_______________
Tùy bút của Hình Toàn
U MINH bốn bề là tràm
Chẳng biết tháng nào nở hoa
Mà hương thơm dường như suốt mùa
.......
Thơm ngát như hương tràm đêm đêm
(thơ: Võ Trung Quân, nhạc: Vũ Hoàng)
U MINH...có lẽ các bạn có một đôi lần nghe đến rừng tràm vùng U Minh
Gồm có hai phần là U Minh thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh hạ (thuộc quyền cai quản tỉnh Cà Mau) một tỉnh cuối vùng trời tổ quốc hình chữ S
U Minh thượng và U Minh hạ cách nhau bởi dòng sông Trẹm
Nói đến sông Trẹm thì thật tình tôi đã nghe địa danh này từ lâu qua truyện đọc, cải lương và phim ảnh chuyện tình “bên dòng sông Trẹm” nhưng không để ý cứ ngở ở vùng An Biên miệt thứ vùng sâu vùng xa nay nhờ những phóng sự nên tìm hiểu biết thêm một phần tỉnh lỵ của quê hương mình, có lẽ tôi quê mùa quá phải không các bạn ? Xứ sở quê mình mà hỏng rành .
Nay tôi dõi mắt theo đoàn phim đi khám phá và tìm hiểu về rừng tràm U Minh. Ô ! Rừng cây bạt ngàn nhiều nhứt là tràm, đến mùa Xuân hoa tràm nở trắng cả vùng hương thơm ngào ngạt nên cũng là nơi quy tụ ong về làm tổ
đó là một khu sinh thái tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, nên những người dân nơi đây đã bao đời có nghề “ăn ong” lấy mật
Thường vào đầu tháng giêng người ta thường vào rừng tràm ở vùng u minh để làm kèo gác nuôi ong lấy mật, thường chọn những cây gỗ hoặc cây tràm thân thẳng to chừng bắp tay để làm kèo chịu đựng được sức nặng của tổ ong, người gác kèo phải am hiểu hướng đi của ong và đặt vị trí cây kèo cho phù hợp mới thu hút được bầy ong về làm tổ, kèo được đóng một đầu cao một đầu thấp có độ dốc khoảng 45% cao chừng 2-3 thước, và kèo dài 4-5 m nơi có bóng mát nhưng phải có ánh mặt trời rọi vào thân kèo và phải dọn chỗ thoáng cho bầy ong tụ về Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần trong mùa hạn và từ 2-3 lần trong mùa mưa, đây không những là một nghề truyền thống mà còn là nguồn thu hoạch nuôi sống nhiều thế hệ của người dân vùng u minh, khi đi “ăn ong”người ta phải dùng sơ vỏ dừa bó lại và thấm thêm chút nước để khi đốt lên không dễ cháy xém mà có khói để đuổi đàn ong đang bu trên tổ, người lấy mật ong cũng phải mặc áo dài tay và đeo bao tay đầu đội nón có may thêm miếng lưới che mặt nếu không muốn bị bầy ong đánh cho sưng cả mặt mày, khi dùng dao nhỏ cắt tổ ong phải làm cho thật nhanh, nếu không khi đàn ong rời tổ lâu quá sẽ không trở lại giàn kèo, khi đem những tổ ong về còn phải vắt mật ra và lượt những xác ong non có dính trong tổ, những ong non này đem lăn bột chiên cũng ngon đáo để, còn tàng ong cũng có thể chế biến thức ăn .
Ngoài nghề thu hoạch mật ong vùng u minh còn có nhiều cá tôm cua sò ốc hến, lúc xưa tôm cá nhiều vô số kể, đời sống tuy nghèo nhưng không đến nỗi bị đói, ngoài cây tràm có thể cất nhà hoặc dùng làm cừ đóng nền xây nhà tường gạch, lá tràm (hay bông tràm tôi không nhớ rõ) trị bịnh tiêu chảy rất hay
Mật ong của vùng U Minh rất thơm ngon và đậm đặc có vị ngọt thanh và có mùi hương thoang thoảng của bông tràm đó là mật ong nguyên chất
Mật ong còn có nhiều công dụng trong y học để trị bịnh như :
Mật ong hoà với chanh hoặc trái tắc trị ho rất hay, ngoài ra còn có tỏi ngâm mật ong trị ho và viêm họng, hoặc mật ong pha nước trà gừng ấm tỳ ăn không tiêu, đó là mật ong nguyên chất, nhưng lúc sau này vì có các cơ sở ham nhiều lợi nhuận nên pha thêm nước đường khi mua phải cẩn thận vì không khéo tưởng rằng tốt cho sức khỏe ai dè thành ra uống nhiều lại sinh ra bị tiểu đường, thường thì ngọt mật thì chết ruồi những gì mà họ quảng cáo nhiều hay hứa hẹn nhiều là hàng hỏng tốt ....hứa nhiều mà làm hỏng được bao nhiêu, chỉ lừa những người nhẹ dạ ham hàng rẻ, họ mua đi bán lại nên hỏng ke bán xong rồi dong mất, chỉ tội cho người dân chất phác thiệt thà dầm mưa dãi nắng đi băng rừng vượt đầm lầy để lấy mật ong
Có nhiều cách thử để biết mật ong nguyên chất hay mật pha đường nhỏ vài
giọt mật ong vào ly nước lọc, mật không bị hoà tan mà từ từ lắng dưới đáy ly. Hoặc cho mật ong vào chai để trong tủ lạnh mà không bị đông vẫn còn nguyên dạng loãng thì không bị pha thêm nước đường và vị ngọt thanh chớ không ngọt gắt, nay ở vùng Đồng Tháp người ta cũng có nuôi ong để lấy mật, chớ không như vùng U Minh mật ong rừng tràm một cách tự nhiên .
Riêng cá nhân tôi có lần đi khu du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre, cũng được đãi trái cây miệt vườn và thử mật ong nguyên chất bằng cách để ngón tay út vào tổ ong để thử hương vị ngọt ngào của nó và uống trà hoa lài pha mật ong và trái tắc, ngày nay khu du lịch miệt vườn cũng phát triển thêm nhiều, nhưng tôi khoái nhứt là buổi cơm trưa nơi vùng quê hương rợp bóng dừa với món rau muống xào tỏi, mực xào bông hẹ, canh mướp hương nấu với tép bạc và đặc biệt là cá tai tượng chiên xù ....Ôi giờ nhớ lại mà còn thèm chảy nước miếng .
Hình Toàn
U MINH bốn bề là tràm
Chẳng biết tháng nào nở hoa
Mà hương thơm dường như suốt mùa
.......
Thơm ngát như hương tràm đêm đêm
(thơ: Võ Trung Quân, nhạc: Vũ Hoàng)
U MINH...có lẽ các bạn có một đôi lần nghe đến rừng tràm vùng U Minh
Gồm có hai phần là U Minh thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh hạ (thuộc quyền cai quản tỉnh Cà Mau) một tỉnh cuối vùng trời tổ quốc hình chữ S
U Minh thượng và U Minh hạ cách nhau bởi dòng sông Trẹm
Nói đến sông Trẹm thì thật tình tôi đã nghe địa danh này từ lâu qua truyện đọc, cải lương và phim ảnh chuyện tình “bên dòng sông Trẹm” nhưng không để ý cứ ngở ở vùng An Biên miệt thứ vùng sâu vùng xa nay nhờ những phóng sự nên tìm hiểu biết thêm một phần tỉnh lỵ của quê hương mình, có lẽ tôi quê mùa quá phải không các bạn ? Xứ sở quê mình mà hỏng rành .
Nay tôi dõi mắt theo đoàn phim đi khám phá và tìm hiểu về rừng tràm U Minh. Ô ! Rừng cây bạt ngàn nhiều nhứt là tràm, đến mùa Xuân hoa tràm nở trắng cả vùng hương thơm ngào ngạt nên cũng là nơi quy tụ ong về làm tổ
đó là một khu sinh thái tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, nên những người dân nơi đây đã bao đời có nghề “ăn ong” lấy mật
Thường vào đầu tháng giêng người ta thường vào rừng tràm ở vùng u minh để làm kèo gác nuôi ong lấy mật, thường chọn những cây gỗ hoặc cây tràm thân thẳng to chừng bắp tay để làm kèo chịu đựng được sức nặng của tổ ong, người gác kèo phải am hiểu hướng đi của ong và đặt vị trí cây kèo cho phù hợp mới thu hút được bầy ong về làm tổ, kèo được đóng một đầu cao một đầu thấp có độ dốc khoảng 45% cao chừng 2-3 thước, và kèo dài 4-5 m nơi có bóng mát nhưng phải có ánh mặt trời rọi vào thân kèo và phải dọn chỗ thoáng cho bầy ong tụ về Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần trong mùa hạn và từ 2-3 lần trong mùa mưa, đây không những là một nghề truyền thống mà còn là nguồn thu hoạch nuôi sống nhiều thế hệ của người dân vùng u minh, khi đi “ăn ong”người ta phải dùng sơ vỏ dừa bó lại và thấm thêm chút nước để khi đốt lên không dễ cháy xém mà có khói để đuổi đàn ong đang bu trên tổ, người lấy mật ong cũng phải mặc áo dài tay và đeo bao tay đầu đội nón có may thêm miếng lưới che mặt nếu không muốn bị bầy ong đánh cho sưng cả mặt mày, khi dùng dao nhỏ cắt tổ ong phải làm cho thật nhanh, nếu không khi đàn ong rời tổ lâu quá sẽ không trở lại giàn kèo, khi đem những tổ ong về còn phải vắt mật ra và lượt những xác ong non có dính trong tổ, những ong non này đem lăn bột chiên cũng ngon đáo để, còn tàng ong cũng có thể chế biến thức ăn .
Ngoài nghề thu hoạch mật ong vùng u minh còn có nhiều cá tôm cua sò ốc hến, lúc xưa tôm cá nhiều vô số kể, đời sống tuy nghèo nhưng không đến nỗi bị đói, ngoài cây tràm có thể cất nhà hoặc dùng làm cừ đóng nền xây nhà tường gạch, lá tràm (hay bông tràm tôi không nhớ rõ) trị bịnh tiêu chảy rất hay
Mật ong của vùng U Minh rất thơm ngon và đậm đặc có vị ngọt thanh và có mùi hương thoang thoảng của bông tràm đó là mật ong nguyên chất
Mật ong còn có nhiều công dụng trong y học để trị bịnh như :
Mật ong hoà với chanh hoặc trái tắc trị ho rất hay, ngoài ra còn có tỏi ngâm mật ong trị ho và viêm họng, hoặc mật ong pha nước trà gừng ấm tỳ ăn không tiêu, đó là mật ong nguyên chất, nhưng lúc sau này vì có các cơ sở ham nhiều lợi nhuận nên pha thêm nước đường khi mua phải cẩn thận vì không khéo tưởng rằng tốt cho sức khỏe ai dè thành ra uống nhiều lại sinh ra bị tiểu đường, thường thì ngọt mật thì chết ruồi những gì mà họ quảng cáo nhiều hay hứa hẹn nhiều là hàng hỏng tốt ....hứa nhiều mà làm hỏng được bao nhiêu, chỉ lừa những người nhẹ dạ ham hàng rẻ, họ mua đi bán lại nên hỏng ke bán xong rồi dong mất, chỉ tội cho người dân chất phác thiệt thà dầm mưa dãi nắng đi băng rừng vượt đầm lầy để lấy mật ong
Có nhiều cách thử để biết mật ong nguyên chất hay mật pha đường nhỏ vài
giọt mật ong vào ly nước lọc, mật không bị hoà tan mà từ từ lắng dưới đáy ly. Hoặc cho mật ong vào chai để trong tủ lạnh mà không bị đông vẫn còn nguyên dạng loãng thì không bị pha thêm nước đường và vị ngọt thanh chớ không ngọt gắt, nay ở vùng Đồng Tháp người ta cũng có nuôi ong để lấy mật, chớ không như vùng U Minh mật ong rừng tràm một cách tự nhiên .
Riêng cá nhân tôi có lần đi khu du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre, cũng được đãi trái cây miệt vườn và thử mật ong nguyên chất bằng cách để ngón tay út vào tổ ong để thử hương vị ngọt ngào của nó và uống trà hoa lài pha mật ong và trái tắc, ngày nay khu du lịch miệt vườn cũng phát triển thêm nhiều, nhưng tôi khoái nhứt là buổi cơm trưa nơi vùng quê hương rợp bóng dừa với món rau muống xào tỏi, mực xào bông hẹ, canh mướp hương nấu với tép bạc và đặc biệt là cá tai tượng chiên xù ....Ôi giờ nhớ lại mà còn thèm chảy nước miếng .
Hình Toàn
1 comment:
Nhắc đến U Mình, mắt mờ rướm lệ
Giải Phóng rồi; phải trả nợ Quê Hương?
Mang danh Cảnh Sát đáng thương
Xe Heo chở xuống: Đào Mương Kinh Làng !
Ba năm đài đọa tàng tàng
Thay Trâu Cày Ruộng, mùa màng mỗi năm
Bấc về giá buốt lạnh căm
Qua Cầu “lội nước”; bao năm thâm thù ?
Thay Trâu Cày Ruộng tiểp thu
Trả Thù Mỹ Ngụy Chiến Khu Cày Bừa !
Giờ đây đã thức tĩnh chưa ?
Mang danh Lũ Nguỵ:”Đi thưa, về trình” !
Post a Comment