Tuesday, December 11, 2018

KẺ PHÁ NGHIỆP

_____________

CHÂN DIỆN MỤC
Image result for chuyện phiếm


Núi Tản sông Đà đẻ ra ai?
Hoài Thanh coi người ấy như Tổ Sư của thơ mới!  Ngày nay đọc kỹ lại thì thấy không mới lắm!
Các thi sĩ sau đó không ít thì nhiều đã ánh hưởng thơ ông! Đọc và ngâm nga… chờ đợi thơ ông mỗi ngày trên mặt báo!
(Chỉ với 4 câu dịch mà đủ cho người ta đọc ngấu nghiến mà… đã quá! Đã quá:
Nói láo mà chơi nghe láo chơi
Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Sự đời í hẳn không buồn nói
Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời


(người ta nói rằng Tản Đà đã dịch 4 câu đó khi ngồi trên xe điện từ nhà tới tòa báo) 
    
Nguyễn thị Manh Manh đã tuyên ngôn, đã lăng xê nhiều cho thơ mới! Nhưng chỉ có Tản Đà mới có duyên, mới lôi cuốn người ta!

Ông ít chịu ảnh hưởng của Tầu, càng ít ảnh hưởng của Tây.
Nhưng những hình ảnh thơ mộng, gợi cảm của Đường Thi vẫn còn rơi đọng lại nơi con người thích Tiên Nữ Ngọc Chân và… Người Đẹp Trường Hận Dương Quí Phi…

Tuổi trẻ ngày nay không thích Tản Đà (?). Dĩ nhiên rồi (!) vì họ không thích những thương nhớ khơi khơi ấy (?)
Nhưng Hoài Thanh đã xác định rõ ráng, nhiều lần rằng con người ấy là một đại thụ cao đẹp giữa trời đáng cho ta vọng về!
Những Tôn Sư dậy hán văn cho tôi (cử nhân, tiến sĩ hán học) phán rằng thơ Tản Đà hời hợt, nhạt nhẽo, chẳng có gì đáng ca tụng (vì nó không xúc tích, uẩn áo… ý tại ngôn ngoại…)
Gọi là mới cũng được, không gọi là mới cũng được! Nhưng Tản Đà đã có chỗ đứng trong văn học Việt Nam với hàng ngàn bài thơ, trong đó hàng chục bài tuyệt cú!
Giấc mộng lớn, giấc mộng con của chàng chính là giấc mộng của tuổi trẻ thời đó.

Xuân Diệu viết:

… Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
… Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm trong nước xanh

há không phải từng đọc Tản Đà chăng?
      
Huy Cận viết:
… Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi
… Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ

không phải là ảnh hưởng Tản Đà sao?

       Lưu Trọng Lư giang hồ vụn thì cũng có người cho ông là đệ tử Tản Đà (?):

… Ngón đàn thêm một đường tơ
Mà người sương gió ngàn thu nhọc nhằn
… Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa…

Đến như Hàn Mặc Tử thì bài Tình Quê chính là mối tình đơn sơ mà đậm đà, đón gió chiều mà… nhỏ lệ:

… Mây chiều còn phiêu bạt
… Ngàn lau không tiếng nói
… Tiếng buồn trong sương đục
Tiếng hờn trong lũy tre
  
Chỉ có những người phá cách như Nguyễn Vỹ, Huyền Kiêu, Tế Hanh, Thâm Tâm… là người ta thấy không giống Tản Đà thôi!

Những bài thơ tuyệt vời của Tản Đà thì không thể nói là hời hợt, lạt lẽo, không uyên thâm… không lay động lòng người.  
Đọc Thăm Mả Cũ Bên Đường

… Ngoài xe trơ một nấm đất đỏ
Hang hốc đùn trên đám cỏ gà

khiến ta buồn man mác, nhớ nhung xa xưa, suy gẫm lẽ đời…

Đọc Thề Non Nước ta thấy ví von lòng yêu nước với yêu núi yêu sông… ta thấy tuy nhẹ nhàng mà thấm thía, ngâm khẽ mà lay lòng.

Đọc Vinh Bức Dư Đồ Rách… chẳng ai dám bảo là kiêu căng, phách lối… đó chỉ là thương đau, xúc cảm phải nói lên!

Bài Tống Biệt chỉ là đề tài xưa. Nhưng Lưu Nguyễn

Nửa năm Tiên Cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa cũng thế thôi

Đi tìm để gặp lại Tiên thì

Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời

Cảnh sao mà buồn thế… ai mà chẳng buồn… buồn nhất nhì thế giới chứ chẳng chơi.  
Cái buồn của hai chàng, hai nàng và cửa động đầu non đã … tan vào ánh trăng chơi !!!

Người ta muốn làm kịch về Tống Biệt. Đặc biệt là ông Đái Ngoạn Quân (Một Tổ Sư Điêu Khắc nổi tiếng khắp Đài Loan và Mỹ… đã khắc bài Tống Biệt lên miếng ngà voi chỉ nhỏ bằng hạt gạo! Thật là trên cả tuyệt vời!
     Ai dám bảo chàng Phá Nghiệp này chỉ xoàng xoàng thôi

Chữ nghĩa Tây Tầu trót dở dang
Nôm Na phá nghiệp kiếm ăn xoàng

                                                                                               

No comments: