Friday, November 26, 2010

Thuật xử thế (t t) - Tăng Ngọc Minh

____________________________




2 Cách ứng xử theo Stephen R. Covey ( 1932 - )
 Thành ngữ La tinh có câu “ Homo anima lupus !” ( Loài người là chó sói với nhau), nghĩa là xung đột là chuyện có thật từ lâu và liệu có cách nào để vượt qua mầm móng xung đột để có thể suông sẻ hợp tac làm ăn hay cư xử thật sự trong sáng với nhau?
Trong The  Seven habits of highly effective people, 1989,  Covey bảo là có đấy bởi mỗi sự việc, mỗi hoàn cảnh luôn có hai mặt, tốt và xấu, chấp nhận được và không thể chấp nhận. Để cụ thể hóa ông không lý luận dài dòng mà đưa ra một hinh ảnh minh họa. Ông đưa hình vẻ một phụ nữ mà nếu nhìn ở gốc độ này ta thấy đó là một bà lão nhưng nhìn ở gốc độ khác ta thấy đó là một thiếu nữ. Tất nhiên ông không phủ nhận là có tai họa, có cái ác, có sự tổn thất khách quan nhưng ông chỉ khuyên nên có cái nhìn tích cực vào vấn đề để đối phó một cách tích cực và có hiệu quả cụ thể như khi thường xuyên phải gặp rắn độc chẳng hạn, thay vì bỏ chạy hay than vản, theo ông hãy tập cách sống chung với nó.
Muốn trở thành người lãnh đạo có hiệu quả cao- lãnh đạo người khác hay tu thân - ta cần luyện tập cho thuần thục một số thói quen mà Covey gọi là  bảy tập quán giúp thành đạt như sau

Tập quán 1: Tập chủ định ( Be pro-active )
Tập chủ định là chiụ trách nhiệm lấy đời mình, không đổ lổi mọi thứ cho ông bà, cha mẹ, là nhận chân rằng ta là chủ chốt, là người lựa chọn hành ví của mình và không đổ thừa cho di truyền, hoàn cảnh, điều kiện, bởi đó là thái độ của người sống theo phản ứng. Môi trường ta sống, hoàn cảnh ta gặp phải, con người ta đối phó nói chung đều là những stimulus đối với đáp ứng của ta và trước khi đáp ứng, trước khi hành động ta có tự do lựa chọn giữa nhiều cái có thể. Thay vì phản ứng tiêu cực hay buồn lo vì về những điều kiện mà ta không thể kiểm soát, sống có chủ định tập trung thời giờ và năng lực vào những việc mà mình kiểm soát được.
Covey chia các vấn đề cuộc sống, các thách thức, các tình huống  ta phải đối diện thành hai khu vực: Vòng Quan tâm Vòng Ảnh hưởng. Vòng Ảnh hưởng bao gồm những sự việc ta có thể ít nhiều tác động vào như tình hình sức khỏe, nuôi dạy con cái, các mắc mưu trong công việc..và đó chính lĩnh vực Người chủ định tập trung  nỗ lực giải quyết. Vòng Quan hệ bao gồm những sự việc mà sự can thiệp của ta rất ít có hiệu quả, hoặc chẳng có hiệu quả nào như thời tiết,  nợ nần quốc gia, sự  khủng bố quốc tế...nhưng lại là khu vực Người  phản ứng lại ( re-active people)  tìm cách giải quyết.
Như vậy chủ định là ý thức được khu vực nào mình có thể dàn trãi năng lực, có thể ảnh hưởng đến. Việc xác định các sự việc thuộc khu vực nào, vòng nào tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và vị thế của mỗi người, ví dụ người có trách nhiệm về an sinh quốc gia sẽ coi nợ quốc gia và sự khủng bố quốc tế thuộc Vòng Ảnh hưởng nhưng đối với nhân dân lao động thì đó chỉ là những sự việc đáng lo thôi ( Vòng Quan tâm). Trong cuộc sống dù thuộc tần lớp nào nếu ta tiêu tốn nhiều năng lượng vào những sự việc thuộc Vòng Quan tâm như hành xử thái quá trước sự phá sản, sự mất mát người thân,  sức khỏe suy kiệt , sự xung khác của kẻ khác…ta chỉ là người phản ứng lại chứ không phải là người tiền chủ định bởi đó là những vụ việc ta chẳng thể tác động vào một cách hiệu quả

Tập quán 2: Bắt đầu từ điểm cuối trong tâm trí bạn ( Begin with the end of your mind
Đây là vấn đề định hướng cho tương lai nhưng không hẳn là việc chuẩn bị tương lai cho con trẻ của các phụ huynh. Đây là nỗ lực nhờ trí tưởng tượng để dự kiến (visualize) bạn là ai, bạn cần gì trong cuộc sống để có thể từ đó cải thiện quan hệ với người và các hoàn cảnh tạo dáng bạn và đời bạn.
 Đây là vấn đề kết nối lại tính độc nhất của chính bạn (your own uniqueness) và kế đó xác định những nguyên tắc chỉ đạo về luân lý, đạo dức giúp bạn có thể biểu lộ và hoàn thiện bản thân đầy đủ nhất, hạnh phúc nhất. Nói cách khác, Băt đầu ,từ điểm cuối là mỗi ngày bắt đầu nhiệm vụ hay dự án với tầm nhìn rõ ràng về phương hướng và đích đến mong muốn, và kế đó bằng vận dụng các cơ bắp chủ định tiếp tục làm cho sự việc xuất hiện theo ý muốn.
Nhìn khái quát việc định hướng cụ thể này  giống như việc tập luyện hay đào tạo vận động viên tại các trường năng khiếu khi học viên luyện tập nhuần nhuyễn các kỷ năng cần có để thi đấu bởi nó nhắm vào điều bạn muốn có hay muốn làm một cách thật hiệu quả. Khác chăng là ở chỗ bạn không chuẩn bị cho sự thi đấu hay thi thố tài năng chuyên môn nào mà là ước định và thực hiện  những hành động cần có để thể hiện mẫu người bạn muốn trở thành. Covey đề nghị nên làm  Bảng xác định nhiệm vụ cá nhân ( Personal Mission statement) để xác nhận bạn là ai, bạn nhắm vào những mục đích gì và chỉ ra cái cách đưa ý tưởng của bạn vào đời sống thực. Theo Covey, đó là cách làm chủ đời mình, cách tạo ra chính định mệnh của mình và bảo đảm sự hinh thành tương lai như mong muốn.

Tập quán 3: Đặt ưu tiên cho việc trước nhất (Put First things first
Theo Covey để có một cuộc sống cân bằng hơn ta phải nhận rằng không nên can dự vào mọi thứ, mọi chuyện đang diễn ra, phải coi việc nói không, bỏ qua là việc làm đúng đắn bởi không cần thiết phải dàn trãi đời mình quá rộng để sao lảng tập trung vào các ưu tiên cao nhất của ta.Việc ưu tiến là những việc mà bản thân bạn thầy đáng giá nhất và khi đặt ưu tiên cho việc trước nhất  tức là bạn tổ chức và quản lý được thời gian và sự kiện đúng theo các ưu tiên mà ban đã chọn làm định hướng ở Tập quán 2.
Điều này có thể làm ta  lầm tưởng tác giả chủ trương mỗi người nên gói gọn đời mình vào các ưu tư của riêng mình, không quan tâm đến bối cảnh và môi trường sống. Thật ra nếu bạn là một chính khách hay một chủ tịch tập đoàn, công việc của bạn rất đa đoan, đa dạng gần như là dàn trãi vô biên  giới nhưng theo quan điểm của Covey nếu tất cả công việc đó đều nhằm việc tạo phục lợi cho đất nước hay công ty, tức là bạn đã chọn phúc lợi xã hội làm định hướng đời minh rồi và đã coi đó là việc ưu tiên nhất nếu so với các bổn phận đối với gia đình, cha mẹ, vợ con..Nhưng nếu bạn không còn cống hiến cho xã hội, nghĩa là đã nghĩ hưu hay không còn đi làm đâu đó  thì cũng không vì thế mà quên việc quản lý đời mình sao cho có hiệu quả. Người cao tuổi cũng giống như người thất nghiệp,  người bị phá sản ...ở chỗ luôn phải đối diện với sự mất mát nào đó, mất việc, mất tài sản, mất người thân hay mất sức khỏe nhưng lại không thể coi đó là tai nạn ngoài ý muốn, ngoài tầm kiểm soát nên cứ để chúng ám ảnh suốt làm ảnh hưởng xấu đến sự tồn sinh hay niềm vui cuộc sống vốn là những ưu tiên cao nhất của đời người, bởi trước mắt ta chỉ có mỗi cuộc sống này thôi.
Nói cách khác, khi ta tập được ba tập quán liên hoàn:  có tiền chủ định ( TQ 1),  hình dung được đích đến (TQ2), đặt ưu tiên cho việc trước nhất ( TQ 3), ta trở thành người năng động nhưng muốn  đời mình thành ra có hiệu quả cao, xét về mặt đạo đức cũng như về mặt vật chất cũng cần thêm vài tập quán nữa.

Nhận xét:
 
Con người được định hình bởi ít nhất ba lực lượng : các định chế văn hóa, tư tưởng đã hấp thụ qua giáo dục vốn có mục đích bảo vệ xã hội hay giai cấp, các động cơ thầm kín hay khuynh hướng vô thức vốn có mục đích chiếm hữu và bành trướng cho cá nhân, tình trạng của thể chất và tinh thần vốn có khả năng làm tăng tiến, trì trệ hay làm lệch lạc hành vi. Đó là những lực đẩy chi phối đời ta mà không cần hội ý với ta. Nếu ta cứ hành xử theo sự thúc bách của các lực đẩy đó mà không có sự lựa chọn, đánh giá là chưa làm chủ được đời mình. Làm chủ bằng cách nào? Theo Covey, hãy chọn một hay nhiều định hướng trên cơ sở làm cho đời mình đạt hiệu quả cao về phương diện vật chất và tinh thần bằng ba tập quán: Tiền chủ định, Bắt đầu từ điểm cuối, Ưu tiên cho việc trước nhất. Làm như thế xét về mặt tự nhiên có vẽ quá duy ý chí, quá logich, e rằng không phù hợp với khả năng  của người bình thường, nhưng nếu bạn muốn sống chết vì những sự việc ngoài tầm ảnh hưởng của mình và các hệ lụy của nó, tức là bạn đã chọn tính hiệu quả của đời mình theo hướng phủ nhận sự hiệu quả rồi.( Còn một kỳ nữa)
                                              TĂNG NGỌC MINH

No comments: