Tuesday, May 30, 2017

TỤ TẬP MANH LỆ

______________

CHÂN DIỆN MỤC


Trong Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi viết: Khi cờ nghĩa dấy lên tụ tập bốn phương Manh Lệ!

Nhiều sử gia giải nghĩa manh lệ là nông nô! Tôi thấy chưa xác đáng! Theo tôi manh lệ gần giống như lưu manh, nghĩa là những người vô sở cứ: không gia đình yên ổn, không đất đai tài sản, sống ngày nay không biết ngày mai.

Lần giở sử Tây Hán ta thấy đệ tử Lưu Bang toàn là dân lưu manh! Trương Lương lưu lạc từ xa tới, chỉ là một tên thầy dùi. Tiêu Hà là một tên thư lại. Có lẽ sau này hắn sắp xếp doanh trai, kho lương… nên có danh thư lại chứ lúc hắn về với Lưu Bang hắn chỉ là kẻ hầu hạ của… một quan làng. Trần Bình về với Lưu Bang với bộ dạng ở trần và mặc quần sà lỏn. Phàn Khoái là tên đồ tể, Hàn Tín là kẻ ăn xin!
Ấy thế mà tụi này làm nên Đại Sự !!!  Đã không có gì để mà mất thì ngại gì chinh chiến lâu năm!


Khi “Hiệp Ước Đình Chiến” ký rồi thì đệ tử của Hạng Võ vui mừng vì được về với quê hương, gia đình… được sống một cuộc đời… ÊM ẤM  !!!
Trái lại, đệ tử của Lưu Bang ngại gì trường kỳ kháng chiến: đánh nữa, đánh mãi… Đánh Đấm là nghề của chàng mà !!!

Khi Lê Lợi thắng trận rồi thì những kẻ manh lệ như Lê Sát, Lê Ngân… tranh giành quyền bính, đấu đá nhau… còn những kẻ giòng dõi quý tộc như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi, Phạm văn Xảo, Lưu Nhân Chú… ra rìa thôi !!!


Tôi ngồi nhìn một nồi thịt hầm lớn, củi nóng: Thấy những cục thịt, cục xương thi nhau đảo lên lộn xuống mà ngẫn nghĩ việc đời: Thú vị thay.

Những kẻ có máu mặt trong dân gian thấy tụi manh lệ làm mưa làm gió, làm ngang làm dọc thì cũng ngứa mắt chứ! Thế cho nên bọn Nguyễn Thúc Huệ nịnh hót để tiến thân, bọn mê quyền hành tự thiến để vào triều. Sau này người ta đề cao Nguyễn Trãi và chửi Nguyễn Thúc Huệ và hoạn quan Lương Đăng! Nhưng ở cái thời lúc đó, thì bọn đó phải thế chứ! Đã không có võ công để được phong hầu thì phải lậy lục, tự hủy để kiếm chút cháo chứ! Nhưng ông trời thật công bằng (!) hay oái uăm (!) chơi đểu con người! Nhiều khi lúc đầu chỉ định kiếm chút cháo mà sau này ê hề rượu thịt. Nhiều khi lúc đầu chỉ định thoát khỏi cảnh bất công trời dánh cho mình! Nhưng sau đó thì… ngại gì gây bất công cho những người khác!


Tôi nhớ câu thơ (không biết có phải của Trần Tế Xương không)

Của trời như nước như mây
Lũ ta như dại như ngây như khờ
    
Ôi! Nếu mà khờ thì ăn cái giải gì, chỉ có thế sống một cuộc đời nghèo khó thôi!

C.D.M.


No comments: