Saturday, May 27, 2017

NHỒI SỌ

__________

CHÂN DIỆN MỤC

          Người Tầu hỏi con đi học về: Hôm nay con làm bài thế nào?
Người Do Thái hỏi con:  Hôm nay đi học con có đặt câu hỏi nào không? Hôm nay con có thấy mình khác hôm trước không?
Người Tầu hãnh diện với những câu hỏi xưa như trái đất: Buổi sáng mặt trời gần ta hay buổi trưa mặt trời gần ta? Tại sao con ngỗng kêu to? Tại sao con ễnh ương kêu to?

Người Do Thái trọng Trí Tuệ chứ không lo nhồi nhét kiến văn! Trí thức là thực tế khách quan và chân tướng của vạn sự vạn vật, còn Trí Tuệ là đem thực tế khách quan và chân tứng của vạn sự vạn vật tiến hành tổng hợp ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Người Do Thái phải biết hoài nghi, dám đặt câu hỏi bất cứ lúc nào.
Người Do Thái rất coi trọng Nghệ Thuật Giáo Dục và sách vở.
Quay sang phương Đông, người Nhật cũng hơn ta nhiều lắm! Họ không tối ngày Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết như ta. Họ chỉ lượm lặt những điều thâm thúy của người Trung Hoa chứ không học thuộc những điều viển vông, khoác lác và mạo tác.
Đạo Phật được truyền từ Trung Hoa tới Nhật! Nhưng đọc những tác phẩm của các Thiền Sư Nhật Bản ta thấy thâm diệu biết bao! Thật là vượt xa Trung Quốc! Tại sao? Bởi họ không có tinh thần nhồi sọ như ta!
Một Thiền Sư Nhật và một đệ tử đi trên đường, gặp một cô gái gần vũng nước, cô ta lúng túng không cách nào lội qua được! Thiền Sư liền ghé lưng cõng cô ta qua. Đệ tử bất mãn lắm, hậm hực mãi trong lòng. Về tới chùa, đệ tử hết chịu nổi, nói: Thầy! Sao thầy lại làm thế! Thiền sư bảo: Ta đã để cô ta ở lại chỗ lội rồi, chính con mới là người đưa cô ta về chùa!
Một Thiền Sư khác sai đệ tử ra quét sân vườn. Đệ tử quét sạch trơn! Thiền Sư hỏi được chưa? đệ tử nói rất được. Thiền Sư vin cây rung mấy cái: Hoa lá rụng lác đác: Thế này mới là đúng!
Ôi! Người Nhật đã có một tinh thần vô chấp, vô úy, vô ngã, thân tâm an lạc hòa nhập cùng thiên nhiên... mà người Việt mình không thể nào theo kịp!!!
Cũng chỉ tại cái ông Nhồi Sọ. Nhồi Sọ hàng ngàn năm rồi  bây giờ vẫn còn nhồi sọ.
Nếu không trau dồi Trí Tuệ, tối ngày khoe khoang danh hão, chạy theo thành tích hão thì làm sao tiến bộ được.
Xít Ta Lin đi thăm một nhà máy thủy điện ở Âu Mỹ, hỏi người đi theo:

-    Cái này ta làm được không?
-    Thưa Đồng Chí số 1 ta làm được ạ
-    Phải làm lớn hơn thế chứ!
-    Thưa Đồng Chí số 1 vâng ạ

Thế rồi nhà máy thủy điện vĩ đại mọc lên ở Siberi nhưng... nước đóng băng, một năm chỉ hoạt động được... hai tháng!
Cái này... ở Việt Nam nói là nóng vội vì... duy ý chí!!!  Ôi! Lạy Chúa, Ngu thì nói mẹ nó là Ngu, bày đặt nói duy ý chí!
Cũng là thủy điện, nhưng nếu ông bà Nhu dùng cái ý chí nóng vội muốn làm Hồng Y Giáo Chủ của Giám Mục Ngô Đình Thục để hành động thì có đi đến đâu! Chính ông bà Nhu đã mời kỹ sư thiên tài Nguyễn Khắc Nhẫn ở bên Pháp về xây đập Đa Nhim thì ta mới có cái đập đáng hãnh diện vào thời điểm đó (vì ông Nhật xì tiền cho nên ta chỉ biết có Nhật mà không biết đến kỹ sư Nhẫn).
Một nước siêu cường nhất thế giới như Mỹ mà nếu duy ý chí thì đôi khi còn đổ nợ! Một đất nước chỉ biết nhồi sọ làm cho dân tiêu điều, đói rét! Mà cứ ôm khư khư cái ngu Nhồi hoài, Nhồi mãi ... thì tương lai đi về đâu?


C.D.M. 

2 comments:

Anonymous said...

Vài ý nghỉ về Nhồi sọ

Giáo dục ở đại đa số nước trên thế giới, trình độ phổ thông, tú tài hai trở xuống đều là nhồi sọ.
Câu hỏi nầy học trò phải trả lời như vầy, nói khác là chết với Thầy Cô, những người thể hiện cho Sự Thật. Thầy Cô lập lại Sách Vỡ có từ trăm hay ngàn năm.
Thí dụ vô tội ở Tàu hay Việt Nam là thơ Đường, phải như thế nầy phải như thế kia ở câu nầy hay câu kia, nhưng không ai giãi thích nguyên nhân về cấu trúc âm điệu giữa chữ dùng trong câu. Như là những công thức bất biến,Trong một câu, chữ chẳng 2, 4, 6 quan trọng ở câu nầy vần phải như thế nầy, ở câu kia phải như thế kia. Mấy ông bà Đồ làm cao khoái xem trật vần hay không. Tới chừng đến chữ lẽ 1, 3, 5 qui luật khó hoặc it hơn thì ông bà Đồ xứng xáyi một chút, dù bài thơ đọc lên, vần thì ok nhưng âm điệu ngượng ngập trái tai. Nhồi sọ mà không biết tại sao, thì làm sao thiện mỷ.

Giáo dục nhồi sọ thì nhiều xứ lắm, Tàu, VN, Nhật Bổn, Pháp, Nga, vân vân và vân vân. Do Thái nhổi sọ con nhỏ học bác sĩ học luật sư, và từ mười năm nay là big business học mở hảng kỹ nghệ. Người Nhật Bổn họ công nhận là 30 năm nửa, họ hy vọng đào tạo đươc một người biết suy luận như Newton v.v. Ở Pháp hay Nga nếu không bôi bản cho Thầy thì khó làm thầy. Ở Bắc Mỹ thì ngộ ngộ, học trò học toán chẵng hạn, gặp công thức khó khân, thì nó quay lại hỏi thằng thầy là cái nầy dùng làm gì vậy. Ông thầy nhiều khi đớ người ra vì ông thầy có dùng nó bao giờ đâu.

CS họ hiểu quan trọng của nhồi sọ, nên họ nhồi sọ trong lý luận hay tư tưởng cho những người ít hiểu biễt (người nhồi sọ chắc gì biết nhiều hơn, thầy nào trò nấy, chính phủ nào dân nấy). Ai cũng nói cùng một kiểu thì lâu ngày không thật có thể trờ thành sự thật.

Tuy vậy, có nhiều thứ không nhồi sọ “ẩu” mà thành sự thật được như khoa học vì nò thực nghiệm liền, chạy hay không chạy.

Cái không thực nghiệm liền được mà tôi vẫn hy vọng là lòng người và trí tuệ, khi ngày nào khám phá sự Thật.

Tr T T chào Thầy và chào TH.

Quang Minh said...

Theo tôi nghĩ hai chữ " nhồi sọ " nghĩa là nhét một thứ gì đó vào trong đầu cho nên phải lập đi lập lại nhiều lần cho nhớ như hồi học tiểu học có bài học thuộc lòng , phải đọc vành vác trả bài cho Thầy Cô . Đọc như con két học tiếng người mà bọn Cộng Sản đã xử dụng
Riêng về thơ thì tôi không nghĩ như vậy . Có nhiều loại thơ : thơ 4 chữ , thơ 5.chữ , lục bát lục nồi , song thất lục bát , thơ đường luật và sau nầy có thơ tự do V...v. ..
Không ai bắt buộc , nhồi nhét mình cả mà tuỳ ý thích lựa chọn của mỗi người . Đặc biệt thơ đường thì có luật lệ như " nhất tam ngủ bất luận , nhị tứ lục phân minh rồi niêm , vần . Khi mình chọn thơ đường thì phải vào trong khuôn khổ đó , nhưng không ai bắt buộc hoặc nhồi nhét mình như bọn Cộng Sản , Với tôi nếu tác giả không hay không gọi nó là thơ đường thì tôi thấy hay thì mình thưởng thức như thơ đường hay thơ thất ngôn bát cú , vậy thôi . Chẳng phiền Hà gì . Nhưng tôi không đồng ý thơ đường luật là NHỒI SỌ . Đã là luật thì phải đúng luật . Muốn qua đường phải chờ đèn xanh , gặp đèn đỏ thì mọi xe cộ phải dừng
Vài lời thô thiển , nếu có điều gì sai trái xin Thầy cùng quí bạn trong TH chỉ dẩn , thành thật cám ơn
Học Trò NTT