Sunday, December 16, 2018

VĂN HÓA VĂN HỌC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VIỆT NAM


Image result for VĂN HÓA VĂN HỌC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VIỆT NAM
______________
CHÂN DIỆN MỤC


Hồi còn thiếu niên, tôi đọc, tôi nghe ngoài chuyện Văn Học người Kinh, văn học các dân tộc thiểu số làm tôi thích thú lắm:

Mì trầu mí chả bố mì phon
Mì phục mì phà bố mì cà lòn
(Có trầu có vỏ không vôi
Có chăn có chiếu không người tình chung)


Hoặc:
Mắc mận đay kin quá mắc mòi
Tu củng đay kin quá tu hoi
(Quả mận ăn ngon hơi quả nhót
Con tôm ăn ngon hơn con ốc)

Những câu:
Ô la li quai quỳ quai cố
Cham bô chàm bồ cham bố
Ố ô ồ ố

Hoặc:
Chầu mi hứa lèo
Giá xú lưu phe mày phay
Chầu mi bòn may
Giá xú lưu bòn cầu
Làm tôi thú lắm!

Sau này tôi đọc trường ca Đam San Tây Nguyên thì:  Ố La La… đây thực là áng văn tuyệt vời, nào thua Sử thi, trường ca Thế Giới ! 
Thú vị nhất là đoạn Đam San bị đối phương thách đấu: Ê Đam San xuống đây quyết đấu với tao (Đam San đang ở trên cây)! –Tao làm sao xuống được, vì tao đang mải mân mê đôi vú của vợ mày!
Sử thi này đích thực là Sử Thi! Có sức sống mạnh mẽ, hào hùng chứ không hạn hẹp, buồn rầu, kể nể… như sử thi của các thầy Mo ở dân tộc phía Bắc!

Đến Trường ca Xing Chơ Niếp thì cho ta biết sức sống, phong tục và tâm tư, ước vọng cùa người Ê Đê! Rồi các bài thơ của người Ê Đê thì thật là dí dỏm, rất có duyên của con người ở núi rừng Tây Nguyên:

Ơ kìa em hỡi
Em đẹp quá em ơi!
Cẳng chân em như cọng môn
Bắp đùi em như cây chuối
Em đẹp quá em ơi!

Và:

Tìm em khó hơn tìm ông trăng tròn
Ông Trăng tuy xa
Một tháng ta còn được thấy một lần
Em tuy gần
Tìm mải chẳng thấy em đâu
Tìm em như voi nhà phá róng
Đi luông tuồng khắp núi cùng non
Đi khắp núi non lâu ngày
Lâu ngày thành con voi điên!

Đến khi đọc tới ông Inrasari thì tôi giật mình, không thể không chắp tay bái phục!
Trước đó tôi đã đọc ông Thôn Bá Hú… ông Mad Mod. Ông Mad Mod viết rất cứng cựa! Ông nghiên cứu về Lịch Sử người Chăm, nhất là bài khảo cứu công phu về người ở Châu Giang, Châu Đốc! Ở đây là dân tộc Chàm hay Trà? Quí vị không thể không đọc  vậy !!!
Đến như ông Inrasari thì phải kể là một tay cự phách. Ông học trung học ở quê nhà, rồi lên Sài Gòn học Đại Học Văn Khoa. Ông nghiên cứu về chữ Chăm, Lịch Sử Dân Tộc Chăm. Nghiên cứu hết mình vì dân tộc mình, quê mình… !
Chỉ có tâm hồn say mê Tháp Nắng mới cho ra tác phẩm ưu hạng: “Lễ Tẩy Trần Tháng Tư”.
Tác phẩm “Chưa Đủ Cô Đơn Cho Sáng Tác” nói lên tâm hồn những con người thực sự sang tác!

Ôi!  Một con người đáng tôn vinh nhưng… nhưng… người ta lại cho là một con người dân tộc thiểu số đáng… “Khuyến Khích”. Cái nhìn của những ông lớn… về văn học đáng… buồn nhỉ?
Một ông lớn ở Hà Nội vào Phan Rang, người ta giới thiệu Inrasari. Vị quan này bèn phán: Phú Trạm hả? (Phú Trạm là tên khác của Inrasari) rồi im re !!! Tôi nghe chuyện này mà buồn… cười! Dĩ nhiên trình độ ông này thua xa Phú Trạm, biết gì mà hỏi !!!

Khi Inrasari được Malaysia phát giải cao quí về văn học Hồi Giáo cho ông, thì ở Hà Nội cũng khen theo cho có lệ!
Ôi! Biết bao giờ người ta mới biết quí trong nhân tài nhỉ?
Cũng như ông nhạc sĩ Trần Tiến ca tụng tháp nắng với những câu Nam mô… Nam Mô… mà không biết rằng người Chàm theo đạo Hồi chứ không theo Phật! Vậy các ông lớn Văn Học nhìn Phú Trạm bằng một con mắt phiến diện! hời hợt chăng?

                                                                                               
C.D.M.


No comments: