Dù có nhiều tài liệu ghi chép và nhiều truyền
thuyết khác nhau được kể lại nhưng đến nay vẫn chưa ai thực sự biết được nguồn
gốc của cây thông Noel đến từ đâu.
Vào
mùa đông, trong khi mọi cây cối đều héo rũ thì chỉ có loài thông là vẫn xanh
tươi. Chính bởi vậy mà từ thời cổ đại, cây thông đã được coi là loài cây của sự
phục sinh, luôn giữ được màu xanh tươi vĩnh cửu.
Theo
truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày
cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem đây như ngày tái
sinh của Mặt trời.
Trước
đây, do người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng nên mỗi tháng của
năm đều liên kết với một loại cây, với mong muốn tạo được sự liên kết giữa con
người với thiên nhiên.
Ngày
24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Và để làm lễ
cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống sẽ được trang trí bởi
hoa trái và lúa mì.
Để kể về nguồn gốc của việc vì sao cây thông là biểu tượng Noel, tương truyền rằng thánh Boniface trong một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần.
Một người phụ nữ trang trí cây thông Noel vào năm 1989 – Tranh vẽ của Marcel Rieder (1862-1942) |
Để kể về nguồn gốc của việc vì sao cây thông là biểu tượng Noel, tương truyền rằng thánh Boniface trong một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần.
Để dừng
buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả
đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo
rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng
của Chúa Cứu Thế.
Từ
đó, ra đời ý nghĩa cây thông là cây của Chúa Jesus. Bởi vậy mà vào lễ Noël, người
Đức đã từng có truyền thống trồng những cây thông nhỏ và loài cây này luôn xuất
hiện trong tất cả các lễ hội lớn nhỏ của họ.
Bên
cạnh đó còn có một câu chuyện khác về Martin Luther, người sáng lập đạo Tin
Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang
và lạnh, hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một
loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.
Cảnh
vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một
cây thông nhỏ trong nhà và để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông
đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn
kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một
truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều
phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo
khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và
che chở cho nó yên giấc qua đêm.
Buổi
sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa
trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng
cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn
gốc thực của cây Noel còn được gắn với rất nhiều vở kịch đạo đức thời thượng cổ
được biểu diễn khắp Châu Âu vào đúng ngày 24/12, và thông qua các vở kịch ấy
người ta có thể truyền bá Kinh Thánh.
Với
nhiều truyền thuyết và sự tích khác nhau được kể lại nhưng đến nay vẫn chưa ai
biết được nguồn gốc thực sự của việc vì sao cây thông trở thành biểu tượng
Noel.
Chỉ
biết rằng, nhờ có được màu xanh tươi tốt, dáng vẻ mạnh mẽ dù sống trong khí hậu
khắc nghiệt của mùa đông nên cây thông luôn được xem như biểu tượng của sức sống
và tượng trưng cho sự ấm no, phồn vinh.
Cây
thông Noel trang trí tại thành phố Harbour, Hồng Kông
Vào
thế kỷ thứ 11, cây thông Noël còn được gán cho biểu tượng là cây thiên đường.
Điều này giải thích lý do vì sao mà người ta còn treo thêm lên cây những trái
táo đỏ, để gợi lại hình ảnh trái cấm của Adam và Eva.
Tới
kỷ 12 và 13, người ta bắt đầu dùng những vỏ trái hồ đào đựng đầy dầu, trên mặt
để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông để tạo ra những ánh sáng rực rỡ,
ấm áp.
Đến
thế kỷ 14, cây thông Noël được gắn thêm ngôi sao ở trên đỉnh cây cũng bắt đầu
trở nên phổ biến. Đây chính là biểu tượng của ngôi sao Bethleem chiếu sáng trên
bầu trời khi chúa hài nhi ra đời.
Dù
xuất hiện từ rất sớm với ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng phải tới thế kỷ thứ
16 thì cây thông Noel hay cây Giáng sinh mới trở nên phổ biến ở Đức.
Những
vùng không có loài cây thông, người ta còn dùng các đồ vật hình chóp từ gỗ để tạo
thành cây và trang trí thêm phụ kiện để tượng trưng cho cây Thông Giáng sinh.
Chẳng bao lâu sau, phong tục này lan sang các nước khác ở châu Âu.
Các
nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa bằng cây xanh nhân dịp
năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn cho cả chim làm tổ trú ngụ trên cây trong
mùa Giáng Sinh.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria.
Năm
1841, người ta thấy nữ hoàng Victoria cùng chồng lần đầu trang trí cây thông tại
lâu đài Windsor bằng nến cùng rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh mì gừng.
Các
gia đình giàu có tại Anh còn trang trí cây bằng những đồ vật quý giá nhất, có
những thời điểm cả búp bê, đồ trang sức, súng gươm, đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo
cũng được dùng để trang trí.
Sau
khi tồn tại ở Anh, phong tục này trở nên phổ biến khắp các thuộc địa của đế chế
này và còn tới cả vùng đất mới lúc bấy giờ là Canada.
Năm
1850, cây thông Noel xuất hiện lần đầu trên một tạp chí Mỹ, sao chép chính xác
so với phiên bản của hoàng gia Anh trước đó, ngoại trừ việc gỡ bỏ các dấu ấn
liên quan tới nữ hoàng và hoàng tử.
Đến
nay thì vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc ai đã là người đầu tiên du
nhập truyền thống trang trí cây thông cho lễ Giáng sinh vào đất nước này.
Tuy
vậy, nhiều tài liệu khác cũng ghi nhận rằng những người Đức nhập cư ở
Pennsylvania (Mỹ) mới là khởi nguồn cho thói quen trang trí cây Noel tại Mỹ.
Sau
chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp và
cũng kể từ đó, ở Pháp bắt đầu xuất hiện những cây thông Noel đầu tiên.
Một
số nước như Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan cũng bắt đầu du nhập truyền thống
này, để rồi tới nay. khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh với những
cây thông Noel rực rỡ sắc màu.
Ở những
nơi nào xuất hiện cây thông là biểu tượng của Noel thì nơi đó được coi là trung
tâm của lễ hội, nơi mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa xung quanh gốc cây,
bên trên là những ánh đèn màu lấp lánh và những hộp quà đầy sắc màu, những chiếc
bánh gừng ấm áp hay những chiếc kẹo gậy ngọt ngào…
Huyền
Trân
5 comments:
24 tháng12 là ngày tái sinh của mặt trời. Đúng quá không sai một ly nào cả! Đố Hoàng Bang Chủ và HTX tại sao đúng?
Em chào Thầy , hi...hi...để sư phụ em trả lời tại sao đúng nhen ông thầy,phậh em là học trò hỏng dám mần tài lanh sợ viết hỏng đúng thì mọi sẽ cười em...Thôi để em đi shopping mua sắm cho ngày xmas ! HTX
Ý bạn em HTX lại sợ bị nói chảnh 1 lần nữa đó thầy ơi hihihi
Cô 5 RG
Đi ăn Christmas dìa, nhào vô xem TH thấy cái comment nầy ngộ à nha
Uả ông Thầy ơi, ông Thây nói đúng rồi mà sao còn hỏi tại sao đúng
Ông Thầy trả lời trước mới phải đó à nghe HTX ...
Lời bàn thêm : Trái đất quay quanh mặt trời mỗi năm đi qua 4 ngày mốc điểm : Xuân phân (23/3), Hạ chí (21/6), Thu phân 23/9 và Đông chí (21/12).
Ngày Đông chí là ngày mặt trời đến điểm tận cùng ở phía nam, sau ngày này, mặt trời lại hành trình về phương bắc.Đối với những người sống ở Bắc bán cầu thì đó là lúc mặt trời "Tái sinh".
Post a Comment