về miền Tây Nam nước Mỹ. Chúng ở đâu thì bay về ở đó, từ đời nầy sang đời khác, trừ khi bị loài người dành chỗ. Ở Mỹ hay ở Canada chúng đều sinh sôi nẩy nở và những con ngỗng già nua cũng bỏ xác lại ở hai nơi nầy. Như vậy mỗi lần rời Mỹ để trở về Canada hay ngược lại, mỗi đàn ngỗng đều có cả hai thế hệ trẻ và già. Thế hệ già sinh ở Mỹ sẽ dẫn đám ngỗng sinh ở Canada về Mỹ. Tới Mỹ, đám ngỗng sinh ở Canada sẽ gầy một đàn con rồi sẽ dẫn chúng về quê hương đất tổ. Nhờ vậy mà đám ngỗng ly hương rồi hồi hương, hồi hương rồi ly hương. LY và HỒI chẳng những tương ứng mà còn tương đồng nữa. Sự tương đồng nầy là nhờ thế hệ già biết chăm sóc dẫn dắt thế hệ trẻ.
Con ngỗng ở trên không trung biết tìm về nơi sinh đẻ thì ở dưới nước cũng có một loại cá cũng biết tìm về nguồn cội, đó là cá HỒI.

Cá hồi sinh nở ở sông rồi theo sông ra biển sống cho đến khi trưởng thành mới tìm về đúng nơi sinh để truyền giống.
Có 2 loại cá hồi: cá hồi sống ở biển Thái Bình Dương và cá hồi sống ở Đại Tây Dương. Cũng là cá hồi nhưng hai loại nầy có cá tính khác nhau.
Cá hồi Thái Bình Dương không biết có phải nhuốm tính quân tử Tàu hay không mà sau thời gian vùng vẫy rong chơi ngoài biển cả bổng nổi máu anh hùng kéo rốc cả đàn từ bốn phương, tám hướng ào ào lướt sóng vượt bao gian nguy để về con sông đã cưu mang lúc mới sinh. Trước khi vào cửa sông, cả đàn ngoảnh mặt nhìn biển cả thề rằng: ta như tráng sĩ Kinh Kha một ra đi hề không bao giờ trở lại, từ biệt mi. Đàn cá hồi nầy không đi hành thích Tần Thuỷ Hoàng mà đi làm một nhiệm vụ rất đặc biệt: bảo tồn nòi giống. Con đường thập tự giá từ biển đến sông tuy rộng mênh mông bát ngát nhưng không hề nguy hiểm chỉ phải hy sinh vài mạng sống cho đám ác ôn, côn đồ háo đói cá mập, cá xà... Còn con đường từ cửa sông đến nơi chôn nhau cắt rún mới thật nhiêu khê. Bắt đầu từ cửa sông, cả đàn bắt đầu nhin đói, cố gắng hết sức mình lội ngược dòng càng nhanh càng tốt. Suốt dọc con sông, biết bao nhiêu là cạm bẩy, nào lưới chặn, nào bẩy rập, nào ghềnh đá cheo leo phải phóng mình lên như cá hoá long. Qua được các  
các cửa ải nầy nước chỉ còn xâm xấp, cả đàn vừa lội, vừa lách vách đá. Các chú gấu lợi dụng tình thế phơi mình vẫy vùng bắn nước tung toé lên của đàn cá mà chăm chú chọn lựa con nào béo bở nhứt bắt lên chén tại chỗ. Càng gần nơi sinh đẻ, nước sông cạn dần, da của đàn cá từ từ đổi thành màu đỏ hồng. Bây giờ cá đực, cá cái (cá trống, cá mái), mới liếc mắt đưa tình không một chút thẹn thùng, không một chút nhúc nhác, không có mối tình câm, từng cặp, từng cặp lấp lánh màu đỏ chiếc áo cô dâu, vừa ve vản âu yếm, trìu mến, vừa dìu nhau tìm một bọng đá định tình để giao duyên. Sau khi thụ tinh, cá cái liền đẻ trứng, từ 2 ngàn đến 5 ngàn trứng mỗi cặp. Trứng chót vừa ra khỏi bụng, con cá hồi cái liền lật ngữa, thoi thóp cạnh kề xác con cá trống đã xuất hồn theo ông bà từ bao giờ.
Quá cảm động, quá thắm thiết, quá tình nghĩa của những đôi lứa cá hồi Thái Bình Dương. Chúng hy sinh cuộc đời ngay từ lứa truyền tinh đầu tiên, ngay từ ngày sinh sản đầu tiên. Chúng không ăn, không uống suốt chặn đường sông; chúng hy sinh vì tận sức, tận lực với một mục đích cao cả: bảo tồn nòi giống. Có hai ông bạn, một ông sau khi chứng kiến sự hy sinh đồng loạt của cá hồi ở một dòng sông thuộc tỉnh bang Vancouver của Canada đã thề không bao giờ ăn cá hồi nữa. Ông bạn khác, rất là nhút nhát, gặp phụ nữ không dám nhìn, viết thư tình không dám gửi, thích cô nào thì đứng sau hè len lén nhìn. Cu ky một mình qua đây chưa dầy một năm, anh ta làm cho tất cả mọi người đều ngạc nhiên quá đổi. Anh ta thay đổi đầm trắng, đầm đen như cơm bửa. Tò mò hỏi anh ta, anh ta khai từ khi qua bên nây đi chợ thấy cá hồi Thái Bình Dương rẻ quá, nên tuần nào cũng ăn cá hồi rồi tính hồi hộp, thẹn thùng khi đứng trước phụ nữ cũng biến mất...
Cá hồi Đại Tây Dương hoàn toàn khác hẳn. Đến lúc trưởng thành chúng cũng quay về Cố Quận, nhưng khi đến cửa sông, chúng thản nhiên quẩy đuôi vượt dòng thẳng tiến như những lực sĩ chạy Marathon. Thịt cá hồi Đại Tây Dương vừa ngon, vừa béo chứa nhiều Omega 3, nên dọc theo con sông người ta đặt đủ thứ bẩy rập để cá vào rọ. Vì vậy số cá hồi ĐTD tới được nơi chôn nhau cắt rún rất ít. Sau khi làm bổn phận cao cả để bảo tồn nòi giống, chúng cũng thản nhiên như người Ăng Lê bỏ mặc đàn con xuôi dòng trở về biển cả. Cứ như vậy đàn cá hồi ĐTD đi đi, về về.
Có thể ví cá hồi Thái Bình Dương là những chú cá anh hùng hy sinh để bảo vệ nòi giống; còn cá hồi Đại Tây Dương là những chú cá lảng tử giang hồ.
Các nước Mỹ, Nga, Chili...có cả một hệ thống nuôi cá hồi để đóng hộp. Chỉ có Nhật Bản không tốn tiền xây phòng thí nghiệm, không tốn tiền xây hồ thả cá, không tốn tiền nhân công chăm sóc đàn cá mà doanh thu tiền cá đóng hộp cũng tương đương mấy nước trên. Nhật lợi dụng tối đa tính Hồi Hương của cá hồi, họ xây những nhà máy đóng hộp ven sông. Nơi đây họ lựa chọn một số cá hồi làm giống rồi cho thụ tinh nhân tạo, cá nở ra sẽ xuôi theo dòng sông mà ra biển cả. Chúng tứ tán khắp đại dương sống cuộc đời phiêu bạt giang hồ cho đến khi trưởng thành. Nhờ vào khả năng tìm về chốn cũ bằng cách cảm nhận từ trường trong lòng đất, sự tuần hoàn của hải lưu mà lần mò về dòng sông xưa, bến đò cũ. Hơn nữa người ta còn đặt những thiết bị để giúp cá vào nhà máy càng nhanh càng tốt. Dưới dòng sông sát bên nhà máy, người ta đặt những thiết bị giống như ghềnh đá, cá lội đến đây bắt buộc phải phóng lên rồi rớt xuống một mạng lưới kết nối với một hệ thống dây chuyền của nhà máy. Cá hồi từ sông ra khỏi nhà máy thành cá hồi đóng hộp.
Đem cá tống nó ra biển, để nó tự lực cánh sinh, sống chết mặc bây, rồi thì những con còn sống tự động Hồi Hương tạo thành một nguồn tiền vô tận cho nhà máy.
Lối làm ăn gần như không vốn của mấy chú Lùn cũng được một nhóm côn đồ, ác ôn bắt chước. Có điều lủ nầy không thả cá mà thả người. Những người được thả ra ngoài biển nếu may mắn sống sót cũng tứ tán tha hương cầu thực. Đến khi cuộc sống ổn định, một số lớn trở thành cá hồi Đại Tây Dương đi đi về về, cống hiến bao nhiêu tiền bạc dành dụm vào hầu bao của chúng!


Cá hồi Thái Bình Dương quyết tử khi HỒI HƯƠNG.
Nếu cá hồi Đại Tây Dương có một chút dũng khí của cá hồi Thái Bình Dương thì sự HỒI HƯƠNG của đàn cá LY HƯƠNG sẽ hiện thục không mấy chốc!


BLG 

14 comments:

Anonymous said...

Ông Thầy ơi, cá nhịn đói không ăn thì ai cũng biết gồi, nhưng sao ông piết nó không uống nước dzị?
Haha ... Ông Thầy nói vòng vo một hồi gồi đá đít đám VC một cái ... quá đã. Chỉ hơi puồn một chút khi giật mình tỉnh ra ... Tui thuộc cá hồi Đại Tây Dương ... Chời ạ!

Lanh Nguyễn said...

Phải bái phục sư bá viết bài nầy quá độc đáo. Chim cá nầy, con nào tui cũng đớp hết. Mà hồi nào tới giờ hổng biết tụi nó cực khổ đề truyền giống như vầy đâu.

Tui thường chui đầu về Việt Nam hoài chắc cũng thuộc loại cá hồi Đại Tây Dương rồi.
Từ rày về sau hổng biết muốn đổi qua giống cá hồi Thái Bình Dương có được hông nữa...
Cám ơn SB đã đánh thức lương tâm của đệ tử...

Anonymous said...

Ông Thầy viết bài quá hay với nhiều công phu sưu khảo.
Đoạn kết là một cú Hồi Mã Thương trí mạng.
MVN

Anonymous said...

Ông thầy BLG là cá gì đây! Nam tiểu học

Unknown said...

Bài viết Hay quá thầy ơi , cám ơn thầy , hôm nay em biết được thêm 2 cá tánh đặc biệt của Ngỗng Canada và cá hồi TBD , ĐTD .

Anonymous said...


Hì hì cô học trò hát ông Thầy vồ tay, bây giờ tới phiên ông Thầy múa bút cô học trò lại xuýt xoa " hay quá Thầy ởi"
Như vậy là đều phải dậy hông pà con

Bạn TH

vđk said...

Ông thầy BLG là cá "Hồi Lạc Hồng" nên sử dụng tuyệt chiêu hồi mã thương qúa hay.

Lanh Nguyễn said...

Cá hồi (Salmon)

Thương thay số phận lủ cá hồi
Vừa mới chào đời đã cút côi
Một kiếp lênh đênh trên biển cả
Một đời lưu lạc phận nổi trôi

Nhớ nước trở về nơi sanh trưởng
Bềnh bồng sóng dữ chặn đường đi
Bẩy rập, lưới giăng đầy khắp nẻo
Đường về bít lối có còn chi

Thôi đành dựng lại thế hệ sau
Dù xác thân ta có đổi màu
Cá hồi cũng vẫn hồi quê cũ
Rủ nắm xương tàn mãi bên nhau...

Anonymous said...

CRD tui đã từng xem dòng sông tại Vancouver,chứa đựng một chuỗi trứng cá hồi.Nói là sông,sự thật chỉ là một dòng suôi chảy ngoằng ngoèo ở đầu nguồn.Muốn xem trứng cá hồi phải đi đúng thời gian,qua vài ngày trứng nở thành cá con đi đâu hết.
Đọc xong bài của thầy BLG tui mới biết có hai loại cá hồi và nhiều chi tiết thú vị.
Thế mới biết,tuổi đời càng cao,càng thấy mình dốt
Cám ơn BLG nh́e,chúc ông bạn sống lâu trăm tuổi để cho TH những bài viết thật giá trị

Lanh Nguyễn said...

Mấy hôm rày không thấy thầy CRD comment bài nào hết buồn ghê.
Sư Bá cho đệ tử mượn quán hỏi thăm thầy CRD và thầy Tạ Đoan.
Hai vị cho phép đệ tử xưng hô như thế nào?
Thầy TĐ có phải thanh tra tiểu học của Kiên Giang ngày xưa không?
Nếu phải thì đệ tử biết mặt rồi tuy là hồi xưa đệ tử chưa bị thanh tra kiểm soát lần nào hết.
Mà chắc thầy không biết mặt đệ tử đâu vì hồi đó đệ tử ở vùng sâu lặng kỷ lắm .
Sư Bá tui xuống chợ An Biên (Thứ Ba ) mấy lần mà cũng chưa thấy mặt tui nữa đó. LN

Anonymous said...


Chiêu Hồi Mã Thương chỉ có một người xử dụng được đó là La Thông trong truyện Tàu La Thông tảo Bắc. Chỉ với tuyệt chiêu nầy mà La Thông trở thành danh tướng. Ngoài ra có hai con vật cũng xử dụng tuyệt chiêu nầy, Đó là con rắn hổ ngựa, con rắn nầy da màu đen, ai rượt nó thì nó chạy,nếu đuổi nà quá nó phóng mình quay ngược lại làm một cú hồi Mã thương mổ liền, nếu tránh không kịp, cứu không kịp chỉ có nước đi chầu Diêm chúa.. Con thứ hai là con gà nòi. Con ga nòi nầy khi thả vào sàn đá, nó cứ chạy vòng vòng giống như ngày xưa sau khi chết 3 ngày người ta dẫn con gà đi vòng vòng quanh mã gọi là mở cửa mã để hồn người chết đi ra nên người ra gọi con gà nầy là con gà nòi mở cửa mã . Con gà nòi địch thủ của nó ở phía sau càng rượt , nó càng chạy nhanh. Chạy vài vòng tới khi thấy con gà địch thủ lơ đễnh nó liền quay lại phóng mình làm một cú hồi Mã thương đưa hai cái cừa có gắn thêm cựa bằng thép vào bầu diều của địch thủ, tội nghiệp con gà nòi địch thủ dảy đành đạch chết tức tưởi mà không biết lý do tại sao?
Cú hồi mà thương mà MVN và Vdk thương tình gắn cho tôi giống như cú hồi Mã thương của gà nòi mở cửa mã. Chờ thời cơ thuận tiện, địch lơ là làm một cú HỒI MÃ THƯƠNG khiến địch ngay đơ cán cuốc. Đàn gà nòi không còn mở cửa Mã nữa mà sắp hàng một, bước khúc quân hành HỒI HƯƠNG.
BLG

Anonymous said...

Lần nầy BLG lập được Giò Lái Bang, GLB đó nghe. Hay. Nam tiểu học

Unknown said...

Thầy BLG ơi , thiệt là mừng hé , hôm qua em đã thấy 50-60 con ngỗng vẫn còn là Đà nhỡn nhơ trên dòng sông ở đây , có nghĩa là thời tiết Montreal ấm quá , chúng nó chưa đi trốn lạnh , tuyết rơi là tổ trát .

Anonymous said...

Nếu nói về tuổi đời thì LN có thể gọi CRD là Sư Bá
Nói về sự hiểu biết thì CRD không dám nhận chữ SƯ,vì hậu sanh khả quí.
CRD cũng đang thắc mắc không biết Ta Doan là ai.