Friday, November 23, 2018

Hội ngộ tại Portland mùa thu kỳ 8

__________________-

Lanh Nguyễn


Fairmont Empress Hotel



Đúng 3:30 PM chiếc Black Ball đã cặp bến cảng Victoria. Ba chiếc xe của chúng tôi xuống đợt đầu nên lên cũng đi trước thiên hạ. Chưa đầy 5 phút sau là chúng tôi đã xếp hàng trước cổng kiểm soát biên giới rồi. Phải công nhận người Canada lịch sự có thừa không hạch sách khách du lịch điều gì cả. Họ chỉ đếm số người trong xe đúng với con số mà nhân viên cảnh sát phía bờ bên kia ghi trên kiến xe là cho qua rồi. Điệu nầy nếu có người trốn trong cốp xe thì làm sao mà họ biết được đây ta? Nhưng chắc chuyện đó không bao giờ xảy ra bởi vì di dân lậu một khi đã được vào Mỹ rồi thì đời nào họ lại trốn qua Canada chỉ trừ khi họ phạm pháp đang bị truy nả. 

Từ bến phà đến khách sạn chưa đầy 3 blocks đường. Lần nầy ban tổ chức chơi sang đã tìm mướn khách sạn 4 sao lại ở ngay trung tâm du lịch nên tiện lợi đủ điều. Chúng tôi cùng nhau vào check-in trước khi số đông khác từ bến phà đổ tới..
Buổi chiều chúng tôi kéo nhau xuống phố lại tìm nhà hàng Việt Nam mà ăn dinner. Nghĩ cũng ngộ sao người Việt mình đi chổ nào cũng tìm thức ăn hay nhà hàng Việt Nam hoặc Tàu mà vô ăn còn đồ ăn của các nước khác thì hổng chịu thử? Mà nói nhỏ nghe chơi chứ tui thì đi đâu cũng tìm chổ bán cơm mà thôi mấy loại thức ăn của các nước khác tôi cũng không khoái...

Victoria là thủ phủ của tỉnh bang British ColumbiaCanada. Thành phố nằm trên mũi phía nam của đảo Vancouver ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương dân số theo thống kê năm 2016 ước tính chừng 78.000 người trong khi Vancouver có đến 775.347 mà phân nửa số đó sống chung quanh khu vực mở rộng của Victoria.

Từ Victoria đi phà qua eo biển Juan De Fuca đến Port Angeles chừng 25 miles chỉ tốn có 90 phút đi phà mà thôi nhưng nếu đi  lên Vencouver đường dài hơn với 62 miles mà lại phải tốn đến 4 giờ vừa xe vừa phà. Nhưng từ Vencouver có thể bắt Freeway 5 trở lại Portland mà không phải qua phà nữa.
Thành phố Victoria chủ yếu sống nhờ vào du lịch cho nên khách sạn và nhà hàng nhiều vô số, giá sinh hoạt cũng còn tương đối rẻ.
Nơi đây có rất nhiều chổ để tham quan như :
Butchar Garden, Royal British Columbia Museum, Fairmont Empress Hotel, Parliament Building, Chinatown, Beacon Hill Park, Craigdaroch Castle,

                       Royal British Columbia Museum 


Hatley Park National Historic Site, Victoria Butterfly Garden. Victoria Bug Zoo, Maritime Museum of Bristish Columbia. Fort Rold Hill National Historic Site...
      
Mỗi chổ mỗi nơi là một thế giới kỳ bí cần phải có thời gian thư thả để xem tận mắt nhưng chuyến du hành của chúng tôi rất ư là hạn hẹp nên chỉ tham quan được 2 nơi mà thôi. Chinatown thì ở đâu cũng cấu trúc tương tự như nhau nếu đã xem Chinatown ở NewYork hay San Francisco rồi thì những nơi khác chắc chắn không thể nào so sánh được thế cho nên tui chỉ kể cho quý vị xem chuyến tham quan vườn hoa Butchart Garden thôi. 
Sáng sớm thứ ba bọn chúng tôi tụ họp tại phòng ăn của khách sạn. Nếu mướn Khách sạn giá bình dân thì ăn sáng self service còn vào khách sạn khá hơn thì được người ta phục vụ ngon lành. Xứ tự do tiền nào của nấy mà.
Vừa bước vào phòng ăn của khách sạn đã thấy ngay một người đẹp tóc vàng nở nụ cười tươi như hoa nở với lời chào buổi sáng ngọt lịm rồi nàng ta mời vào một dãy bàn đã xếp sẵn cho nhóm chúng tôi. Thực đơn thì cũng bình thường như những nơi khác nhưng hình thức phục vụ thì thuộc vào hàng cao cấp. Dĩa, nỉa, muỗng, ly tách đều làm bằng thủy tinh chứ không phải là dĩa giấy, nĩa mủ, ly mủ, lại thêm khăn trải bàn lịch sự vô cùng. Với khung cảnh sang trọng như thế dù đồ ăn có dở cũng trở thành ngon. Nhưng nơi đây đồ ăn quả thật là ngon vô cùng. 

The Butchar Garden mở cửa từ 9AM - 3:30PM nên sau khi ăn sáng xong thì bọn tôi tức tốc lên đường để buổi chiều về còn có thể đi tham quan vài nơi khác nữa. Con đường từ khách sạn Pendray đến Butchar Garden đi chừng 1/2 giờ chúng tôi chạy trên Hwy BC 17 xuyên qua những hàng cây thông trùng điệp. Không khí thơm mùi biển quyện với hương thông rừng thật là mát mẻ trong lành. Hôm ấy trời có chút mưa phùng lất phất xem ra rất nên thơ. Trước khi lên xe vì thấy bầu trời hơi u ám Kim Thanh đã mượn của khách sạn bỏ theo mấy cây dù để che mưa nhưng khi đoàn xe 
đến nơi thì chúng tôi thấy cái Parking của nó rộng khủng khiếp. Từ ngoài xa người ta đã để những cây dù dã chiến dài dài vô tận tới cổng. 

Tuy chưa đến 10 giờ sáng mà số người tham quan cũng khá đông rồi. Theo như thống kê thì hằng năm Butchar Garden đón nhận trên một triệu lượt du khách đến thăm. Bởi vì đây là một cái vườn hoa mà có lịch sữ thành lập vun trồng đã hơn 100 năm rồi. Butchar là họ của người sáng lập ra nó. Cái vườn nằm trong một thung lủng rộng hơn 55 acres chung quanh toàn là núi đá và những thác nước tuyệt đẹp. 
Năm1888 ông Robert Pim cùng vợ là Jennie Butchart  đã cùng nhau vun bón khu vườn hoa nầy. Butchart Garden sưu tập đủ các loại hoa trên thế giới được trồng 4 mùa quanh năm cho nên chúng ta đến vào bất cứ lúc nào thì vườn hoa cũng đang thi sắc nở rộ đón chào. Nói về số lượng khách xem hoa người ta ghi nhận năm 1920 đã có 50 ngàn lượt khách đến xem hàng năm. Con số nầy bò lên đến 1 triệu người vào tháng 7 năm 2011 còn bây giờ có lẻ đã vượt quá xa rồi. Bởi vì ngoài những loại hoa trên khắp thế giới Butchart Garden còn có nhiều công trình điêu khắc nghệ thuật nữa.



The Butchart Garden được bổ sung cũng như đống góp qua nhiều thế hệ. Năm 1907 họ bắt đầu build Japanese gardens và Italian garden nhưng mãiđến năm 1929 thì mới thật sự mở cửa cho du khách thưởng ngoạn.


                                 

  

The Italian garden.

Hai ông bà Butchart có sở thích khác nhau bà vợ chuyên sưu tập các loài hoa lạ của các nước trên thế giới trong khi ông chồng tìm tòi lục lọi đem những loài chim lạ về nuôi.
Vừa bước vô cửa tui đã gặp ngay mấy chú công đủ màu sắc đang xòe cái đuôi ra biểu diễn chào đón du khách đến tham quan rồi. 
Butchart Garden theo Google thì rộng 55 Acres nhưng không biết người ta tính diện tích chung kể cả cái Parking rộng khủng khiếp ở phía ngoài được những núi đồi bao quanh cùng mấy cái hồ thiên nhiên kể cả một cái thung lủng gây giống cây con hay là chỉ tính riêng các nơi trồng hoa và những cái nhà hàng kèm theo vài cái shops bán đồ lưu niệm. 
Nghĩ tới thôi cũng đủ làm tui nhức đầu đông rồi. Quý vị nào muốn biết rỏ cứ đến Victoria một lần thử coi chơi cho biết nhất là những ai không thể quên quê hương mình thì nên đến đó để tìm những loài hoa cỏ của xứ Việt Nam ta. 
Những người đi tham quan hôm đó không biết chú trọng nghiên cứu cái gì thì tui không rỏ chứ tui thì chỉ để ý đến những loài hoa cỏ nào có ở Việt Nam mà thôi. Hoa hồng hay mẫu đơn ly ly thì nước nào cũng có. Bông trang, bông vạn thọ hoa sen, hoa súng thì chỉ ở Việt Nam mới có mà thôi. Cây môn nước cây sậy, cây lau cũng là đặc sản từ Việt Nam mang qua ối thôi đủ cả kể sao cho hết.. 
Từ trên triền dốc cao nhìn xuống từng khớp, từng khớp đủ màu đủ sắc vì vậy mà báo chí du lịch của Việt Nam ta mới đặt cho nó cái tên thật kêu VƯỜN ĐỊA ĐÀNG hạ giới và xếp nó vào bậc nhất toàn cầu. Báo chí trong nước mà xếp hạng thì cần phải xét lại, nhưng tui vốn khờ khạo ít đi đó đi đây nên không dám ý kiến ý cò làm gì. Chỉ khen nó tuyệt đẹp mà tui chưa từng thấy qua. 
          Vườn hoa Butchart từ trên cao nhìn xuống

Cái khu vườn hoa nầy có 4 cái nhà hàng trong đó kèm theo bốn chổ để quý vị giải quyết bầu tâm sự khi cần. Cho nên người già đi tới chổ nào cũng không cần phải lo dù đói hay no quá. KKK
Trời đã bắt đầu trong sáng tuy ánh nắng bị che khuất bởi những áng mây nên vườn hoa bây giờ thật là mát. Người đi kẻ lại dập dìu. Chúng tui mạnh ai nấy đi nấy ngắm chỉ hẹn gặp nhau lúc 1 giờ chiều tại cái nhà hàng nằm ngay cổng vào để khi ăn trưa xong thì về luôn cho tiện. 
Chúng tui bắt đầu tỏa ra đi vào vườn hoa. Lúc lên đồi, lúc xuống thung lủng hết xem hoa nước Mỹ lại qua nước Ý rồi trở lại Việt Nam. Xem chán hoa xứ nóng thì xoay qua xứ lạnh...Lâu lâu gặp một vài cái hình điêu khắc xen kẻ trong hoa..
Hai vợ chồng tui mò xuống cuối thung lủng để xem mấy cái hồ tuyệt đẹp thì gặp một cái bến phà có tên là Nature Float chở khách đi xem cảnh dưới nước nhưng vì cái chuyến kế tiếp đó khởi hành lúc 12 giờ 30 đến 1: 30 tụi tui sợ bị bỏ lại nên không đi. Hơi uổng..

                                              Bến Thuyền Nature Float
        
Vườn hoa Butchart nầy mỗi ngày đón không biết bao nhiêu  lượt khách đến viếng nhưng đa số là những người lớn tuổi mới thích hoa cỏ hay phong cảnh mà thôi. Những người trẻ năng động thì thích những trò chơi ú tim nghẹt thở hơn. Cho nên những hình ảnh cụ ông đẩy cụ bà trên xe lăn hay cụ bà ì ạch kè cụ ông từng bước vịn vào những tay nắm mà leo lên đồi rất ư là thường tình. Tui chợt buồn cho thân phận mình cũng sắp tới cái cảnh nầy rồi nhưng không biết ai sẽ là người đẩy xe hoặc ai sẽ kè ai trên bước đường đời...
Đúng một giờ trưa chúng tôi đến ngay nhà hàng ở trước cổng một bên có tên là The Dining Room at Butchart còn bên kia mang tên The Blue Poppy. Thật tình mà nói tui sợ vào nhà hàng Mỹ lắm vì không hợp với tui, nếu kẹt phải vô thì tui tìm đại một vài món như Pizza, Humpurger, French fry, Chicken còn những thứ khác thì tui từ chối. Bà xã tui và thằng con thì khoái đồ nước ngoài hơn..
Hôm đó nhìn cái menu của 2 bên thì tui chạy tét không có lấy một thứ nào quen mặt cả. Sợ tui đói bụng rồi xuống đường xỉu bất tử bà xã tui order một món soup cho tui nhưng mà nghe mùi thôi là tui bỏ giò lái vọt mất rồi đâu có can đảm mà nếm thử. Bà xã tiếc của nên cố gắng xơi dùm ai dè trên đường về gần đến China town thì bị Tào Tháo biểu tình rượt chạy không kịp may nhờ thấy cái nhà hàng McDonal´s ở ven đường nên chúng tôi ngừng lại để cho nàng đuổi Tào Tháo. Nhưng mà xứ bên nầy không giống xứ Mỹ. Nhà vệ sinh chỉ dành riêng cho khách hàng thôi. Vậy là 1 công hai chuyện tui chặt liền 1 hộp French Fry lớn cùng với 10 miếng chicken...
Mọi việc ổn thỏa vui vẻ cả 2 phía. Chúng tôi hợp lại để thăm Chinatown của Victoria rồi trở về khách sạn tắm rửa chuẩn bị thưởng thức dinner  ở thành phố nhiều hoa nầy..

Xin hẹn kỳ sau kể tiếp nha.

10 comments:

Katie co5rg said...

Sư huynh tui hay thiệt, đi đâu thì đi cũng thèm “ Cơm “ hé, cái này muội xin phục phục nha ...ha ha ...
Hot dog, Hamburger, Pasta
Món nào cũng ỚN... “ Cơm Nhà “ nhứt thôi

Thích bò bía nguyễn said...

"Cơm nhà " là nhứt tui đồng ý với Cô 5
Người chung tình

Lanh Nguyễn said...

Ý của tui là cơm nấu từ gạo ra kìa. Chứ giờ nầy mà còn lo chuyện cơm với phở gì nữa?

Người Việt thì thích ăn cơm
Cho dù biết phở đang thơm ngạt ngào
Bụng đâu mà nuốt phở vào
Bởi vì cơm sẵn ngày nào cũng xơi
No cành thì phải nghỉ ngơi
Đớp thêm phở nữa thì đời tàn mau.
Hi..hi..

Phieu Tran said...

“Cơm Nhà”

Thỉnh thoảng thêm cháo chẳng sao
Ngày nào cũng “đớp” , chắc mau đi đời !
Đừng than, chẳng trách Ông Trời
Bởi ham đổi món; tình đời rối ren !
Thôi thì đừng có bon chen
“Cơm nhà” hai buổi; thói quen cho rồi !

trường tôi said...

Mới nhận được messenger của HT qua phây bút...
Nhờ bạn rinh vô Hội Ngộ Kỳ 8 (vụ cơm và phở )
Là :
Tại vì thầy Long trong "Khoảnh khắc Cuộc Đời... "ăn phở , hamburgers, hot dogs, pastas nhiều rồi nên bi giờ dội... Chớ dễ gì ...kkk

Người đưa tin dùm

Thích bò bía nguyễn said...

Cơm ngày hai buổi ...Trời ơi !
Không mất tiền hé khi lời nói ra
Một buổi đã oải thấy bà
Cơm gì ?...ai rảnh? đâu mà sáng trưa
Một bữa đã thấy tóc thưa
Hai bữa có nước mau đưa vô...hòm
Hihi
Có người nhờ tui rinh vô dùm!

Lanh Nguyễn said...

Khi xưa tui sống độc thân
Vợ con chưa có đâu cần ăn cơm
Biết rằng cơm dẻo gạo thơm
Burger, Hot dog tui chôm đở ghiền
Xưa kia nghèo khổ không tiền
Nên không có được vợ hiền chăm lo
Pizza ăn đở cho no
Bây giờ vợ nấu thì lo cơm nhà
Rảnh đâu mà lại tìm quà ...
KKK

Quang Minh said...

Quý vị nói chẳng hiểu ra
Cái gì cơm cháo, pizza, burger
Cái gì " ai rảnh sáng trưa?"
" Cái gì hai bửa sớm đưa vô. ..hòm "
Nói gì chẳng hiểu hết trơn
Tui thì mình tự nấu cơm mỗi ngày
Nhão, khô, sống, khét lai rai
Ở nhà, trong hảng một tay chiên xào
Khen chê ai nói đâu nào
Lâu lâu đổi món thay vào ăn chơi
Cà-ri ăn bún muối ớt cay
Canh chua cà giá ngò gai bạc hà
Ngò om, rau quế trồng (ở ) nhà
Ăn vô quá đả hết cha cơm nồi
Nhiều khi không khỏe trong người
Nấu cháo giải cảm đập tơi miếng gừng
Hành, tiêu, quả trứng là xong
Nhiều khí nấu phở lót lòng
Cũng đâu có chuyện lòng vòng rối ren
Tình đời đâu lắm đua chen
Lên giường khoảnh khắc ngáy nghen " khò khò. .."

Lanh Nguyễn said...

Bái phục anh Quang ở một mình mà chịu khó nấu cơm lại còn đổi món liền liền. Chứ tui thì không siêng như vậy.

Độc thân mà ở một mình
Lại siêng nấu nướng thiệt tình giỏi thay
Sáng chiều cơm cá mỗi ngày
Nấu hoài mỏi cẳng mỏi tay không nà?
Sao anh không kiếm một bà
Cơm nhà có sẵn thiệt là vui ghê.
Cơm người nấu ăn mới phê
Còn cơm mình nấu người chê có mùi (khét nghẹt Hi..hi..)

Quang Minh said...

Cám ơn Lanh Nguyễn quá khen, làm tui nhớ khi xưa nhà nghèo , Má bán gạo đến khi chiều về, gánh 2 cái thúng tui và em gái mỗi đứa ngồi một đầu . Sau lớn một chút , là anh cả, Má bán buôn ngoài chợ , ở nhà phải nấu cơm . Hồi đó nấu nướng bằng củi khổ lắm, nhúm lửa phải chẻ củi nhỏ ra , xếp trong lò , tưới một chút dầu lửa rồi dùng diêm quẹt cầy đốt lửa rồi xếp củi lên để nấu. Nhiều khi thổi phù phù, khói bay vào mắt , nước mắt nuớc mũi chảy ra
Củi thì mua tính thước ( một mét) đủ loại: củi tràm, củi mắm, củi đước. ... Chiều cao 1thước, mua bao nhiêu thước tính theo chiều dài ( 1,2,3...) . Củi là thân cây tràm, mắm hay đước...tròn dài được cưa từng khúc . Mua 1 thước củi thì họ chất từng khúc củi, cao 1 thước dài 1 thước mua 2 thước thì cao 1 thước dài 2 thước v..v..Mua xong phải bửa củi bằng búa cho nhỏ ra rồi phơi nắng cho khô .
Đầu học nấu cơm để lửa thiệt lớn cho mau sôi khi cạn nước rút củi ra chỉ còn lửa than, đôi khi gấp lửa than lên nấp nồi. Nhớ có lần Má kêu nấu canh chua tui cho vào ấm mấy trái me chín nấu sôi ( thay vì cho vào nồi ) bà già la cho một trận. Lần khác Má kêu nấu cá út kho xả nghệ, tui đổ nhiều nước quá, bà già la : " mầy kho cá gì mà giống như thằng trỏng chết trôi dzậy " . tới bây giờ tui hỏng biết thằng " TRỎNG " là thằng gì nữa, chắc là mấy người chết trôi sông
Còn cái nạn chùi nồi niêu son chão, vì nấu bằng củi nên mấy cái đít nó đen thủi đen thui .như mặt bà Chung Vô Diệm nên phải chùi cho trắng

Như vậy đó thì chỉ nấu để ăn no thôi chứ làm sao nấu món ăn cho ngon được .
Tài nấu ăn là nghề của chàng Nguyên Lanh hay Phong Oregon ....