_____________
Cố Đô Huế |
A Ha
! Một đề tài hấp dẫn !
Trên thế giới , nước nào cũng có
một nơi cho ông Chúa ở . Có khi ở lâu , có khi ở một thời gian ngắn .
Ông Thành Cát Tư Hãn đâu có ở cố
định . Ngày nay nếu hỏi ông đóng Đô ở đâu, Ông chết chôn ở đâu … thì các
nhà khảo cứu đều nô biết ! Các nhà khảo cứu Nhật khoái tìm đào bới lung
tung ở con sông nhỏ phía tây Ulanbator… Nhưng các nhà khảo cứu Liên Xô lại kết
rằng : Mãi tới thế kỷ XVII nơi này mới có người ở !!! Khi Hốt Tất Liệt lên ngôi
Hoàng Đế thì ông ta quây khu ở Đông Bắc Bắc Kinh và gọi là Khanbalik, nói tiếng
Tầu là Đại Đô . Nhưng người Đại Đô ăn thịt chứ không ăn ngũ cốc , nên ta chắc
là họ nhúc nhích suốt ngày chứ không ở nhà cao cửa rộng như các vua trên thế giới
. Liêu , Kim , Nguyên di chuyển nhiều nên ta thấy Đại Đô , Thượng Đô , Trung Đô
, Nam Đô ! Chắc chắn là cái Khanbalik rất rộng bởi vì họ chăn thả ngựa , bò ,
dê … nên người Hoa làm quan cho nhà Nguyên gọi đó là Đại Đô
Trên thế giới nước nào mà không
có đô ! Nhưng có nước di chuyển rồi không ngó ngàng đến nơi cũ … nên nó… mất
tích ! Có nước có nhiều cung điện . Cung điện mùa hè , cung điện mùa đông , chả
biết vua thường ở đâu , nhưng nhiều khi các nơi đó trở thành tiêu điều và chẳng
nơi nào được gọi là Cố Đô .
Như Thái Lan : Trước ở Sukhotai
, rồi Ayutha , chẳng nơi nào gọi là cố đô . Cái anh Lào nhỏ bé chậm tiến
nhưng cố đô Luang Prabang thì thật tuyệt vời ! Đẹp mê hồn!!!
Nữ Hoàng Sissi đẹp tuyệt vời ,
thông minh , tài giỏi ! Nhưng cái anh Âu Châu hồi đó chia năm xẻ bẩy , tách ra
, sát nhập … nên ngày nay ta không biết con dân cùa bà là ai ?
Người ta cứ hô hào bảo tồn cổ
tích . Nhưng có nước nào bảo tồn Đô xưa cho đúng , chính xác , thân thương … để
đời sau ngưỡng mộ ! Người Tầu có Bảo Tồn Tây An , Lạc Dương , Khai Phong , Lâm
An cho … ra hồn đâu ! Người Mỹ lúc đầu có đô ở Philadelphia ( lúc đó mới có 13
tiểu bang ) , nhưng sau dời đi không quan tâm đến nữa nên nó không được
coi như cố đô.
Nói về Việt Nam thì chúng ta hơi
bị mắc cỡ đấy ! Ôi ! Phong Châu rồi Phong Khê rồi cố đô của vua Đinh … ta biết
đường nào mà lần mò !!!
Thăng Long nào có rồng bay ! Cái
biểu trưng nhất là chùa một cột ! Một sự ít học từ xưa tới giờ : Cột phải bằng
gỗ chứ !!! Đường ra chùa phải đi thuyền chứ !!! Sao có thể xây gạch đường ra
chùa !!! Thật là người ta chẳng hiểu người xưa sinh hoạt ra sao ???!!! Nói đến
Thăng Long thì ta thấy nhục lắm , nhục lắm ! Nó chỉ còn cửa Nam , cửa Bắc thôi
chứ có lâu đài thành quách gì đâu ! Xin Unesco công nhận không sợ người ta cười
thối mũi ra hay sao ??? Hỏi thì các nhà khảo cứu không biết Chu Vi , Thành
Quách … cơ quan dân sự , quân sự … Ôi ! Có lẽ con Rồng nó bay lên trời rồi ???
Ôi ! Người ta chửi vua quan nhà
Nguyễn đến tắt bếp , chửi cho đáng đời bọn : chó đẻ này ! Thế mà … thế mà
lại xin Unesco công nhận ! Thật chẳng ra thể thống gì? Nói đến 100 trang cũng
không hết cái vô lí , cái trái khoáy này !
Ôi ! Quí vị ơi ! Tôi hạ giọng cho đỡ ngượng miệng . Cố Đô
Nara của Nhật Bản nhỏ bé , khiêm nhượng mà thân thương , gần gũi , trìu mến
đối với người Nhật . Tôi ngọng , cà lăm khi nói về văn hoá Nhật … có lẽ … 3000
năm nữa ta sẽ theo kịp họ chăng ?
Cố Đô nhỏ nhưng văn hoá cao sâu … đượm nét Phật Giáo đời
Đường và đượm tinh thần an nhiên sâu lắng của Nhật . Họ không quảng cáo rầm rộ
, khoa trương , giới thiệu … cứ để cho du khách tìm hiểu , chiêm ngưỡng tự
nhiên . Nara không lớn rộng , hoành tráng như cố đô Kyoto nhưng thương lắm , phục
lắm , chiêm ngưỡng hoài không muốn đi nơi khác ! Không như mình giới thiệu tùm
lum mà sai lầm , thuyết minh Đông Tây mà … không có thật … Chỉ lo đãi khách ăn
nhậu say xưa … xả rác … và … đi tìm … Gái .
C.D.M.
No comments:
Post a Comment