______________
Nguồn:Từ Sáng Tạo
Hans Christian Andersen
Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng kể lại truyện cổ tích Đan-mạch Cô bé với những que diêm của Hans Christian Andersen.
Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng kể lại truyện cổ tích Đan-mạch Cô bé với những que diêm của Hans Christian Andersen.
Trời lạnh ngắt, tuyết rơi đều và trời bắt đầu tối; đây
cũng là chiều cuối năm, tối giao-thừa. Giữa cảnh giá lạnh lẽo tối tăm này một
cô bé đang đi ngoài đường đầu trần, chân đất. Đúng rồi, trước đây lúc ra khỏi
nhà bé đã đi giầy, nhưng có hơn gì đâu? Đó là đôi giầy quá rộng mẹ bé đã dùng,
thật là quá rộng. Rồi bé cũng mất luôn lúc băng qua đường vì lúc đó có 2 chiếc
xe vụt qua nhanh kinh khủng. Một chiếc giầy mất luôn không sao tìm lại được,
còn chiếc kia thì một thằng nhỏ cầm lấy chạy biến đi và còn bảo là có thể dùng
làm nôi cho trẻ con được khi nào nó có con!
Thế là cô bé phải đi chân trần, đôi chân mới đầu thấy ửng
đỏ lên rồi xám đi vì lạnh. Trong chiếc áo choàng cũ kỹ bé để những que diêm,
tay cầm một mớ khác. Cả ngày chẳng ai mua cho bé mà cũng chẳng có ai cho lấy một
xu nhỏ. Bé đi lang thang vừa đói vừa lạnh dáng thật thiểu não, tội nghiệp. Những
bông tuyết rơi lên mái tóc vàng và dài của bé, mái tóc cong cong ở chỗ cổ thật
đẹp, nhưng bé đâu có tâm hồn để nghĩ đến chuyện này. Ánh đèn chiếu ra từ những
chiếc cửa sổ, rồi mùi ngỗng quay ngào ngạt toả ra cả ngoài đường phố; tối
giao-thừa mà. Đúng thế, bé đang nghĩ đến Giao-thừa!
Bé ngồi xuống, thu mình co ro ở một góc khuất giữa hai
toà nhà, chỗ một cái nhô nhiều ra phố hơn cái kia, bé ngồi, nhưng như thế hoá
ra càng lạnh. Về nhà thì bé không dám rồi vì đã không bán được que diêm nào cả
nên chẳng được lấy một xu, chắc chắn bé sẽ bị bố đánh. Vả lại ở nhà cũng lạnh,
gia-đình bé đúng là chỉ có một chiếc mái nhà trên đầu, còn thì gió vẫn thổi vào
dù bao nhiêu lỗ thủng lớn nhất đều được nhét đầy rơm và giẻ rách. Đôi tay tý
xíu của bé đã bị cứng đờ vì lạnh. Ồ, chắc một que diêm sẽ làm đỡ cóng! Giá bé
được phép lấy chỉ một que thôi trong bó diêm ra, quệt mạnh vào tường để sưởi
cho những ngón tay được ấm!
Bé rút một que diêm ra. Quệt! Nó loé lên, bừng cháy đẹp
tuyệt! Khi cong tay lại để che, bé thấy đó là một ngọn lửa tươi vui ấm áp tựa
như một tia sáng nhỏ, một tia sáng nhỏ thần diệu. Bé thấy như mình ngồi trước một
lò sưởi bằng sắt với những chân bằng đồng sáng choang với một cái nắp cũng bằng
đồng; lửa cháy dễ chịu quá, sưởi ấm quá. Nhưng kìa, sao vậy nhỉ? Khi bé duỗi
chân ra để sưởi thì ngọn lửa nhỏ vụt tắt. Lò sưởi biến đi, bé ngồi đó bên đường
với khúc diêm cháy dở trong tay.
Que diêm thứ hai lại được bật lên bừng cháy, sáng rỡ
ràng. Khi ánh diêm chiếu đến bức tường bỗng nhiên bức tường trở thành trong suốt
như một tấm màn mỏng: bé nhìn thẳng vào được tận trong căn phòng ở đó bữa tiệc
được bày trên chiếc bàn khăn phủ trắng toát với những bát đĩa bằng sứ tuyệt đẹp,
rồi mùi ngỗng chiên nhồi táo và mận khô toả ra thơm ngào ngạt. Thú vị hơn nữa
là con ngỗng lại nhảy từ đĩa xuống, núng nính đi trên nền nhà với muỗng nĩa cắm
trên lưng đến thẳng chỗ bé, cô bé nghèo nàn, tội nghiệp. Bỗng que diêm vụt tắt
để trơ lại bức tường dầy đặc lạnh lẽo.
Bé đánh một que diêm nữa lên. Bé đang ngồi đây dưới cây
thông Giáng-sinh rực rỡ, lớn hơn và cũng được trang hoàng đẹp hơn cả cây
Giáng-sinh bé đã thấy qua cửa kính nhà ông phú thương vào lễ sinh-nhật năm
ngoái. Ngàn vạn tia sáng cháy trên những cành thông xanh và bao nhiêu hình ảnh
đủ màu cúi xuống nhìn bé, những hình vẫn dùng để trang hoàng các cửa hàng. Bé
dơ tay lên cao như đón lấy thì que diêm vụt tắt. Những ánh sáng Giáng-sinh càng
ngày càng bay bổng lên cao, bé thấy bỗng nhiên chúng trở thành những vì sao
lóng lánh. Một trong những vì sao rơi xuống làm thành một vệt lửa kéo dài trên
nền trời.
“Có ai vừa chết”, bé thì thầm, vì Bà của bé, người độc nhất đã tốt với bé nhưng cũng mất rồi, từng bảo là khi một vì sao rụng là có một linh hồn lên với Thượng-đế. Bé lại quệt một que diêm nữa vào tường, lửa bừng sáng chung quanh và bà của bé đứng giữa vừng sáng đó, rõ ràng, rực rỡ, dịu hiền và thần thánh.
“Bà ơi!” Bé kêu lên: “Cho cháu đi theo với! Cháu biết rồi, diêm mà tắt là bà cũng biến đi như chiếc lò sưởi ấm áp, như con ngỗng quay thơm phức với cây Giáng-sinh thật to và đẹp tuyệt vời kia!”.
“Có ai vừa chết”, bé thì thầm, vì Bà của bé, người độc nhất đã tốt với bé nhưng cũng mất rồi, từng bảo là khi một vì sao rụng là có một linh hồn lên với Thượng-đế. Bé lại quệt một que diêm nữa vào tường, lửa bừng sáng chung quanh và bà của bé đứng giữa vừng sáng đó, rõ ràng, rực rỡ, dịu hiền và thần thánh.
“Bà ơi!” Bé kêu lên: “Cho cháu đi theo với! Cháu biết rồi, diêm mà tắt là bà cũng biến đi như chiếc lò sưởi ấm áp, như con ngỗng quay thơm phức với cây Giáng-sinh thật to và đẹp tuyệt vời kia!”.
Rồi bé vội vàng đánh hết cả bó diêm còn lại, vì bé muốn
nhất định giữ bà lại. Những que diêm bừng cháy lên thật rực rỡ, sáng hơn cả ánh
sáng giữa ban ngày. Chưa bao giờ bà lại đẹp phúc hậu như thế, lại lớn như thế.
Bà bế bé vào lòng, hai bà cháu bay trong vẻ rực rỡ và tươi vui, cao lên, cao
mãi. Rồi chẳng còn lạnh lẽo, đói khát, sợ hãi nữa, hai bà cháu đang ở cùng Thượng-đế.
Vào buổi sớm tinh sương rét mướt, ở một góc phố cô bé
còn ngồi đó, má đỏ hồng với nụ cười trên môi, bé chết vì lạnh vào buổi chiều cuối
năm rồi. Sáng tân niên đã về qua cô bé yên giấc ngàn thu ngồi bên những que
diêm, trong số đó có một bao dùng gần hết. Người ta bảo nhau, chắc bé muốn đánh
diêm lên sưởi cho ấm. Nhưng không ai biết được bé đã thấy những cảnh đẹp gì và
đã cùng bà đi vào niềm vui của năm mới ra sao.
Hans Christian Andersen
Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng kể lại
Nguồn: Dịch giả gửi
Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng kể lại
Nguồn: Dịch giả gửi
No comments:
Post a Comment