__________
Chân Diện Mục
Ước mơ gươm giáo sẽ được làm lưỡi cầy!
Ôi! Giấc mơ này rất dễ dàng thực hiện! Cứ việc bỏ gươm giáo vào lò, sắt
thép sẽ tan ra rồi dập rồi đúc thành lưỡi cầy! A ha! Quá dễ! Nói đã dễ làm còn dễ hơn!
Nhưng ai làm? Người đối với người là chó sói mà! Chó sói ăn no là đi kiếm mồi
liền! Kiếm để dành chứ (!) Sợ lúc đói sẽ không đủ sức chạy đi kiếm mồi! Vậy ta
phải đập chó sói khi nó đang ăn! Dã man quá phải không? Ôi! đối với chó sói mà ta lại nói chuyện nhân
nghĩa sao ???
Câu thơ trước đây:
Cõi đời trực thị dơ nanh
vuốt
Cơm áo không đùa với
khách thơ
Nên đổi lại là:
An lạc không đùa với
khách thơ
Vậy muốn an lạc thì phải diệt sói.
Nhưng e các nhà môi trường học lại phản đối! Mấy ông phán rằng: cứ để như vậy cho “cân bằng
sinh Thái” ??? Chuột phá hại mùa màng thì có rắn diệt. Rắn sinh sôi đầy đất thì
đã có những loài chim ăn rắn! Vậy ta cứ tọa hưởng kỳ thành sao? Ta cứ khoanh
tay rũ áo làm chủ muôn loài sao? Ấy chớ!
Nếu để chim cắt, chim diều ăn hết gà vịt ngan ngỗng và những loài chim (đáng
yêu) quanh nhà thì ta… lấy gì mà nhậu!!! A ha! A ha!
Cầu Phật, cầu Chúa có ích gì? Phải
bảo vệ xóm làng bằng súng đạn! Phải bảo vệ đất nước bằng hỏa tiễn! Kẻ thù đã
vào trước ngõ! Ngồi khoanh tay rũ áo nói chuyện suông, chuyện viển vông sao?
Yết Kiêu, Dã Tương đâu phải tỳ tướng, gia nô của Trần Hưng Đạo! Yết Kiêu là
chim ưng, Dã Tượng là thợ rèn!!! Xin hãy nghiên cứu lịch sử cho kỹ! Trần Hưng Đạo
làm sao thắng giặc? Phải rèn các chỉnh quân. Phải nung khí thế chống giặc! Đóng thuyền, rèn giáo, đúc trống đồng, thích
chữ Sát Thát để nâng khí thế giết giặc.
Trần Hưng Đạo đã trả
lời vua (vì vua muốn khoanh tay rũ áo, hàng giặc) rằng: Nếu nhà vua muốn hàng, xin
hãy chém đầu thần trước đã.
Lời than của Đỗ Phủ
là chuyện nhỏ
Cửa quan thịt rượu thối
Ngoài đường dân đói rét
Quan xa hoa cũng thường
thôi, dân thiếu thốn chẳng là chuyện lớn! Khi mất nước thì quan tàn bạo hơn!
Dân đau đớn hơn! Vậy khi nước đã đến
chân, khi lửa cháy mày, điều quan trọng nhất là vũ bị! Vũ bị là vũ đầy đủ, vũ để
phòng bị… không phải là vũ chiếm, vũ thôn tính, vũ bành trướng như kẻ kia!
Chữ Vũ trong Hán Tự
có chỉ một bên, qua một bên, nghĩa là ngăn việc can qua!!!
Tôi xin quí vị hãy
thay chữ vũ là chỉ qua bằng chữ Vũ Ngăn Hiếu Chiến, Bành Trướng.
C.D.M.
No comments:
Post a Comment