_________
CHÂN DIỆN MỤC
Con đường xưa em đi
trong thôn trong làng thì nó thơ mộng lắm! Nhưng ngày nay ít ai viết về
các thơ mộng này! Chỉ còn hoài vọng những bước đi hồi hộp khi nghe tiếng trống
trường…
Con đường đẹp nhất là đường
làng khi đi chợ tết!
… Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé rúc đầu bên vú mẹ
Hai người thôn gánh gạo chạy theo hầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau …
Ôi! Tôi có thắp hương
vái ngàn lần cũng không thấy hiện ra con đường ấm áp ấy!
Nhưng khi có thành thị
thì nhiều con đường sang trọng, tươi vui, nhiều mầu sắc quyến rũ ta!
Những bước đi của các
nàng Tiên Nữ ven hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây đã:
Làm xao xuyến cả hồn trăng cánh gió
Dù chỉ là đi dạo ăn chiếc kẹo dừa
Mình ơi có đi bờ hồ
Ăn chiếc kẹo dừa
Ôi! Mùa Hè ăn miếng sấu
giầm, mùa Đông nhâm nhi lạc rang húng lìu… thì thật là tuyệt cú mèo! Chỉ cần ngồi
bờ hồ Halaie uống ly khóm (dứa) lát chế Sirop thì tuyệt. Cái hương liệu sirop của
Pháp nó thơ biết bao! Khi chán ăn uống rồi thì dạo bờ hồ xem Xi nê chổng mông!
Thưa quí vị, cái xi nê nó nhỏ hơn cái tủ lạnh ngày nay ấy, mua vé rồi chổng
mông, cúi đầu để xem hình trong đó!
Các chàng ngáo mà muốn lẽo
đẽo theo sau các tiểu thư nhìn trộm thì con đường đẹp hiện ra, dẫn dụ hoài: đền
Quán Thánh, đài nghiên tháp bút, đền Ngọc Sơn, núi Nùng, vườn Bách Thảo, đào Nhật
Tân sông Nhị …
Thế rồi các chàng
Suối Đào lạc nẻo phố hàng rươi
Nắng lộng thanh thiên mắt lộng cười
Phải rời bỏ các con đường
đẹp ấy để
Trời không nhạn lẻ bạt về Nam
Những con đườn Sàigòn thời
ấy! Nói khác biệt, phân cách thì cũng quá… nhưng… thực là nhiều con đường, nhiều
sắc thái… và cái nhớ nhung, mơ mộng nó cũng thay đổi theo thời gian!
Những người mới vô, ít
tiền thì đâu dám bén mảng tới Givral, đâu dám theo đuôi mấy nàng Mari Quệc! Đành
theo đường Răng lung la lung lay (Legrand de la liraye) hay đường Bạc Má Hồng
(Mac Mahon) hoặc con đường ve kêu rền rĩ (hoặc diếc tai, gần sở thú).
Hồi đó, những con nhạn lẻ
không tiền, thường đi đường Pelerin để đến cuối đường uống nước mía Viễn Đông
(một đồng một ly) hoặc vào chợ Bến Thành ăn ly đậu đỏ (hình như cũng một đồng).
Sau đó có tiền thì ăn bún ốc bà Bủng rồi sang đường Gia Long thì mát trời ông Địa
với những món tuyệt vời: Bún thang và đặc biệt là bánh cuốn Ngọc Hương. Với những
người sành ăn thì bánh cuốn Ngọc Hương là ngon Đệ Nhất Thế Giới!
Phở Bắc thì lúc đầu Hợp
Lợi độc bá Sài gòn (đường Hui Bon Hoa, sau đổi là Lí Thái Tổ). Sau này thì có phở 79 ở đường
Võ Tánh (sau đổi là Nguyễn Trãi). Sau nữa thì có phở đường Pasteur và phở gà Hiền
Vương sau nữa… thì người ta đột phá với phở Tàu Bay, Cao xạ, Tầu thủy…
Ở ngã ba Ông Tạ thì ôi
thôi đủ thứ Nai Đồng Quê, Sống Trên Đời… Đặc biệt là các Tiểu Thư hồi đó còn e lệ, kiểu
cách nên ít dùng món mộc Tồn này! Mà phỉ phui! Các nàng này nói đến món Ngầu
Pín thì đã đỏ mặt rồi… chứ nào dám vào hàng kêu món đó !!!
Thời này có cái thú là
trưa, chiều chiều… cầm đũa khẩy khẩy mấy các đĩa nhỏ, mài răng chơi với mấy con
mực nướng cầm búa đập cho mềm hay cho vào máy cán cho mỏng cho tơi, mực này mà
chấm với tương ới thì thật tuyệt! Món này thường hay đóng đô ở đường Duy Tân và
ở nhà thờ Đức Bà đường Minh Mạng, Chợ Lớn! Cùng nổi danh ở nơi này với món mực
khô là Bò Khô, thật không hổ danh hai chàng Hạc Bút Ông và Lộc Trượng Khách này!
Bò khô người ta nướng thế nào mà ăn với đu đủ xanh thái nhỏ thì thật là tuyệt!
Thật không hổ danh cái nghề làm nước chấm của các chú Ba Tầu! Người ta làm đầy
chai ớt đỏ ngâm với tỏi, đường, giấm rất là tuyệt cú mèo, bạn muốn xịt đầy đĩa
để… uống thì cứ tùy tiện… Nhưng người sành ăn thì không chỉ ăn bò khô mà thôi…
mà phải có gan bò xắt nhỏ nướng… cháy cạnh nó mới đã !!!
Thời gian là thoi đưa!
Sau này hàng ngàn quán ăn, cà phê sang ngon, mới, bạo… mọc lên… đến những kẻ
Thổ Công còn không nhớ hết, huống hồ là người bình thường!
Nhưng không hiểu sao đường
nào cũng nghe có mùi thuốc súng. Nhiều quán người ta trang trí một cây bị bắn
thủng nhiều lỗ. Một cái gạt tàn bằng vỏ đạn, gạt tàn hình quan
tài… ??? và… cổng vào … có giây chì gai ???
Con đường xưa em đi
Giờ đây giăng giây chì
Và rồi em hết đi!
C.D.M.
8 comments:
Sau một loạt bài Thầy gởi đến chỉ có cái tựa mà thôi , còn chừ nghĩa đâu mất tiêu, mọi người xôn xao email bảo nhau" Sao kỳ dz."
Bây giờ thì bài mới "con đường xưa em đi"Ông Thầy đến mọi người đây ....
Thiệt tình ông Thầy làm mọi người đứng tim ....
ai cũng hỏi"Thầy có sao không"
TL
Comment của Kim Quang
Thầy ơi
Bốn năm cái meo thầy gởi chữ nghĩa tàng hình hết
Trông thầy gởi lại cái cổ dài thòng, con mắt lồi ra, cũng chẳng thấy chữ nào cả
Bửa nay thầy bù lỗ, cho đọc một bài mắc cười té xiểu luôn
Cảm ơn thầy bày đặt chuyện chọc cười thú vị ghê! Hahaha!
Em nghĩ ai già cũng thích vui thầy hé.
KQ
Comment của Lê thị Kim Oanh ( Blog Longho vinh long)
Thầy kính mến.
Chị Kim Quang nói đúng đó thầy, em vừa đọc vừa cười lại vừa nhớ.... nhớ những con đường xưa em ăn ...hàng hihihih.....
Cái nhớ đầu tiên là Ba em. mỗi buổi ăn cơm xong ba hay ngồi kể chuyện cho các con nghe thời ba đi học. Bạc Má Hồng hay cái lặc lìa lặc lọi(la clé)..., rồi khi hè em lên Sàigòn học sinh ngữ. em cùng bạn đi ăn hàng rong những món thầy kể ấp đầy ký ức, còn món bột chiên Nguyêễn Tri Phương ... hủ tiếu cá Thanh Xuân nữa đó thầy, ôi nhớ mãi.
Nhưng em không bao giờ quên món bún Kiêng Giang quê thầy. Em đi vượt biên sợ bại lộ vậy mà mỗi lần xuống bến xe em chạy ngay vào chọ ăn 1 tô rồi sao cũng được.
Hy vọng em được nghe thầy kế chuyện Con Đươờng Xưa Thầy Đi ở Rạch Giá? 1 ngày gần nha thầy. Kính chúc thầy luôn vui khoẻ. Cám ơn thầy nhiều.
Em Kim Oanh
Comment của anh LĐCT
Bài viết vui, thiếu đường Cần Thơ và RG.
Thầy nên in ra sách
Lê Đình Chơn Tâm
Kinh Phật cho Đường Tam Tạng rớt xuống biển, nước xoá hết rồi anh LDCT ơi ,chắc nhập tâm của Đường Tăng rồi
Giống như
"Con đường xưa em đi "
Người ta kéo dây chì
Vậy mà Thầy Viên vẫn đi , hết hang cùng ngỏ ngách từ Hà Nội tới Sài Gòn. Món ngon vật lạ nào cũng không thiếu bước chân Thầy vì nó đã khắc sâu trong tâm thức của Thầy, lim dim nhắm mắt là nhìn thấy rõ ngay không cần sách vở.
Hi hi hi...
Kỹ niệm đã đi vào ký ức
Nhắm mắt thôi hiển hiện đủ đầy
Vì tất cả nằm trong tâm thức
Mặc thời gian làm tóc trắng bay
Post a Comment