Saturday, December 22, 2018

BA ĐẠO DỤ CỦA VUA MINH MẠNG



___________

CHÂN DIỆN MỤC
Image result for vua minh mạng



Vua Minh Mạng là Anh Quân số một của Việt Nam!
Những Đạo Dụ của nhà vua đều là vì Quốc Kế Dân Sinh, chứ không tào lao như các chính quyền khác! Những vấn đề nông dân chưa được giải quyết, ngài ngày đêm lo lắng! Vấn đề trị thủy song Hồng, ngài mất ăn mất ngủ!

Ôi! Lịch sử Việt Nam phải viết lại! Phải viết lại!
Trước đó người ta chia nước thành các Thừa Tuyên… rồi các Trấn! Người điều khiển Thừa Tuyên đều ở Kinh Đô đấy quí vị ạ!!! Ông ta Tuyên Bố uy đức của vua… đến dân… qua các Hào Trưởng… các Hương, Làng, Thôn… (người ta áng chừng vùng đó ngày nay là các Phủ Huyện…) rồi tương đại khúc sử là Thừa Tuyên có các Đơn Vị Dưới Quyền là các phủ huyện đó!!!…
Cái trò Hiện Đại Hóa này thật là Thảm Họa cho các nhà viết sử!!! Cũng như sau này người ta cứ tưởng các Đạo Ngự Sử đóng lỵ ở các Đạo mình xem xét! Thưc ra thì các ông Đạo Ngự Sử đều ở Kinh Đô (không cần biết dân gọi những ông này là quan Trong hay quan Ngoài) Như ngày nay ông dân biểu Quốc Hội nêu lên chuyện khắp nước chứ không phải ở địa phận dã bầu lên mình!


Cái Đạo Dụ Chia Đặt Tỉnh Hạt là đạo dụ đầu tiên chia đất nước thành những đơn vị hành chánh! Tỉnh coi Phủ, Phủ coi Huyện, Huyện coi Tổng, Xã, Thôn…
Mà đã hiện đại, gọn gàng, ngăn nắp như ngày nay đâu!
Minh Mạng đã chia đất nước thành mỗi tỉnh đâu… mà ngài chia mỗi HAI TỈNH!!!
Có Tổng Đốc, Tuần Phủ, Bố Chánh, Án Sát… nhưng có như thời Pháp… mà quí vị tưởng tượng đâu (!). Ông Tuần Phủ ở ngay cạnh ông Tổng Đốc chứ có ở tỉnh phụ thứ hai đâu! Ông ta kiêm luôn việc của cái Phủ bao quanh. Rồi không hiểu thiếu người hay thiếu việc mà ông Phủ, Huyện kiêm luôn việc của phủ huyện bên cạnh… và… tính nhiếp luôn việc của phủ huyện ở xa! Thế cho nên Hai tỉnh, sáu phủ, mười mấy huyện mà nhiều khi chỉ có Tổng Đốc, một tuần phủ, một bố chánh, hai án sát ,3 tri phủ, sáu tri huyện …!!!
Thế cho nên quyền trị dân nằm trong tay Chánh Tổng, Lí Trưởng và…  phép vua thua lệ làng… Ấy thế mà so với ngày nay… thì… còn hơn vạn lần!!!???  Bởi vì có đặt, có phép, quan dưới sợ quan trên… chứ không như bây giờ người ta chỉ sợ ông vô danh ngồi chỉ đạo trên chin từng mây!!!

Cái đạo dụ thứ hai mà tôi nhắc đế liên quan tới những vùng biên viễn!
Cải Thổ Quy Lưu: Những tù trưởng xa xôi không còn là vua con nữa!
Ngài rất lưu tâm đến an ninh và thăng tiến cho các vùng này! Vời các tù trưởng vào triều, ban mũ áo và tập lễ nghi! Khuyến khích họ nói tiếng Việt và tập theo phong tục Việt! Đôi khi gả gái đẹp cho các vị này nữa! Có khi thay thế các vị tù trưởng đã được phong quan chức bằng các quan triều bổ tới (Lưu Quan).
Đạo dụ này cũng có mặt trái và thất bại ở một số nơi. Nùng văn Vân ở Cao Bằng bị “Cải tạo quá, o ép, ràng buộc, nên nổi loạn! Ở Hòa Bình và Ninh Bình, đại thần Hà Duy Phiên đem quân tàn sát... và đặt tay chân của mình làm các Lưu Quan, lập ra trên 50 làng mà người Mường không công nhận… dai dẳng mãi sau này mà hai anh em họ Đinh vẫn chống triều đình!
Tuy có vài điểm đáng buồn như thế nhưng không thể nói Minh Mạng không phủ dụ, không thương sót miền núi (!)
Ngay sau đạo dụ Cải Thổ quy Lưu là đạo dụ Nhất Thị Đồng Nhân: Tất cả đều là con dân đất nước như nhau. Tất cả con dân, suôi cũng như núi, Minh Mạng đều chiếu cố sao cho được an ninh, công bằng và thịnh vượng! Người dân núi chỉ phải đóng thuế bằng một nửa người suôi! Minh Mạng gọi những thôn ngược là thôn Bán Dân: Một nửa con dân của triều đình (mắc cười mấy tay viết sử lơ mơ nói: Các chúa Thái độc ác quá, đem bán dân đi để lấy tiền đóng thuế!!!)
Khi bắt phu làm đường lên núi thì người kinh người thượng lãnh gạo như nhau. Nhưng người Thượng được lãnh thêm một bát muối nữa! (không như bây giờ thì: Nhà nước và nhân dân cùng làm).

Chính sách Nhất Thị Đồng Nhân đã thành công ở miền Nam hơn ở miền Bắc! Nhà vua đã ban các Họ: Sơn, Lâm, Kim, Thạch, Châu cho người Chân Lạp, người Miên. Tôi đã theo rõi các họ này: Ngày nay họ ở lẫn lộn với người Việt và đã Việt Hóa nhiều lắm. Nhiều họ như họ Lâm, họ Châu nói tiếng Việt sõi hơn tiếng Miên, thậm chí có người không nói được tiếng Miên. Họ nói mình là người Việt và theo phong tục… thờ cúng như người Việt.

Khi người Pháp tới: Thấy người Miên không có họ, bèn ghi đại: Danh B, Danh B tức tên A, tên B chứ nào phải là Họ
Hồi Pháp mới tới có cho một số người Miên là Cai Tổng… có người có Huyện Hàm… để cai trị… Phải chăng cũng chỉ bắt chước Minh Mạng… nhưng chỉ bắt chước nửa vời thôi! Chứ người Pháp đâu có lưu tâm tới lòng người và… an ninh…! Thế nên khoảng thập niên 40… mới có những cái vụ… Cáp Duồn.
Người Mọi giết nhau thì có quan hệ gì tới nước Đại Pháp!

Nhưng người Việt nhân ái hơn người Pháp nhiều!
Người Việt vẫn sống An Thuận, An Hòa, An Bình với những người anh em Nhất Thị Đồng Nhân.

C.D.M. 


No comments: