Thursday, December 6, 2018
Sự tích về những cây cầu ở Rạch Giá
Xưa dòng nước từ đầu doi Hà Tiên ra biển có tên rạch Giá,ngôi chợ bên dòng rạch được gọi là chợ Rạch Giá.
Lúc đầu do nhu cầu giao thông thủy của Rạch Giá nên chính quyền thực dân mới làm cầu quay,1 loại cầu quay cất lên để cho ghe thuyền qua lai. Sau này cầu không quay nữa và được xây bê tông cố định, hai bên cầu xây hai chợ cá, chợ cá đồng và chợ cá biển nên nhân dân gọi là cầu Chợ Cá. Hiện nay được gọi là cầu Chợ Rạch Giá.
Cầu quay thụt
cây cầu này hiện đã biến mât. Khi rạch Vàm Trư còn thông ra rạch Giá, vao giữa thập niên 20 của thế kỷ trước, lúc bắt đầu làm con đường Rạch Giá - Hà Tiên, chính quyền làm cây cầu ngang qua rạch, đoạn đầu đường Mạc Cửu hiện nạy Cũng do nhu cầu giao thông thủy nên phải làm cầu quay, nhưng quay thụt vao chứ không cất lên như cầu chợ. Khi rạch Vàm Trư bị lấp đoạn cuối thì cây cầu này cũng mất đi.
Cầu Đúc
Khi kênh Ông Hiển được đào , người ta cũng đào con kinh Nhánh, làm cho con đường Rạch Giá - Minh Lương bị ngăn cắt nên phải làm cầu cho xe qua lai. Đây là con đường chính từ Rạch Giá đi Cần Thơ nên chính quyền cho xây cầu bê tông, từ đó nhân dân gọi là "Cầu Đúc" để phân biệt với nhiều cây cầu lúc bấy giờ chỉ làm bằng sắt.
Cầu Quay An Hòa
Hiện, cây cầu này vẫn được gọi là cầu quay, dù nó không còn quay nữa . Cầu bắc ngang kênh Ông Hiển, nằm trên quốc lộ 80(lúc đầu gọi là Liên tỉnh lộ 12). Do con kênh khá lớn, lưu lượng ghe thuyền qua lại nhiều nên phải làm cầu quay, nhưng quay ngang ở một trục giữa, khi là cầu sắt, sau làm cầu đục Trong chiến tranh, có lúc bị đánh hư nên bắc một đoạn giữa bằng sặt Hiện là cây cầu cũ một chiều từ Rạch Giá qua Rạch Sỏi.
Cầu Rạch Sỏi
Bắc ngang con rạch Sỏi khá cao nên không phải quay, ban đầu là cầu sắt, sau làm cầu đúc . Trong chiến tranh , có lúc bị đánh hư nên bắc một đoạn giữa bằng sắt . Hiện nay là cầu cũ một chiều từ Rạch Giá qua Rạch Sỏi , đoạn giữa bằng sắt vừa sập á .
Cầu Đôi
Hiện mang tên cầu Phó Cơ Điều , nối liền đường Ngô Quyền sang khu vực Vĩnh Thanh Vân . Ban đầu chỉ là một cây cầu sắt , phía dưới cầu có hiệu buôn Ong Đình Ký nên còn gọi là cầu Ong Đình Ký . Sau năm 1960 , do lưu lượng xe qua lại nhiều nên bắc thêm 1 cây cầu cặp bên , từ đó gọi là cầu Đôi.
Cầu Đôi Mới :
Hiện gọi là cầu Sông Kiên . Sau khi rạch Vàm Trư lấp đi đoạn cuối , do nhu cầu giao thông đường bộ về Hà Tiên nên chính quyền xây dựng cầu này bằng sắt nhưng bắc ngay hai cây cầu cặp nhau , là cầu đôi nhưng bắc sau cầu Đôi nên gọi là cầu Đôi Mới.
Cầu Quằng
Bắc trên quốc lộ 80 ( lúc đầu gọi là lộ quản hạt số 8 ) khi con đường này hình thành vào những năm 20 của thế kỷ trước . Trong chiến tranh chống Pháp , nhân dân ta chất mấy tấn đất lên cầu rồi cho nổ mìn làm sập cầu để cản trở sự chi viện của quân Pháp từ Long Xuyên qua Rạch Giá . Nhưng cầu chỉ bị oằn xuống chớ không sập , từ đó nhân dân gọi là cầu Oằn sau biến âm thành cầu Quằng như hiện nay.
Còn một cây cầu mà có nhiều người hiểu nhầm ý nghĩa , đó là cầu Tàu Mỹ
Đó chỉ là 1 bến tàu nằm trên con rạch Giá , cặp đường Phan Thanh Giản . Ngày xưa , chính quyền thực dân cho làm con đường xe lửa từ Sài Gòn về đến Mỹ Tho , còn hành khách các tỉnh miền Tây muốn đi Sài Gòn phải đi bằng đường thủy đến Mỹ Tho rồi lên xe lửa . Mỹ Tho ngày xưa được gọi tắt là "Mỹ" như câu ca dao:
"Cúc mọc dưới sông kêu bằng cúc thủy
Sài Gòn xa , chợ Mỹ cũng xa
Gởi thơ thăm hết nội nhà
Trước thăm phụ mẫu , sau là thăm em"
Cầu tàu đó là một bến tàu đi Mỹ Tho theo đường kênh Thoại Hà ra Long Xuyên rồi mới đến Mỹ Tho . Sau khi các con đường bộ hình thành , bến tàu này chỉ dùng cho các tuyến đường Hà Tiên , Cà Mau , Vĩnh Thuận ... nhưng nhân dân vẫn gọi là cầu Tàu Mỹ.
Nguồn Du Lịch Việt Nam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment