___________________
Bỏ
qua những chuyện “công, tội, khen, chê” của những nhà viết sử dành cho ông cố đạo
Đắc- Lộ, chúng ta phải công nhận chữ Quốc Ngữ (tiếng nước ta) được thành hình
là do công lao của ông Alexandre de Rhodes, S.J. (giáo Sĩ Đắc Lộ.) Vào
năm 1651, ông cho in cuốn Từ điển Việt-Bồ Đào Nha- Latin (Dictionarium
Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của
những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi
đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Về cách phát âm thì:
1-
Những nguyên âm như chữ a, i, u, o, e thì đọc nguyên;
2-
Những phụ âm như chữ s, r, m, b, p, đọc theo cách đọc của Alphabet là et-sờ,
er-rờ, em-mờ, bê, pê.
Nhưng
theo kiểu sáng tạo của phong trào “Bình dân học vụ” thời Việt Minh (1945) thì
những chữ phụ âm, học sinh phải đọc là sờ, rờ, mờ, lờ, pờ (hay phờ-ph): “bờ-a-ba,”
“mờ-a-ma, “ cờ-a-ca, sắc cá…”
“Bình
dân học vụ” là phong trào xóa nạn mù chữ trong quần chúng do
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (thời Việt Minh) phát động từ 1945. Vì
có đến 95% dân chúng Việt Nam mù chữ, các lớp bình dân học vụ được mở khắp
ngang cùng ngõ hẽm, tối tối, nam phụ lão ấu, ai “mù chữ” cũng thắp đèn đến lớp
học, được mở ra trong các đình, chùa, miếu…Cũng vì “bình dân học vụ” học đêm,
thời này đã có câu ca dao thời đại:
“Bình
dân! Khổ lắm anh ơi!
Không đi thì dốt, đi thời bụng to.”
Năm
1945, người viết bài này mới lên 8 tuổi, còn học lớp Nhì (lớp 4) trường làng,
nghĩa là đã biết đọc biết viết. Chúng tôi được phân công kiểm soát các o, các mụ
đi chợ xem họ có biết chữ hay không? Để khuyến khích và kiểm soát việc chống nạn
mù chữ của dân làng, đầu các con đường vào chợ đều có những trạm gác và những
rào cản, làm bằng một thân tre bắc ngang
ngõ
vào chợ. Ai đến đó, đọc được chữ “a,” chữ “bờ,” chữ “cờ” thì chúng tôi mở cây
tre chắn lên cho vào chợ. Thật ra đây chỉ là một chuyện kiểm soát tượng trưng,
hình thức, vì nhiều bà đã vào bày hàng trong chợ từ sớm khi chúng tôi còn ngủ,
hay khi người ta cần bán nải chuối, mớ rau để lấy tiền mua thức ăn về nhà, ai
mà nỡ “cấm chợ, ngăn sông!” Do đó, ai “mù chữ” thì đứng chờ hay năn nỉ, khi
không có người lớn đứng đó thì chúng tôi làm lơ cho qua.
Ban
vận động Bình Dân Học Vụ đó đã đặt những câu có vần điệu cho dễ nhớ mặt chữ.
Các bạn để ý các phụ âm ta vẫn thường đọc là “tê” được đọc là “tờ,” “en-lờ” được
đọc là “lờ.”
-“i,
t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn
có chấm, t (tờ) dài có ngang;
– e,
ê, l (lờ) cũng một loài.
ê đội
nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
– o
tròn như quả trứng gà.
ô
thì đội mũ, ơ thời thêm râu”.
Ngày
ấy dân tiểu tư sản thành thị thường dùng thành ngữ “trình độ Bình Dân Học Vụ”
hay chữ “i-tờ-rít” để nói về những kẻ dốt nát, ít học, thành phần cán bộ Việt
Minh “răng đen mã tấu.”
Cả
nước dưới thời Pháp thuộc hay miền Nam VNCH, học sinh miền Nam không dùng cách
đọc “mờ-cờ-bờ.”
Hai câu “ca dao” khá tếu sau đây theo cách đọc của miền Nam, mà ngay từ hồi nhỏ
chúng tôi đã thuộc nằm lòng là:
N K
M H U Ơ (Anh ca em hát u ơ
M K
N H N R Q M (Em ca anh hát anh rờ cu em)
Hai
câu này sẽ trở thành vô nghĩa khi nó đọc theo lối “bình dân học vụ” thời Việt
Minh và sau này là CS miền Bắc:
Nờ Kờ
Mờ Hờ U Ơ
Mờ Kờ
Nờ Hờ Rờ Cu Mờ
Mới
đây xẩy ra chuyện liên quan tới lối phát âm Lờ Cờ Bờ, là trong một cuộc hội nghị
kỷ niệm 50 năm của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (The Asian Development Bank-
ADB), ông Thủ Tướng CSVN đã phát biểu những câu nói mà thiên hạ ngơ ngác hoàn
toàn không hiểu ông nói gì!
Câu
nói của ông Nguyễn Xuân Phúc trên diễn đàn ADB như sau:
–
“Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp
tác của khu vực như: Tiểu vùng Mekong, ác mét, Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ về
kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với
biến đổi khí hậu.”
Ông
Nguyễn Xuân Phúc tập kết ra Bắc từ năm 1966, khi 12 tuổi (ông sinh năm 1954.)
Sau năm 1975, đảng đưa ông trở về quê cũ là đất Quảng Nam, có lẽ ông có chuyên
môn kinh tế, sơ khởi cho ông làm chức vụ “cán bộ Ban quản lý kinh tế.” Đây là
thứ cán bộ, như sau năm 1975, chúng ta thường thấy xe khách dồn cục ở các trạm
kinh tế, để mấy ông cán bộ xét hàng, nắn bóp thân thể người đi buôn, bắt đóng
thuế, hay tịch thu gạo, thịt, đường của dân đi buôn hàng chuyến. Từ đó ông len
được vào Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản, leo lên tới chức Phó Thủ Tướng rồi Thủ Tướng.
Tiểu
sử của đảng chính thức nói ông có bằng Cử nhân Kinh tế, trình độ ngoại ngữ thì
ghi rõ: “Anh văn B, Nga văn B.” Nhưng qua những bài diễn văn, người ta thấy ông
thường cắm đầu cắm cổ vào giấy mà đọc, phát ra những câu nói như “Ma Dze in Việt
Nam,” và mới đây là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ,” thì thiên hạ có quyền nghi ngờ
những bằng cấp “tại chức” và trình độ học thức “bình dân học vụ” rất “lờ-mờ” của
ông.
Ví dụ
như tên các tổ chức quốc tế như N.A.T.O. (Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương) hay IOM
(Tổ chức Di cư Quốc tế) khi
đọc phải dùng tiếng Anh hay một sinh ngữ thông dụng, chứ không thể đọc “Nờ-A-Tờ-O”
hay “I-O-Mờ” thì người nghe cũng phải trố mắt ra. Mặt khác, trong bản văn, thư
ký soạn diễn văn có thể viết tắt LHQ, nhưng ông Thủ Tướng phải biết để đọc
nguyên chữ là Liên Hiệp Quốc, chứ không thể ngu đến mức đọc là “Lờ-Hờ-Cu” được.
41 năm ở hải ngoại này, tôi chưa nghe ai đọc VNCH là “Vờ-Nờ-Cờ-Hờ” cả, đó chính
là trình độ học vấn.
Trong bài diễn văn của ông Thủ Tướng, cũng vì chủ quan “tại chức” ông đã không đọc trước, và tên nào soạn diễn văn cho ông cũng ác độc, ông không hiểu những chữ viết tắt CLMV hay CLV là gì, nên đành đem cái trình độ “Bình dân học vụ” (bờ-dờ-hờ-vờ) của ông ra mà giải quyết nhanh, gọn. Thay vì đọc nguyên chữ Cambodia (*)-Laos- Myanma-Vietnam hay Cambodia-Laos-Vietnam, vì không biết, nên ông phát ngôn đại là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ” cho xong.
Trong bài diễn văn của ông Thủ Tướng, cũng vì chủ quan “tại chức” ông đã không đọc trước, và tên nào soạn diễn văn cho ông cũng ác độc, ông không hiểu những chữ viết tắt CLMV hay CLV là gì, nên đành đem cái trình độ “Bình dân học vụ” (bờ-dờ-hờ-vờ) của ông ra mà giải quyết nhanh, gọn. Thay vì đọc nguyên chữ Cambodia (*)-Laos- Myanma-Vietnam hay Cambodia-Laos-Vietnam, vì không biết, nên ông phát ngôn đại là “Cờ-Lờ-Mờ-Vờ và Cờ-Lờ-Vờ” cho xong.
Trên
facebook nhiều vị đã ra sức bênh vực cho bài diễn văn của người cầm đầu chính
phủ (Cờ-Hờ-Xờ-Hờ-Chờ-Ngờ-Vờ-Nờ) CHXHCNVN, nhưng theo tôi, ở Việt Nam bây chừ,
chuyện này cũng thường thôi! Mới đây có chuyện một ông Hiệu trưởng ở Sóc Trăng
bị khiển trách vì cho một học sinh trình độ lớp 1 ngồi nhầm ở lớp 6.
Trong
trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc ngồi nhầm chỗ, quý vị định khiển trách ai đây?
Huy Phương
No comments:
Post a Comment