Monday, December 17, 2018

Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 73

__________________

Tự truyện của Hình Toàn

VỊNH HẠ LONG


Hình Toàn với Vịnh Hạ Long 
       Cách Hà Nội 165 km nằm phía đông bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 1553 km vuông, gồm 1969 hòn đảo trong đó 980 hòn đảo được đặt tên 
Từ Hà Nội đi xe lên thành phố Hạ Long, trong đoàn chuyến này có thêm khách ngoại quốc, những cô gái trẻ đến từ Bắc Âu 
     Nơi bến tàu: thuyền bè tấp nập có nhiều loại một tầng hoặc hai tầng, trong thuyền trang trí như một nhà hàng có hai dãy bàn ăn ghế nệm kiểu giống salon xung quanh tàu che chắn loại kính trong bằng mũ, cũng có cửa sổ cửa ra vào giống như nhà, màn che cho đẹp mắt và chống nắng, lên từng trên giống như sân thượng có băng ghế để khách ngồi ngắm cảnh đẹp Hạ Long, vì hành trình đi từ thành phố Hạ Long đến đảo Cát Bà rất xa và đoàn ghé tham quan nhiều nơi, nên chúng tôi dùng buổi trưa trên thuyền ...tôi nghĩ những người đầu tư về du lịch chắc cũng nghiên cứu kỹ càng nên mới thiết kế những con thuyền như kiểu này, cũng có những chiếc thuyền buồm còn đẹp hơn vừa là khách sạn nhà hàng vừa là tàu du lịch Hạ Long, nhưng tôi không chọn loại này vì dù sao trong tôi cũng còn nỗi ám ảnh thuở nào mấy ngày đêm lênh đênh trên biển, nhưng nay vì ham đi ngoạn cảnh đẹp hạ giới nên cũng bước chân xuống tàu lần thứ hai ....thôi nó chỉ chạy vài ba tiếng là đến Cát Bà 



Trong cabin và trong thuyền
      Thiệt là tin đồn quả thật không sai ....cảnh trời mây....non nước ...hữu tình 
không bút mực nào tả xiết, mặt nước xanh giống màu xanh của biển, nhưng hiền hoà hơn đại dương nhiều, mặt nước lặng lờ thỉnh thoảng có vài gợn sóng lăn tăn.....những ngọn núi lớn nhỏ trải dài khắp mặt nước hàng mấy trăm cây số ....có hình thù như hai con gà chọi, có hình như con voi phục ....người dân thấy hình thù ra sao thì đặt tên như dzậy ....ngắm mãi rồi cũng chán chúng tôi vào trong chơi domino hoặc đánh bài, thế mới thấy con người tâm tư tình cảm mau thay đổi là thế, lúc mới xuống thuyền mọi người đều dành lên boong để ngắm nhìn, nhưng nhìn suốt mấy tiếng đồ hồ thì cũng chán ....bởi dzậy các đấng mài râu ...dẫu có vợ đẹp cở nào ngắm lâu cũng nhàm nên muốn đổi cảnh sắc (nhưng có nhiều khi bị hố vì cảnh mới như cảnh trên sân khấu, thấy nó lung linh huyền ảo vì nhờ đèn xanh đỏ tím vàng, chừng bình minh ló dạng thì sự thật phủ phàng, vợ nhỏ còn xấu hơn vợ lớn, tưởng “ăn bánh trả tiền “ ai dè bánh ế phải mua nguyên nồi, ngậm bồ hòn làm ngọt, trở về nơi cũ thì tình đã nhạt nhòa còn đâu mái ấm gia đình ! ....Như hai chàng Lưu Nguyễn lạc đào nguyên, sống nơi cảnh tiên bồng lại muốn về nơi trần tục 
       Còn đây tiên cảnh chốn trần gian . Các bạn có thể tìm xem clip nói về cảnh đẹp Hạ Long, nó đẹp đến nổi đã được UNESCO xếp vào danh sách những kỳ quan thế giới, còn tôi xin mượn nhạc phẩm THIÊN THAI của cố nhạc sĩ VĂN CAO nói lên vẽ đẹp của nó đã đưa tôi một người trần tục dạo cảnh non bồng

Trên đường đi đến dảo Cát Bà

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
Kìa đường lên tiên kìa nguồn hương duyên
..........
Như ....nước reo mạn thuyền ...
......
Bầu sương khói phủ quanh trời ..lênh đênh 
Dưới hoa chiếc ..thuyền lan Quê..hương 
Dần xa lấp núi nàn ..buâng khuâng ..
Chèo khua nước Ngọc Tuyền
Ai hát ..trên bờ ...Đào Nguyên ..

Nếu các bạn không tin thì thử tìm hiểu về một Hạ Long, tôi không phải là thi sĩ hoặc người họa sĩ tài hoa để vẽ nên bức tranh thủy mạc về một miền đất nước Việt Nam, hãy đi để cảm nhận nó ...tôi tuy không là Lưu Nguyễn lạc đào nguyên ...nhưng cũng thả hồn bập bềnh trên sóng nước, trên đường đi đến động Thiên Cung hay hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, thỉnh thoảng bắt gặp những chiếc thuyền KS ngũ qua đêm trên vịnh vươn đôi cánh buồm màu vàng anh hay màu nâu đỏ lên cao ....bạn sẽ thấy không nơi nào đẹp bằng nơi này BỒNG LAI TIÊN CẢNH giữa chốn đời thường 

      Đối với khách du lịch thì như thế ....còn với người dân nơi đây thì sao? 
tôi không tin là họ có thời gian để ngắm nhìn cảnh đẹp....vì họ đã nhìn ngàn lần tê tái, nhìn đến nỗi chán chường họ còn phải nhọc nhằn trả nợ áo cơm ... sáng sáng ..chiều chiều tung chiếc lưới đánh bắt quanh vịnh để tìm những con cá con tôm mà phục vụ cho du khách 
     Công lao của họ mà chẳng khi nào dám ăn những sơn hào hải vị, để dành những con cá to, tôm hùm lớn đổi lấy đồng tiền nuôi sống gia đình ...riêng họ chỉ dám ăn những món người chê không mua hoặc những con cá tôm bị vạt ra .....ÔI... người nghèo sống ở đâu cũng khổ, dầu chính quê hương mình. Nói như thế để các bạn hiểu thể nào cảnh người nghèo sợ tết ...số phận những đứa trẻ sinh ra nơi miền sông nước tại những con thuyền ....thì tương lai của chúng chắc rồi cũng giống cha mẹ suốt đời trôi nổi trên sông ....

    Ôi ...hay ..tôi nói sang đâu rồi nhỉ ? Sao mình có nhiều xúc cảm đến như thế .
Mình đang là một du khách đi tìm nét đẹp để ngắm nhìn, sao lại xót xa cho thân phận con người ...còn tôi có phải là một con tằm hoá bướm ...không tôi cũng chỉ là con người bình thường như bao nhiêu kẻ khác ...NHƯNG tôi có được cơ may, được sống còn dù dòng đời nghiệt ngã ....và cố vun xới cho thế hệ tương lai, đừng giống tôi trong cảnh khó nghèo chịu nhiều thua thiệt, nay tôi cố vươn mình trong giông bão, tạo niềm vui cho những hạt giống tôi gieo nơi xứ người và tôi cũng không quên thưởng công cho chính bản thân mình ...giống như những chú khỉ trong đoàn xiếc, sau khi làm trò cũng được chủ thưởng cho vài quả chuối hay trái bắp mà ngồi cạp với đời ....Đời là thế ..khổ đau thì quá nhiều, niềm vui có là bao 

     HANG SỬNG SỐT 

     Tôi không biết tại sao có cái tên này, chắc là vào trong hang có nhiều thạch nhủ, đá vôi lâu ngày bị nước bào mòn chảy xuống thành những hình thù khác nhau, rất đẹp nên nhìn mà sửng sốt, trong hang rất rộng nay người ta đặt thêm những giàn đèn rọi vào những khối nham thạch muôn hình muôn vạn, tạo thêm phần lung linh huyền ảo, cũng có nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan, mình không đi thì tưởng những chốn non bồng nước nhược vắng bóng người .....
Nhưng khi đến thì cũng tấp nập, hết thuyền này đến tàu khác có khi cả đoàn lên đến vài chục người.....tệ lắm thì cũng trên chục người, không ai điên mà dẫn đoàn chỉ vài người cho tốn tiền xăng ....tôi lại thích đi chơi kiểu này ...tứ hải vai huynh đệ, trước lạ sau quen, gặp nhau đôi ba ngày ..(khi đi du lịch tôi thích đi chừng hai hoặc ba người nói chuyện cũng dễ, ý kiến cũng ít, đi đông quá năm người mười ý, kẻ muốn đi chơi đến hết ngày, người thì muốn về sớm nghỉ khỏe)
      Trời ....tôi bỏ tiền ra để đi chơi ...đâu phải trả tiền KS để ngủ, nếu vậy tui ở nhà sướng hơn ...phải không các bạn 
     Có một lần tôi đi chung với cô bạn làm chung về Sg đi chơi đêm chợ Bến Thành, đi cứ đẩy mình ra phía ngoài, chị ta đi mé trong, tui hỏi tại sao thì bảo sợ bị giựt đồ, vì tay đeo chiếc vòng xoàn mười mấy hột, phải xoay mặt vào trong, sợ người ta nhìn thấy.....đúng là muốn khoe của mà lại sợ..
      Tôi bảo chị sao lại mang cái khổ vào mình, đã đi chơi là muốn tìm niềm vui còn mang theo nỗi buồn làm gì, đi chơi mà lúc nào cũng hồi hộp, mặt mày lắm le dòm trước ngó sau ....hết vui, giống như tôi chỉ có đồng hồ đeo tay hai mặt vuông trắng đen (một mặt giờ nước Mỹ, một mặt giờ VN hoặc giờ nước nào tôi đến) để tôi có thể biết giờ nước này và giờ bên Mỹ, không cần phải nhức đầu tính toán ...kkk).  Tôi đi chơi nhiều quá nên tìm những gì đơn giản và tiện lợi 


Đảo Khỉ Cát Bà
ĐẢO CÁT BÀ 

      Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng gồm 366 đảo trong đó có vịnh Lan Hạ và đảo khỉ, vườn thực vật quốc gia 
     Trên đường đến Cát Bà đoàn ghé thăm đảo khỉ, nơi đây có một bãi tắm cũng sạch sẽ, các chú khỉ ở đây rất dạn, theo khách tham quan xin thức ăn, có khi còn dám mở “ backpack” máng sau lưng của mình, nơi đây có một vẽ đẹp hoang sơ ....Cát Bà vẫn còn một vẽ đẹp hoang sơ và không khí trong lành 
       Nhưng tôi không có ấn tượng với nơi này nhiều, chỉ ngủ qua đêm, đi chơi quanh đảo (năm 2003) Cát Bà chưa phát triển bằng bây giờ, cảnh đẹp thì có đẹp nhưng ở lâu thì cũng buồn vì xung quanh núi non và sông nước ...bạn muốn đi đâu cũng không được, phải lệ thuộc vào con thuyền ....

       CHÙA HƯƠNG 
Bến Đò và trên dòng suối Yến


     Là một nét đẹp văn hoá tín ngưỡng trong dân tộc Việt Nam 
Chùa Hương Tích nằm ở xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ) cách Hà Nội khoảng 65 km, mùa lễ hội bắt đầu từ mùng sáu tết cho hết tháng ba âm lịch, hằng năm có tới cả triệu khách hành hương vào chùa lễ phật, muốn đi vào chùa, khách thập phương phải đi bằng thuyền chèo trên dòng suối yến trong xanh, đầu mùa hạ hoa gạo nở đỏ hai bên đồi núi dọc dòng suối yến tạo thành một cảnh đẹp nên thơ, mùa thu thì ngập tràn sắc tím hoa súng, mùa xuân thì hoa ban hoa mận trên triền núi ...tạo nên một cảnh quan vô cùng tuyệt mỹ, non xanh nước biếc và những chiếc thuyền chèo khua đôi mái đẩy. Đến Hương Sơn để lắng lòng với cảnh vật thiên nhiên sông nước hữu tình đường đi vào cỏi phật thật nên thơ, quên hết mọi ưu phiền nơi cõi tục .....
Tôi thấy những anh chị chèo thuyền, ít ai được đẩy đà ..bạn thử chèo gần ba tiếng đồng hồ (lượt đi lượt về cũng 6 tiếng chưa kể thời gian chờ đợi khách lên chùa) trên dòng suối yến với những động tác chèo khi nhặt khi khoanh 
thì muốn mập cũng khó ...ôi đồng tiền nào kiếm được mà không đổ giọt mồ hôi
Chùa Hương Tích nằm trên đỉnh núi cao chùa là một hang động rất lớn, nghe đồn rất linh thiêng 
  
Chùa Hương
Trên đường đi chúng ta đến đền Trình, như một thủ tục khi vào chùa phải trình và dâng lễ, rồi tiếp tục lên thuyền chèo thêm một tiếng chèo trên dòng suối yến mới đến được bến Trò, sau khi thuyền cặp bến Trò chùa Hương, rồi từ đó lên đất liền và phải đi thêm khoảng 45 phút nữa mới đến chùa Thiên Trù 

     Dọc bên đường có rất nhiều hàng quán phục vụ thức ăn cho khách thập phương lót dạ trước khi tiếp tục lên đường, từ chùa Thiên Trù lên động Hương Tích phải mất thêm hai tiếng, năm 2003 tôi đi chùa Hương chưa có cáp treo, từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích đường dốc rất khó đi bây giờ đã có bậc thanh (lúc trước đường mòn đất đá còn thêm trơn trợt) nên có nhiều người phải mua thêm chiếc gậy tre để làm thêm chân chịu, vì lên từng bậc thang ngày một cao trên sườn núi, mình đi đã vậy, mà có những người làm nghề bốc vác, trên lưng cõng những kiện hàng mà các cơ sở buôn bán dọc đường thuê, mình đi giày vớ thêm gậy gộc làm chân mà còn thở muốn đứt hơi, thế mà họ chỉ mang đôi dép nhựa cũ kỹ ......ôi ....đời thảm thương thay ....cho cảnh đời nghèo khó (nghề này tôi thấy phần đông là các ông tuổi sồn sồn sắp về chiều, chớ thanh niên họ không thích làm một nghề chẳng có tương lai) 

      Rồi còn cái cảnh thỉnh thoảng có các cụ ông cụ bà mê tín dị đoan muốn đi dâng hương cho phật để tỏ lòng thành, nhưng lực bất tòng tâm, đi lên thì đi không nổi mà vẫn muốn lên ......tôi sợ lên lạy PHẬT.....chưa thấy Phật đã về cõi PHẬT....tôi không có ý bài bác một ai ....nhưng cái gì cũng vậy, sự tín ngưỡng nào cũng tốt, nhưng đừng biến nó thành một sự cuồng tín .....
Phật thì nơi đâu cũng có ....không nhứt thiết phải lên chùa ...thắp hương mới là cúng Phật ....như tôi ...đi vảng cảnh bồng lai, chùa chiền đẹp tôi cũng đi đến nhưng ít khi vào chánh điện xì sụp lạy .... (không biết mình có phải con khỉ gìa sợ chiếc vòng kim cô của Phật bà, nên rất ngại vào chánh điện) chỉ đến hậu liêu thưởng thức cơm chay (tôi nói cơm chay chớ không nói cơm chùa, vì khi ăn ở đâu dù người ta bán hay cho tôi vẫn bỏ vào thùng công đức phụ giúp một phần ăn của mình) có người bảo tôi sao sòng phẳng quá, đã là “chùa” sao bạn trả tiền ....tôi không trả mà là phụ giúp vào thùng công đức.....

       Trở lại chuyện các bô lão đi chùa lên triền núi, gì cũng vậy có cầu thì phải có cung, người gìa cả cần người dìu lên cửa Phật, kẻ không tiền nghĩ cách mà khiêng, nay cũng có đội khiêng kiệu (ghế). Kiệu chỉ là chiếc mây cho gọn nhẹ, có hai thanh tre tròn cặp hai bên làm đòn, rồi hai người gánh trên vai mà kiêng lên .....ôi... kẻ có tiền ....và người không tiền 
Người ta lắm tiền đi cầu phước cầu tài .....kẻ không tiền bán sức lao động kiếm cơm  A DI ĐÀ PHẬT...
Bây giờ đã có cáp treo nên cũng đỡ phần vất vã khi leo lên 120 nấc thang) nhưng vì đông người quá nên thời gian chờ đợi quá lâu (2-3 tiếng) khoảng thời gian đó thì cũng đi đến nơi ....
     Đường đi thì xa vậy đó nhưng mà mặt ai cũng hớn hở vui mừng như đi trẩy hội không một tiếng than van có kiêng có lành, mọi người từ ông già bà lão trai thanh nữ tú cũng ăn diện như trong bài : EM ĐI CHÙA HƯƠNG 
của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp mà sau này nhạc sĩ TRUNG ĐỨC phổ nhạc mà bao thế hệ rất say mê 

Hôm qua em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương

No comments: