Phạm Tín An Ninh
Lần cuối
cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong những người
tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang
"lao động" , bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một
ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:
- Đại
Tá!
- Mi
ở đây à? Chừ còn tá với tướng chi mi. Mi khỏe không?
Tôi đưa
cho anh lon guigoz nước rồi nắm lấy tay anh. Anh gầy hơn xưa nhiều, chỉ có nụ
cười vẫn vậy, không thay đổi. Chưa kịp hỏi anh ở trại nào và vợ con ra sao, thì
tên vệ binh hét: "không được quan hệ linh tinh, khẩn trương về trại".
Tôi phụ đưa bó nứa lên vai anh. Bước đi, anh nói vọng lại một câu:
- Mi nhớ
giữ gìn sức khỏe hỉ!
Có một
thời báo chí và nhiều người gọi anh là "Người hùng Ban Mê Thuột".
Điều đó rất xứng đáng. Khi chỉ có trong tay một tiểu đoàn và được tăng cường
Đại Đội 23 Trinh Sát tinh nhuệ, nhờ hầm hố công sự vững chắc, anh cùng đơn vị
đã phải chiến đấu đơn độc nhưng thật quyết liệt can trường trước nhiều đợt tấn
công biển người của địch, giết hằng trăm địch quân và bắn cháy nhiều chiến xa
T-54, giữ vững vị trí đến sau khi cả thành phố Ban Mê Thuột đã lọt vào tay giặc
gần một tuần trước đó. Ngày 17.3.75, một lực lượng địch đông đảo có nhiều chiến
xa kéo đến bao vây tấn công để bằng mọi giá phải nhổ cái gai làm chúng vô cùng
căm tức. Với hàng ngàn quả pháo, chúng muốn san bằng cái cứ điểm cuối cùng mà
đơn vị anh đang tử thủ, quyết sống chết trong căn cứ B50 bên cạnh phi trường
Phụng Dực, cách thị xã Ban Mê Thuột 8 cây số về hướng Đông. Anh đã cùng đồng
đội vẫn không nao núng, đánh thật đẹp một trận để đời. Một số binh sĩ hết
đạn, anh ra lệnh cho thu nhặt súng đạn của địch để đánh lại địch. Rất tiếc, phi
vụ tiếp tế thả dù cuối cùng không may rơi ra ngoài vị trí, lương thực và đạn
dược đã cạn kiệt. Anh khôn khéo lừa địch, cùng những thuộc cấp sống sót mở
đường máu lúc nửa đêm, phân tán thành nhiều toán nhỏ, vài toán rút về hướng Lạc
Thiện, vài toán đi về khu làng Thượng thuộc tỉnh Tuyên Đức, riêng anh cùng một
toán trên 20 người đến được Phước An, hai ngày trước khi quân lỵ cuối cùng của
tỉnh Darlac này rơi vào tay Cộng sản. Anh và đồng đội đã tạo thêm một huyền
thoại trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đặc
biệt, anh cũng là cấp chỉ huy trực tiếp cuối cùng của tôi vào những giờ thứ 25,
trước khi Quân Lực VNCH bị bức tử, để những chiến sĩ anh hùng như anh phải đành
đau đớn tức tưởi kết thúc binh nghiệp nửa đường.
Vào đầu tháng 4/75, QĐ II&QK2 lần lượt lọt vào tay giặc, sau những cuộc triệt thoái tồi tệ và bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh. Hầu hết quân nhân các cấp thuộc các Sư Đoàn và Tiểu Khu thống thuộc còn sống sót đã tiếp tục di tản vào Bình Tuy, Vũng Tàu, Sài gòn. Được lệnh của Bộ TTM truyền đi trên các đài phát thanh, truyền hình, kêu gọi "đến trình diện tại Trại Chí Linh, Trung Tâm Huấn Luyện XDNT Vũng Tàu" để sau đó được bổ sung tái lập một sư đoàn duy nhất: Sư Đoàn 22BB với Thiếu Tướng Phan Đình Niệm tiếp tục làm tư lệnh, đặt dưới quyền xử dụng của Quân Đoàn III.
Vào đầu tháng 4/75, QĐ II&QK2 lần lượt lọt vào tay giặc, sau những cuộc triệt thoái tồi tệ và bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh. Hầu hết quân nhân các cấp thuộc các Sư Đoàn và Tiểu Khu thống thuộc còn sống sót đã tiếp tục di tản vào Bình Tuy, Vũng Tàu, Sài gòn. Được lệnh của Bộ TTM truyền đi trên các đài phát thanh, truyền hình, kêu gọi "đến trình diện tại Trại Chí Linh, Trung Tâm Huấn Luyện XDNT Vũng Tàu" để sau đó được bổ sung tái lập một sư đoàn duy nhất: Sư Đoàn 22BB với Thiếu Tướng Phan Đình Niệm tiếp tục làm tư lệnh, đặt dưới quyền xử dụng của Quân Đoàn III.
Không ngờ số lượng đến trình diện thật đông đảo. Đa số là sĩ quan, chỉ có khoảng một phần ba là hạ sĩ quan và binh sĩ. Khi lang thang đi tìm mấy thằng bạn cùng đơn vị cũ, xem ai còn ai mất sau trận chiến Khánh Dương và một số phải di tản theo Tỉnh Lộ 7B oan nghiệt, bỗng tôi nghe trên loa có một giọng Huế quen thuộc gọi tên mình, và yêu cầu đến dãy nhà số 4 gặp Đại Tá Võ Ân. Tiếng gọi quen thuộc ấy cũng chính là tiếng nói của anh.
Tôi tìm
đến dãy nhà số 4, nơi đặt BCH Trung Đoàn 47 (tái lập). Vội vàng tìm gặp
anh, để xem người hùng của trận chiến Ban Mê Thuột bây giờ ra sao. Anh ngồi
trên dãy bàn dài với một vài sĩ quan cấp trung tá, có nhiều vị tôi quen
biết. Tôi đưa tay chào, chưa kịp trình diện lời nào, thì anh đã phất tay
bảo tôi ngồi:
-Tau
được chỉ định tái lập gấp Trung Đoàn 47 này. Mi về đây với tau cho vui. Anh em
23 nhiều lắm. Tụi mình "đánh đấm" tiếp.
Thoáng
một chút xúc động. Nghĩ mình là một sĩ quan đàn em cấp thấp, cũng chẳng tài cán
gì, chỉ gặp gỡ một vài lần và được anh quí mến. Vậy mà hôm nay, trong cái cảnh
chợ chiều, hổn tạp rối ren này, anh vẫn còn nghĩ đến mình.
Ba ngày sau, Trung Đoàn 47 BB được tạm tái lập với một quân số mà quan nhiều hơn lính. Một tiểu đoàn có đến 2 trung tá. Cấp đại đội có 1-2 thiếu tá, có vị đã từng làm tiểu đoàn trưởng hay chi khu phó. Có nhiều trung đội được chỉ huy bởi một đại úy với quân số không quá 25 người, mà 50% là sĩ quan. Chắc chắn trên thế giới không có một đội quân nào với bản cấp số kỳ quặc và "ghê gớm" như thế.
Ba ngày sau, Trung Đoàn 47 BB được tạm tái lập với một quân số mà quan nhiều hơn lính. Một tiểu đoàn có đến 2 trung tá. Cấp đại đội có 1-2 thiếu tá, có vị đã từng làm tiểu đoàn trưởng hay chi khu phó. Có nhiều trung đội được chỉ huy bởi một đại úy với quân số không quá 25 người, mà 50% là sĩ quan. Chắc chắn trên thế giới không có một đội quân nào với bản cấp số kỳ quặc và "ghê gớm" như thế.
Trong
hầu hết những bài viết về các trận chiến cuối cùng của QLVNCH, dường như chưa
có ai nói đến sự kiện này. Tại sao những sĩ quan cấp tá, cấp úy lại sẵn sàng
nhận lãnh những chức vụ quá nhỏ nhoi như thế, trong lúc tình hình nguy ngập,
chiến trường đang từng giờ thu hẹp lại, mà mọi bất lợi, hiểm nguy đang chờ họ
đối mặt? Hơn nữa hầu hết đều bỏ lại gia đình ở miền Trung mà bây giờ đã thuộc
vùng địch chiếm. Bao nỗi ưu tư canh cánh bên lòng. Nếu không phải là "Tổ
Quốc, Danh Dự. Trách Nhiệm", sứ mạng cao cả mà họ đã tuyên thệ nhận lãnh
khi quì xuống vũ đình trường trong ngày mãn khóa?
Ngay tại
BCH Trung Đoàn, ngoài Đại tá Võ Ân Trung đoàn trưởng, còn có đến 4, 5 trung tá.
Trung tá Nguyễn Thắng Phùng, Chỉ huy trưởng TTHL/SĐ 23BB nhận lãnh chức vụ
Trưởng ban 3( kiêm Phụ Tá Hành Quân). Vai trò này anh đã từng làm cách đây trên
10 năm, khi còn mang cấp bậc thiếu úy. Tôi vẫn còn nhớ, khi mới ra trường vài
tháng, dắt trung đội biệt phái đến trình diện BCH Trung Đoàn 45BB của Trung tá
Võ Văn Cảnh ( sau này lên Thiếu Tướng), đóng trại giữa rừng để chỉ huy
trận chiến Quảng Nhiêu đang hồi khốc liệt nhất, tôi được gặp Thiếu Úy Nguyễn
Thắng Phùng, đang là Trưởng Ban 3 Trung Đoàn. Anh rất vui vẻ, niềm nở hướng dẫn
trung đội tôi ra nằm giữ an ninh cho một Pháo Đội Pháo Binh 155 ly, đóng bên
cạnh BCH Trung Đoàn. Anh dặn dò chỉ vẽ những điều cần thiết. Chỉ với câp bậc
thiêu úy, nhưng tôi nghĩ anh là một Trưởng Ban 3 nhiều kinh nghiệm, khả năng.
Tôi có cảm tình với anh kể từ ngày ấy. Anh đã đảm trách chức vụ này từ khi còn
thiếu úy, bây giờ mang đến cấp bậc trung tá, anh lại trở về với cái chức vụ hơn
10 năm trước. Vậy mà anh rất vui vẻ, bình dị, thường thân tình đùa cợt với anh
em và chu toàn trách nhiệm của mình. Anh bảo:
- Được
làm việc với Đại Tá Ân là vui rồi!
Tôi rất
nể phục thái độ và tư cách của anh.
Trong
BCH Trung Đoàn có một vài vị nguyên là tiểu khu phó, tham mưu trưởng của các
tiểu khu. Tôi cũng gặp một anh thiếu tá, nguyên là tiểu đoàn trưởng xuất sắc
của một tiểu đoàn ĐPQ tại TK Bình Định. Năm 1971 có một thời tăng phái hành
quân cho Chiến Đoàn 44 của chúng tôi tại An Khê, (khi ấy tôi là Trưởng Ban 3
Chiến Đoàn nên thường gặp và biết khả năng điều quân của anh), còn bây giờ thì
anh đang vui vẻ làm đại đội trưởng với quân số chưa tới 80 người.
Tôi được
anh Ân thương mến, giao cho một chức vụ cũng không có trong bản cấp số: Sĩ Quan
Hành Quân & Tiếp Vận. Thực chất, đó chỉ là một loại "thượng sĩ thường
vụ" của Trung Đoàn, chạy ngược chạy xuôi lo đủ thứ việc.
Ngày
17/4/1975, chưa kịp trang bị xong, một số quân nhân chưa có cả súng đạn, Trung
Đoàn được lệnh di chuyển xuống Long An, đảm trách hành quân an ninh trong vùng
Bến Lức. Ban đêm, từng đoàn xe từ Tổng Kho Long Bình chở vũ khí, quân trang
quân dụng xuống để đơn vị vừa hành quân vừa trang bị tiếp. Đạn thì thiếu nhưng
súng lại thừa. Một người có thể được trang bị một khầu M16 và thêm một súng
Colt 12 nếu muốn.
Ngày
22/4/75 có khoảng 10 tân sĩ quan hai khóa 28 và 29 của Trường VBQGVN vừa tốt
nghiệp "non" tại Trường Bộ Binh Long Thành, đến trình diện. Các anh
vẫn giữ đúng nề nếp, cử một đại diện chỉ huy trình diện đơn vị trưởng theo đúng
lễ nghi quân cách. Nhìn họ mà tất cả chúng tôi ai nấy cũng đều cảm kích, chạnh
lòng. Những sinh viên đã từ bỏ học đường chọn binh nghiệp bảo vệ giang sơn tổ
quốc. Bây giờ giang sơn đang như sợi chỉ mành trước gió, tổ quốc lâm nguy, vậy
mà họ vẫn đến đây, để chấp nhận một cuộc chiến ở giờ thứ 25, trong một hoàn
cảnh hoàn toàn bất lợi, khi chưa hề có được một ngày kinh nghiệm chiến trường.
Trong những đôi mắt nhuốm chút ít ưu tư ấy vẫn tỏa ra đầy khí phách, sẵn sàng
nhập cuộc.
Đại Tá
Võ Ân đến bắt tay từng người một. Im lặng một lúc, anh lấy giọng:
-Thay mặt đơn vị, anh cám ơn và hoan nghênh các em đã đến trình diện. Các em đã cho chúng tôi một nguồn sinh lực mới, sau thời gian trải qua những mất mát, giao động. Điều đó cũng đã là một góp phần xứng đáng rồi. Anh biết các em chưa nghỉ phép sau khi làm lễ ra trường. Còn đơn vị lại đang trong thời kỳ tái tổ chức. Bây giờ theo thông lệ, anh cấp cho các em giấy nghỉ phép mười ngày, để các em về thăm gia đình. Mong là các em hiểu sự quyết định này của anh.
-Thay mặt đơn vị, anh cám ơn và hoan nghênh các em đã đến trình diện. Các em đã cho chúng tôi một nguồn sinh lực mới, sau thời gian trải qua những mất mát, giao động. Điều đó cũng đã là một góp phần xứng đáng rồi. Anh biết các em chưa nghỉ phép sau khi làm lễ ra trường. Còn đơn vị lại đang trong thời kỳ tái tổ chức. Bây giờ theo thông lệ, anh cấp cho các em giấy nghỉ phép mười ngày, để các em về thăm gia đình. Mong là các em hiểu sự quyết định này của anh.
Hầu hết
các tân sĩ quan nhất quyết xin ở lại để chiến đấu cùng đơn vị. Có anh bảo là
gia đình ở ngoài Trung, không có ai ở đây. Nhưng tất cả sĩ quan chúng tôi có
mặt lúc ấy đều thấy quyết định của ĐạiTá Ân là có cân nhắc và có tình có lý,
nên khuyên các anh nên chấp nhận quyết định của Đại tá, nếu anh nào gia đình ở
miền Trung có thể về Sai gon tạm nghỉ ngơi chờ lệnh, sau khi hết phép trở lại
đơn vị cũng chưa muộn (?)
Ngay
chiều hôm ấy, có lệnh bàn giao vị trí cho một đơn vị khác của Quân Đoàn III,
chúng tôi khẩn cấp di chuyển đêm xuống giải tỏa áp lực địch tại Quận Cần Giuộc.
Theo tin tức, đã có hơn một trung đoàn địch đang trên đường tiến đến uy hiếp
khu vực này.
Tất cả
chúng tôi đều đến từ Vùng 2, nên không ai biết rành địa thế và tình hình trong
khu vực lạ lẫm này. Để tránh chậm trể và nguy hiểm, Trung Đoàn được biệt phái
một toán Cảnh Sát do một Thiếu Tá chỉ huy, dẫn đường. Khởi hành từ 10 giờ tối,
cho mãi 5 giờ sáng đơn vị mới tới địa điểm. Toán Cảnh sát "hướng lộ"
đã dẫn chúng tôi đi sai lộ trình. Rất may là tất cả an toàn, không đụng độ với
bất cứ lực lượng nào của địch.
BCH
Trung Đoàn đóng tại Trường Trung Học Cần Giuộc. Phía trước là đồng ruộng, sau
mùa gặt nên đất đã khô và trơ những gốc rạ. Tổng Kho Long Bình có lệnh phân tán
quân trang quân dụng, nên đã đưa xuống đây cả mấy chục chiếc xe GMC và xe jeep
các loại, kèm theo một lệnh miệng: "Mỗi xe chỉ có đầy bình xăng, xử dụng
chiếc nào đến hết xăng là bỏ luôn." Vừa xe, vừa gạo, và quân trang chất
thành những đống cao giữa trời, trên những đám ruộng khô.
Trung
Đoàn có ba tiểu đoàn, không có đại đội trinh sát và đại đội chỉ huy công vụ.
Một tiểu đoàn đóng chung với BCH Trung Đoàn, làm lực lượng trừ bị, hai tiểu
đoàn bung ra xa. Trong đó có một tiểu đoàn hành quân tái chiếm xã Mỹ Lộc, một
khu trù phú của quận Cần Giuộc, bị một tiểu đoàn địa phương của địch xâm nhập,
truy giết các nhân viên xã ấp và các trung đội nghĩa quân.
Giữa một
cuộc chiến không nhìn thấy tương lai, và phải chỉ huy một đơn vị như chiếc áo
cũ mục nát,được vá víu bằng những tấm vải đủ màu, nhưng Đại tá Võ Ân cùng tất
cả chúng tôi đã sống với nhau thật vui vẻ, chí tình. Với tôi, đó lại là thời
gian đáng ghi nhớ nhất trong cả mười một năm binh nghiệp. Cái ranh giới chỉ huy
gần như nhỏ lại, để nhường cho cái tình huynh đệ. Điều này có được phần lớn là
nhờ vào anh - Đại tá Võ Ân.
Ngày
xưa, khi còn chỉ huy các tiểu đoàn, trung đoàn hùng mạnh, tham dự nhiều trận
chiến cam go ở Bình Định, Pleiku, Kontum, Quảng Đức, anh vẫn vui vẻ thân tình
như hôm nay. Với bạn bè hay đàn em, thuộc cấp lúc nào anh cũng dùng hai chữ
"mi, tau". Sĩ quan trong đơn vị thực sự xem anh như một người anh,
hay một ông thầy của thời trung học.
Tháng 11
năm 1973, Phóng viên chiến trường Dương Phục, trong một lần đặc biệt đi theo
đơn vị của anh, khi ấy là Trung Đoàn 53 thuộc Sư Đoàn 23BB, đang quần thảo với
địch trong một trận chiến vô cùng khốc liệt tại Quảng Đức, đã viết:
"Tôi
vác ba lô ra xe và hai tiếng đồng hồ sau có mặt bên cạnh đơn vị có nhiệm vụ tái
chiếm hai tiền đồn Bu Prang và Bu Bong đã lọt vào tay địch quân trong cuộc tấn
công ngày 4.11 vừa qua.
Trung Tá
Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, trông giống một giáo sư hơn là
một đơn vị trưởng tác chiến. Cả bộ chiến phục bụi bậm, bẩn thỉu, và khẩu súng
lục Colt 12 đeo lủng lẳng bên hông cũng không giúp anh có vẻ ngoài oai hùng của
người lính chiến. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là bề ngoài. Sức chịu đựng bền
bĩ và ý chí sắt thép của anh Ân được truyền tụng theo chiều hướng huyền thoại
hóa trong trung đoàn.
Ân tiếp
tôi ngay tại vị trí chiến đấu của Tiểu Đoàn 2/53. Khuôn mặt trẻ trung, nhưng
dầy dạn vẻ phong trần, nụ cười chân tình như chỉ những người lính chiến mới
biết cười như vậy. Ân bảo tôi:
- Anh
đến chậm mất hai ngày.
- Hai
ngày sớm hơn đã xảy ra chuyện gì?
- Pháo.
Địch pháo như mưa, pháo dội vào các đơn vị chúng tôi. Sau pháo, chúng xung
phong."
Sáng
ngày 27 tháng 4 /1975, khoảng 10 giờ sáng. Khi chúng tôi đang ngồi uống cà phê
trong một phòng học được dùng làm Trung Tâm Hành Quân, nghe tiếng trực thăng
đang đảo thấp một vòng đáp xuống đám ruộng khô phía trước, cách chúng tôi chừng
hơn100 mét. Nghĩ là trực thăng CNC đến làm việc cho Trung Đoàn, Đại Tá Ân bảo
tôi lấy một chiếc xe jeep mới toanh, không mui, chạy ra đón phi hành đoàn. Vì
trời nóng, nên đa số chúng tôi đều mặc áo thun. Tôi không kịp mặc áo lính, lái
xe chạy băng qua mấy đám ruộng khô và dừng lại trước chiếc trực thăng vừa đáp
xuống. Bỗng bất ngờ, ngạc nhiên khi thấy một người vừa bước xuống, tay cặp
chiếc mũ sắt ngụy trang có gắn 3 ngôi sao. Theo sau là một vị trung tá trên tay
cầm khẩu M-18. Tôi giật mình, nhận ra đó là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Vội
vàng bước xuống xe, tôi đứng nghiêm đưa tay chào. Ông bước tới gần tôi. Trong
tiếng cánh quạt trực thăng chưa dừng hẵn, tôi nghe ông hỏi lớn:
- Có Đại
Tá Ân trong đó không?
- Trình
Trung Tướng, có.
Tôi trả
lời và mời ông lên xe, nhưng ông từ chối, bảo là ông muốn đi bộ. Có thể là ông
có ý cho tôi chạy vào trước để báo cho đại tá Ân, tôi đoán thế.
Tôi vội vã lái xe chạy vào BCH la lớn cho Đại Tá Ân và mọi người biết: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng tới thăm chứ không phải phi hành đoàn.
Tất cả vội vã mặc áo và sửa soạn lại tấm bản đồ lớn được treo trên bảng đen (của lớp học). Tôi xếp mấy chiếc ghế lại cho ngay ngắn. Khi Đại Tá Ân chưa kịp bỏ áo vào trong quần thi Tướng Trưởng đã bước vào phòng. Anh chỉ còn kịp đứng nghiêm hô to: "vào hàng, phắc" rồi đưa tay lên chào.
Tôi vội vã lái xe chạy vào BCH la lớn cho Đại Tá Ân và mọi người biết: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng tới thăm chứ không phải phi hành đoàn.
Tất cả vội vã mặc áo và sửa soạn lại tấm bản đồ lớn được treo trên bảng đen (của lớp học). Tôi xếp mấy chiếc ghế lại cho ngay ngắn. Khi Đại Tá Ân chưa kịp bỏ áo vào trong quần thi Tướng Trưởng đã bước vào phòng. Anh chỉ còn kịp đứng nghiêm hô to: "vào hàng, phắc" rồi đưa tay lên chào.
Tướng
Trưởng trông khá mệt mỏi, ánh mắt hình như bị mất ngủ. Ông hỏi với một giọng
buồn bã:
- Tình
hình thế nào em?
Đại Tá
Ân đưa cây que chỉ bảng lên tấm bản đồ, định trình bày tình hình, thì Tướng
Trưởng đưa tay ngăn lại. Ông chỉ nói một câu ngắn ngủi:
- Phải
cẩn thận. Đừng để hao tốn sinh mạng của anh em một cách vô ích.
Sau khi
đưa tay bắt từng người có mặt trong TTHQ, Tướng Trưởng cho biết ông không có
nhiều thì giờ vì chỉ mượn được trực thăng trong một thời gian ngắn, và bảo Đại
Tá Ân lái xe chở ông sang thăm ông Quận trưởng Cần Giuộc. Tôi gọi toán cận vệ
lên một xe jeep khác chạy theo, nhưng Tướng Trưởng khoát tay, bảo không cần.
Sau này Đại tá Ân cho biết, anh Trung tá Quận Trưởng này cũng là một thuộc cấp
được Tướng Trưởng tin cậy và quí mến, thời Ông còn làm Tư Lệnh QĐIV.
Cả đại tá Ân và chúng tôi không biết lúc ấy Tướng Trưởng giữ chức vụ gì. Chỉ biết là ông đến thăm anh Ân và dặn dò đôi điều. Anh Ân cũng cho biết là chưa từng làm việc dưới quyền Tướng Trưởng, có lẽ ông chỉ nghe nói đến anh Ân "người hùng trong trận chiên Ban Mê Thuột", nên đến thăm và khen ngợi anh như từng khen ngợi những sĩ quan, những đàn em xuất sắc của ông ở Quân Đoàn I, nơi có nhiều cấp chỉ huy lỗi lạc với cái tên chỉ có hai chữ như anh (Võ Ân): Lê Huấn, Võ Toàn, Vĩnh Dác, Hoàng Mão, Nguyễn Hóa, Võ Vàng...
Cả đại tá Ân và chúng tôi không biết lúc ấy Tướng Trưởng giữ chức vụ gì. Chỉ biết là ông đến thăm anh Ân và dặn dò đôi điều. Anh Ân cũng cho biết là chưa từng làm việc dưới quyền Tướng Trưởng, có lẽ ông chỉ nghe nói đến anh Ân "người hùng trong trận chiên Ban Mê Thuột", nên đến thăm và khen ngợi anh như từng khen ngợi những sĩ quan, những đàn em xuất sắc của ông ở Quân Đoàn I, nơi có nhiều cấp chỉ huy lỗi lạc với cái tên chỉ có hai chữ như anh (Võ Ân): Lê Huấn, Võ Toàn, Vĩnh Dác, Hoàng Mão, Nguyễn Hóa, Võ Vàng...
Tôi gặp
và biết anh Ân lần đầu tiên vào khoảng cuối năm 1972, khi anh mang cấp bậc
trung tá, dắt một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 22BB, từ Bình Định lên tăng cường cho
Trung Đoàn 44BB chúng tôi, để giải tỏa Trung Nghĩa, một ngôi làng Công giáo,
dưới sự chỉ huy của một vị linh mục, quyết tử chiến với Cộng quân, nhưng vì
không đủ hỏa lực nên bị một lực lượng địch cấp tiểu đoàn chiếm hơn nửa làng.
Một trận chiến phức tạp, khốc liệt, và cuối cùng anh đã chiến thắng ngoạn mục.
Bằng một lối đánh giặc rất đặc biệt, xử dụng toàn súng cối 60 ly thay cho Pháo
Binh và phi yểm.
Sau
nhiều lần tấn công bất thành, do lực lượng địch trú ẩn bám trụ trong các giao
thông hào kiên cố và chống trả mãnh liệt. Lệnh của Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn,
tránh tối đa việc xử dụng phi pháo có thể gây thiệt hại cho khu nhà thờ và nhà
cửa của dân chúng. Hơn nữa, Pháo Binh khó cận yểm vì khoảng cách giữa địch và
dân quá gần, tiền sát viên của ta khó tiếp cận để điều chỉnh cho thật chính
xác.
Anh lệnh
cho các đại đội tạm rút ra, lựa chọn các binh sĩ trẻ và có năng lực tác chiến,
chỉ trang bị súng nhẹ, không mang theo ba lô, chia thành nhiều toán nhỏ, làm
lực lượng xâm nhập, tấn công. Các binh sĩ lớn tuồi hay yếu kém theo sau, làm
lực lượng tải đạn, tản thương và án ngữ. Anh tâp trung cơ hữu và xin chúng tôi
tăng cường thêm cho anh nhiều súng cối 60 ly (ít được các đơn vị xử dụng) với
đầy đủ đạn dược, cùng một số xạ thủ có kinh nghiệm về loại vũ khí này. Tôi được
Đại Tá Phùng Văn Quang, Trung Đoàn Trưởng 44, chỉ định đảm trách công việc này.
Anh và tôi cùng hướng dẫn cấp tốc các tiểu đội trưởng cũng như xạ thủ, điều
chỉnh súng cối từng mét một. Khi các tiểu đội bò vào tiếp cận các hầm hố của
địch, đích thân anh điều động trên 20 khẩu súng cối 60 ly tác xạ theo sự điều
chỉnh của các tiểu đội trưởng. Kết quả thật không ngờ. Địch quân bị tiêu diệt
bởi các khẩu súng cối 60 ly này, số còn lại bị thương và bị bắt sống, bên ta
không có binh sĩ nào tử thương.
Sau trận
chiến, trước khi trở về đơn vị gốc, anh gọi tôi ra ăn bữa cơm chia tay, cùng
với vài sĩ quan của anh ngoài tiệm Thiên Nam Phúc. Và có lẽ do chiến công này,
chỉ một thời gian ngắn sau đó anh được thuyên chuyển về Sư Đoàn 23 BB để giữ
chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 thay Đại Tá Trần Văn Chà. Sau này, tôi
cũng được nghe kể lại, anh Ân là người chưa từng giữ cấp "phó" bao
giờ.
Anh tốt
nghiệp Khóa 12 Thủ Đức, là người thăng cấp trung tá sớm nhất và cũng là người
duy nhất của khóa mang cấp bậc đại tá . Hầu hết những sĩ quan giữ chức vụ tiểu
đoàn trưởng dưới quyền, đều là khóa đàn anh, có người xuất thân trường Võ Bị
đồng thời với anh. Nhưng tất cả đều nể phục và kính mến anh.
Ngày 30-4-75, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chúng tôi đang quây quần trong phòng học được dùng làm TTHQ. Đại Tá Ân gục đầu xuống bàn. Tất cả im lặng. Cái im lặng thật rợn người. Có lẽ trong đầu mỗi người đang suy nghĩ về một điều gì đó. Tôi bước lại ôm vai anh. Trung Tá Phùng lệnh cho gọi tất cả anh em tập họp trước sân trường để nghe anh Ân ra lệnh lần cuối cùng. Anh cám ơn, bắt tay và ôm từng người, chúc tất cả trở về an toàn và gặp lại gia đình. Anh cũng ra lệnh phá hủy tất cả các loại súng ống trước khi rời vị trí.
Anh bảo
tôi tâp trung tất cả tài xế lái các xe GMC khả dụng chở anh em về cầu chữ Y.
Không đủ xe, tôi chạy đi mướn thêm hai chiếc xe đò. Tôi nghiệp hai anh tài xế
đến giờ này vẫn còn chí tình với lính, tình nguyện chở giúp bọn tôi về đến Sài
gòn. Tôi đưa anh về nhà (chị Ân thuê để cùng các con tạm trú ở đây, sau khi
theo đoàn quân di tản từ miền Trung). Anh bắt tay tôi thật chặt, nhìn tôi rồi
bỗng nở một nụ cười, như chưa hề có chuyện gì xảy ra:
- Mi về xem vợ con ra sao. Cẩn thận
hỉ.
Tôi nhìn
anh, chưa biết nói lời gì để an ủi anh, thì lại nghe tiếng anh đùa:
- Que
sera sera! Chừ tau chỉ tội nghiệp cho vợ con, còn tau thì phó thác số phận cho
ông trời!
Tính anh
là vậy đó, lúc nào cũng bất cần, cũng cười đùa, mặc dù trong lòng đang rối như
tơ vò.
Chia tay
anh, tôi bước đi mà nước mắt lưng tròng. Bước chân nhẹ tênh như không còn cảm
giác, và trong lòng bây giờ dường như chỉ là một khoảng trống mênh mông!
1 comment:
Nghĩa tình gắn bó trước sau,
Dù trong gian khổ nhìn nhau vẫn cười.
Post a Comment