Sunday, March 4, 2018

NGÂM THƠ


______________

CHÂN DIỆN MỤC





       Ngày xưa! Nho Gia nhất là Nho Gia có tâm hồn nghệ sĩ thì phải đủ Cầm, Kỳ, Thi, Họa!

Tôi sinh trong một gia đình Nho Giáo, nhưng lại ít được nghe ngâm thơ (!).
Những lúc cha tôi uống trà hay uống rượu một mình thì đâu có ngâm thơ (!), chỉ khi nào mời các chú tới “thưởng trà” thì mới có thơ ra!
       Khi cao hứng mới ngâm nguyên bài thơ như Tăng Uông Luân của Lý Bạch hay Thu Hứng của Đỗ Phủ! Đó là thơ Tứ Tuyệt hay Đường Luật, chứ các cụ đâu có chơi nguyên bài dài như Trường Hận Ca hay Tỳ Bà Hành!

Thường thì chỉ có hai câu như:

Lạc Dương thân hữu như tương vấn
Nhất phiến băng tâm tại Ngọc Hồ.
       Chả hiểu có người nào đó chê là tủn mủn chăng? Nhưng những hai câu đó làm tôi rất ấn tượng và nhớ hoài!
    
Khi lớn lên thì tôi nghe người ta ngâm đọc Xuân Diêu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính. Người ta ngâm đọc thơ Tây (có lẽ một mình khi thấy trong người nhiều chất Tây hơn chất Ta).
i rất ấn tượng khi ông thầy Tây hoặc ông thầy Ta (chất Tây nhiều) diễn đọc “Người Biển Lận” và “Le Cid”. Thầy đã diễn tả cái ông Biển Lận này rất sinh động khi la làng… có trộm…
Nó ở đâu?
Nó núp ở đâu?
Nó núp ở đây?
Nó núp ở kia?  
(thầy chỉ trỏ!...)
       Trong Le Cid, Rodrigue đối thoại với cha mình, rồi cha của Chimène là những đoạn tuyệt vời:
Cha hỏi:
-      Con có can đảm không?
-      Nếu người khác hỏi câu đó thì tôi đấm vào mặt!
Cha hài lòng lắm, nhưng rất ngại nói người đã làm nhục cha (vì người này là cha của người yêu của Rodrigue) Rodrigue vặn hỏi mãi, cha mới hạ giọng, thốt:
-      Le père de Chimène.

Rodrigue cầm kiếm tới nhà Chimène… gặp cha Chimène…
Rodrigue:
-       Ông hết muốn sống rồi!
Cha Chimène:
-      Mày muốn chết hả?
Rodrigue:
-      Bước ra đây bốn bước tôi sẽ cho ông biết!!!
Những đoạn diễn tả tuyệt vời này chỉ có ở thơ Pháp với ông thầy Pháp???
    
Ở Pháp có Salon Thơ!
Các bà phu nhân giầu có, sang trọng (trong đó có Nữ Bá Tước, Nữ Hầu Tước) mời các thi nhân tới nhà bình thơ, ngâm thơ!  Phải công nhận là mấy bà này đã giúp đỡ rất nhiều cho các thi sĩ và làm cho không khí thơ thêm hương sắc và phong trào lên cao!
Ở Việt Nam thì Nam Nữ Thọ Thọ Bất Thân! Mai Am Công Chúa xướng họa với các thi nhân qua sự chuyền tay của người anh là Tùng Thiện Vương chứ không có đối mặt với các thi sĩ (nhà khảo cứu nào nói bà đối mặt với thi sĩ là khảo cứu dốt).

Ở Việt Nam cũng có cái tương tự như Salon, nhưng Bình Dân hơn nhiều (?). Không có ông Hoàng bà Chúa nào tham dự (!) Chỉ có thi sĩ hoặc quan có văn nghệ nghe ngâm thơ! Các quan tại chức hoặc về hưu bầy ra cho… vui!
Các cô Đào Hát thì hầu hết ít học và… nghèo!   Đặc biệt là các quan viên đã dạy các cô hát, chứ nào các cô có thể chuyển giọng từ lục bát sang song thất lục bát, qua biến cách, và… đặc biệt là có hai câu chữ Hán!!!
Ngày nay thơ thật là bát nháo! Người ta học làm thơ quá dễ! Thơ lục bát khỏi học, thơ trường thiên, thơ tự do có ai dạy (?). Người ta mở khóa dạy Đường Thi trong một hai tháng. Ở quận Cam (Orange City), người ta nói rằng thi sĩ nhiều hơn cam ở siêu thị!

Nhiều bài thơ đúng luật, đúng niêm, có đối chát hẳn hòi… nhưng ngâm lên không hay… các cụ gọi là Khổ Độc. Khó Đọc, Khó Ngâm…! Nói rằng Nhật Tam Ngũ bất luận! Nhưng chính nhửng chữ thứ 1,3,5 này nếu không đúng bằng trắc làm cho ta khó ngâm…! Ngâm cũng phải có… nghệ thuật và có… Tâm Hồn chứ!
Tôi xin nêu hai trường hợp của Nguyễn Du và Bà Huyện Thanh Quan: Chữ thứ năm câu cuối không đúng bằng trắc:

Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung
Nguyễn Du
Một mảnh tình riêng ta với ta
Bà Huyện Thanh Quan

Các cụ nói những câu này ngâm không hay!
Nhưng ta nào có thể sửa:

Một mảnh tình riêng tớ với ta

Tôi xin mách nhỏ các ngâm sĩ rằng khi ngâm tới ba chữ cuối thì ngâm… chậm lại (!) mới diễn được cái hồn buồn cửa thi sĩ!

Ngày nay người ta Đọc Thơ chứ không Ngâm Thơ!
Những bài thơ Tân Hình Thức không ngâm được!
Thơ đoạt giải cao… không ngâm được!
Kẻ hèn này không muốn người cười “Vô Bệnh Thân Ngâm”, bèn ngồi xó nhà, pha trà uống một mình, lâu lâu “Chơi” hai câu:

Ta về tới bến sông xưa
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò
                                                                           Xuân Sách

Dù ta đi trọn cuộc đời
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
                                                                           Nguyễn Duy

Em ơi em đẹp vô cùng
Vì em có cái lạ lùng bên trong
                                                                            Bùi Giáng   


                                                                                                                         Chân Diện Mục   


22 comments:

rachgia said...

Comment của anh LĐCT nhờ TH POST

Nghĩ về bài Ngâm thơ của Thầy vừa gởi

Chon Tam Le Dinh

Thưa Thầy,

Bài Ngâm thơ của Thầy vui.
Tuy nhiên những đoạn tiếng Pháp nếu Thầy thêm tiếng Pháp nguyên thủy người đọc có thể ấn tượng ngâm tiếng Pháp là ra sao. Vần và âm điệu vượt được tiếng dùng, miển là người đọc phát âm được thì cảm giác được thanh vần và âm điệu. Như bài nhạc Thầy không hiếu nhạc lý, nhưng khi nghe, thầy cám nhận nhịp nhàn cúa nó.

Em không muốn nói chuyện ra ngoài ngôn ngữ mình thường dùng, em muốn đề cặp một chút về Đường thi nhất là 1, 3, 5 bất luật mà thầy đề cặp.
Em không học văn chương nghe Thầy, em nói bậy thì thầy sửa cho em. Em chỉ viết những gì tai trâu của em cảm nhân. Theo em:
Bái thơ gồm ba hay bốn chi tiếc
• Cảm xúc hay hồn thơ, 20-25% giá trị bài thơ. Nhưng nó bao trờm nguyên bài thơ
• Cấu trúc hay Luật bài thơ: Đường thi, Lục Bát, Tứ tuyệt vân vân. Với niêm luật định sẵn bởi người xưa (họ thông minh và kết hợp được thanh vần, âm điệu tự nhiên thành luật), giá trị bài thơ Đường luật ở chữ 2,4,6,7 sẽ được thêm được 45-50%.
• Nếu kễt hợp được, em gọi là âm điệu hay nhịp điệu, ở chữ 1,3,5 là bài thơ được thêm 10-15% giá trị nửa.
• Phần còn lại là chữ dùng, lạ mặt lạ tai mới mẻ chẳn hạn. Nhiều tác giã đặt nặng điểm nầy nhất là thơ tự do.

rachgia said...

comment tiếp theo của anh Le Đình Chơn Tâm

Thưa Thầy

Em xin nói một chút về âm điệu trong chữ 1,3,5 trong Đường thi.
Thường thường người ta nói 1, 3, 5 bất luật, nhưng điều bất luật này dẩn tới vài khi chói tai và khó ngâm. Theo Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm thì thanh (bằng B hay trắc T) của chữ 1,3,5 là thanh tương ứng của 2,4,6, nghiã là mỗi cặp (1,2) (3,4) và (5,6) là cùng thanh. Thí dụ, câu chót cúa bài thơ luật (thanh) trắc vần bằng phái là T T B B T T B (v).
Nếu thanh “bằng” tương ứng với
(bằng) = (huyền, không dấu)
và
(trắc) = (sắc, hỏi, ngã, nặng)
thì câu thơ sau đây như thí dụ của bà Huyện Thanh Quan là trật thanh ở chữ số 5, y như thầy nói
Một mảnh tình riêng ta với ta
Bà Huyện Thanh Quan
T T B B T T B
Thầy sửa đùa chơi
Một mảnh tình riêng tớ với ta
là đúng thanh và đúng nghiã. Dĩ nhiên, chữ « tớ » hơi đàn ông một chút cho Bà Huyện Thanh Quan.
Em cũng đùa chơi
Một mảnh tình riêng tới với ta
là đúng thanh nhưng không đúng nghĩa không tả nổi “ta với ta”.
Em không muốn nói những đùa chơi nầy.
Em chỉ đế ý Bà Huyện Thanh Quan dùng chữ “ta” vần bằng nhẹ nhất không dấu đê tả cái cô đơn và độc lập của mình. Không dấu là thanh, theo em, trung trung chuyễn tiếp giữa bằng và trắc.
Dĩ nhiên câu
Một mảnh tình riêng tà với ta
thì chói tai không tưởng nối giữa hai chữ bằng « tà » sang trắc « với ».
Âm điệu không phái chỉ là thanh bằng hay trắc ở một chữ đơn độc mà còn là sự kết hợp với những chữ chung quanh. Trong Đường thi, âm điệu những chữ 1, 3, 5 tuỳ thuộc chữ kế tiếp tương ứng 2,4,6 đã cò niêm luật.

Trong âm nhạc, người nhạc sĩ gây âm điệu trước rồi tìm lời tương âm sau, dù lời lắm khi không thi vị. Trong thơ, người thi sĩ tìm lời trước và sửa âm điệu sau.

Trở lại thí vụ câu thơ Bà Huyện Thanh Quan, chữ thứ năm phái là thanh trắc gồm (sắc, hỏi, ngã, nặng). Chúng ta đã thử sắc như « tớ » thay gì chữ « ta ». Bây giờ nếu thử tiếp « tá », « tả », « tã » theo GS Dương Quảng Hàm thì âm điệu ra sao.
Một mảnh tình riêng ta với ta
Một mảnh tình riêng tớ với ta
Một mảnh tình riêng tá với ta
Một mảnh tình riêng tả với ta
Một mảnh tình riêng tã với ta

Em xin để thầy kết luận.

Kính thư,
Tâm

Quang Minh said...

Thầy ơi !
Hồi xưa học ở NTT, em không những hỏng biết làm thơ mà nghe tới giờ Việt Văn của thầy Viên là gần chết chứ đừng nói là ngâm thơ.
Vậy mà Mỹ, thấy
người làm thơ tớ cũng làm thơ
Viết gỏ lung tung luật mịt mờ
Giờ thấy thầy Tâm rành khúc chiết
Nay nghe trò Đạo ngẩn lờ mờ
Bấy lâu vun vẩy nào đâu biết
Lúc trước giun giăng chẳng có ngờ
Chợt tỉnh múa rìu qua mắt thợ
Thẹn thùng mắc cở dáng ngu ngơ
Hi hi hi
Người ham làm thơ


Quang Minh said...

Thành thật xin lỗi quý Thầy , sai sót nhiều quá

Thầy ơi !
Hồi xưa học ở NTT, em không những hỏng biết làm thơ mà nghe tới giờ Việt Văn của thầy Viên là sợ gần chết chứ đừng nói là ngâm thơ.
Vậy mà qua Mỹ, thấy
Người làm thơ tớ cũng làm thơ
Viết gỏ lung tung luật mịt mờ
Giờ thấy thầy Tâm rành khúc chiết
Nay nghe trò Đạo ngẩn lơ mơ
Bấy lâu vun vít nào đâu biết
Lúc trước giun giăng chẳng có ngờ
Chợt tỉnh múa rìu qua mắt thợ
Thẹn thùng mắc cở dáng ngu ngơ
Hi hi hi
Người ham làm thơ

Quang Minh said...

Trong bài nầy em để ý hai câu :

" Lạc Dương thân hữu như tương vấn
Nhất phiến băng tâm tại Ngọc Hồ."

Em không là " Hán rộng " , hiễu tơ lơ mơ, thấy có tên cô HTX, cũng " vịt " chơi, coi bơi lội thế nào trong cái " hồ ngọc " nước trong xanh biếc

Lạc Dương bè bạn hỏi nhau
Lòng trong một mãnh ở ao Ngọc Hồ

Quang Minh said...

A Tỷ ơi ! Help !
Cứu giúp cho người " Hán hẹp "

rachgia said...

Comment Thầy Viên ( CDM)

TA với TA

Chơn Tâm ơi !


Thầy vừa dốt vừa làm biếng học thêm , nhờ Tố Lan chỉ hai lần , em chỉ một lần ! Rút cục thầy vẫn không Còm mèn được !

Theo thầy thì hồn thơ nó chiếm tới 90% bài thơ

Thơ Tự Do , thơ Tân Hình Thức ... vẫn có nhửng bài hay !!!

Theo thầy thì ba chữ Ta với Ta thật tuyệt vời ! Không thể nào sửa được !!! Các cụ không ngâm được , nhưng thấy vẫn ngâm được !!!

C.D.M.

rachgia said...

Comment của anh LDCT

Thưa thầy,

Em đồng ý với thầy là chữ "Ta với Ta" thật tuyệt vời. Em chỉ viết vui thôi với Thầy và cô chủ vườn Tố Lan về âm điệu.

Như vậy mình có thể nới rộng thanh ra cho chữ 1,2,3 bằng vẫn là (bằng) = (huyền, không dấu) và trắc là (trắc) = (không dấu, sắc, hỏi, ngã, nặng). Và khi ngâm, thầy nói đúng phải chậm lại ba chữ sau để loãng sự chói tai.

Ngoài ra, thứ tự âm điệu cao thấp của (sắc, hỏi, ngã, nặng) cũng khác nhau đó thầy.

Mấy ông cụ như GS Dương quảng Hàm sẽ nằm không yên khi nghe em tán gẩu.

rachgia said...


Nhắn với Quang Mình, Trường tôi, Dũng sĩ diệt ruồi, Thích bò bía Nguyễn

hơn 100 comments của quí vị bịlão google nghi ngờ là Spam , Google nhốt quí vị vào một nơi mà hôm nay HTTL tui mới tìm ra chỗ và mở cửa cho bà con chạy ra nè
Tui thấy Trường tôi chạy ga mau nhất
Kế đến là Quang Minh
Qúi vị check lại các nơi đã comment hai ba lần mà mất tiêu bây giờ hiện ra đầy đủ
Ha ha
Từ đây sắp tới quí vị khỏe re, vào comment như xưa, hết bị nhốt gồi
Vui chưa?

HTTL

Quang Minh said...

Mừng quá TL ơi! Vì mỗi lần như vậy chán nản lắ, vừa mất thì giờ phải gởi lại, mà ý thì đi mất chốn xa mờ
Vừa ra khỏi trại tù CS , nay bị tù Google
Thiệt tình là....
Người tù vừa xuất trại

Cám ơn TL

trường tôi said...

Cô ơi! Để em còm thử nha !
Người thích còm men

rachgia said...

anh Q biết không thiệt tình HTTL cười muốn ra nước mắt luôn vậy đó khi thấy 100 cái comment trong Spam
Coi vậy mà Lão goole cũng lịch sự chán phải không bà con?
Nhốt "hành hạ chơi" chớ không "thủ tiêu" ha ha
Có ai đi "thăm nuôi" hông dị bà con?


rachgia said...

Em Trường tôi,

em check lại mấy bài em comment hai ba lần thì biết mà
Bị nhốt một lần, em tui sợ quá nên còn nghi ngờ phải không?
Tha Hương đã bảo lão Google quí vị "not spam" gồi

tho lam said...

Hihi ...
Ma bắt coi mặt người ta
Thấy ai là lạ chắc là spam
A Tỷ mặt mũi tèm lem
Google thân thiện mầy thèm gụ chưa
Nhưng còn cô Học Chò Xưa
Ưa làm thám tử mà chưa học nghề
Google nó mới cà kê
Thiệt là ... tình mà!

trường tôi said...

A Tỷ ơi! Có thấy gì không? SOS mau tới kú người bị nạn... Thiệt là ..tình mà...

Quang Minh said...

" anh Q biết không thiệt tình HTTL cười muốn ra nước mắt luôn vậy đó khi thấy 100 cái comment trong Spam "

Tội chưa! Cô chủ vườn thơ
Cười ra nước mắt, không ngờ trong spam
Bấy lâu cứ sợ hàm oan
Giờ đây ngủ được , ăn ngon thở phảo
Thật thương cô bạn Tố Lang
Ra công cực khổ chu toan mọi bề
Tha Hương blogshot khỏi chê
Ngàn hoa đua sắc bốn bề đẹp xinh
Bàn tay vén khéo hợp tình
Hoan hô cô chủ vườn xinh tuyệt vời
Mong cô mãi nở nụ cười
Bạn bè hoan hỉ, ghé chơi khách mừng

Chúc Tố Lang vui khỏe
Anh Q.

Katie co5rg said...

Hihihi Con ma Google này nặng ký hé, Thám tử Thương Ha mà cũng bị " Chơi" chạy xút dẹp hihihi

Quang Minh said...

Em xin thành thật xin lỗi tội bất kính, mong hia Thầy hoan hỉ rộng lòng tha thứ.
Vì thấy tên HTX mà dịch trớn quớt cái bình ngọc nước trong leo lẻo nhìn tận đáy lòng

( Nếu như ) Lạc Dương bè bạn hỏi tôi
Rằng lòng không đổi ( như ) nước nơi ngọc bình
Học Trò Dốt

Quang Minh said...

Nhớ hồi xưa tới giờ Việt văn sợ gần chết, học tiểu học hay bị ăn trứng vịt, giỏi lắm là nửa điển. Đang học lớp ba , cô nói em tập làm văn hay lắm, cô cho em lến lớp tư. Nghe vậy em mừng lắm về khoe với mẹ để được khen thưởng . Ai ngờ " cốc ! Đồ ngu , xuống lớp đó con " lên đến trung học lại càng hỡi ôi, học thuộc lòng thì còn có thể, chứ bình luận thơ văn thì kể như bù ( bài cào ba lá) . Mỗi lần làm Bích báo dán trên tường thì làm tà lọt cho Lê Văn Thu, xách bảng, xách viết, dán bài của các bạn lên tấm đấy cứng đầy cùng hoa lá cành vẽ lên đó trang Hoàng đẹp mắt, ai sai đâu mình đấm đó.
Qua Mỹ, 2003, nghe bạn bè xúi vào KGTQ tập làm thơ, Điiếc hong sợ súng nhảy vô viết vớ va vớ vẩn bị một ông chê tận mạng , đẹp chai hong bằng chai mặt, cố gắng học tập dần dần , học từ Ngô quang Võ đến Ngọc Vân, em của HTTL ( hồi đó đến nhà, hỉ mũi chưa sạch, ngồi trước nhà liệng đá xuống đường mương, giờ làm Thầy dạy làm thơ lục nồi lục bát hi hi hi ) còn học thơ Đường từ người bạn khác mới vừa quen . Ồng gửi cho bài " Qua Đèo Ngang " của bà Huyện Thanh Quan làm chuẩn , nào là Trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng , rồi bằng bằng trắc trắc bằng bằng.trắc , là thằng lính tui đọc lên nghe như tiếng súng liên thanh bắn khi gặp dịch quân, xung quanh đượm mùi thuốc súng.
Rồi nào là nhứt tam ngủ bất luận , nhị tứ lục phân minh. Toàn là tiếng Hán Việt ( lại nhớ thầy Trầm Cảnh Thường) , nào là niêm nào là đối , nghe mà nhức cái đầu còn đâu mà thơ với thẩn . Còn cô em Ngọc Vân nói anh đừng viết văn, anh mà viết em cười đau tức bụng chết luôn. Vậy mà tui cứ viết tùm lum làm cô ta sợ quá câm luôn, không còng nghe tiếng . Lạc đề rồi, trở lại thơ Đường . Tui lẩm nhẩm đọc bài thơ
Bước đến đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa
Lơ thơ dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời mây nước
Một mãnh tình riêng ta với ta

Bài thơ niêm đối vần thật tuyệt , đọc lên nghe êm ái , nhẹ nhàng như tiếng nhạc lời ca, mà một kẻ lưu vong nơi đất khách quê người, nhớ non sông tổ quốc không khỏi ngậm ngùi chua xót cho thân phận mình lạc loài nơi viễn xứ. Đọc bài của thầy Viên và " tán gẩu " của thầy Tâm mình mới biết là bấy lâu nay không để ý câu cuối
Một mãnh tình riêng TA với TA thất luật
Mà hai thầy thử thay thế
tớ với ta
Tạ với ta
Tả với ta
Tã với ta
Và thấy rằng không chữ nào thay thế được
Cám ơn quý Thầy đã phân tích

Cụ Học Trò NTT

rachgia said...

Comment của bạn Thầy Viên

Re: NGÂM THƠ
lawrence doan

Làm thơ, nghe thơ, ngâm thơ … là một bước tất yếu trong quá trình trưởng thành về mắt ngôn ngữ nơi một con người. Thừa nhận điều nầy một cách minh nhiên ư? Thật là khó khăn đó. Trái lại, vài dòng thơ (hoặc chưa hẳn là thơ) nằm giữa hai trang
sách luyện thi cấp nào đó từng là mấy con cừu tai hoạ. Một trang thơ, một điềm ác. Chẳng qua, thiếu niên làm thơ vì thiếu niên thiếu sức đề kháng, chống không nổi lực đàn áp của tình tự và nhịp điệu. Mặt khác, thiếu niên vì tò mò, vì ưa phiêu lưu nên hiến mình cho trò chơi nguy hiểm, trò làm thơ. Sau đó, có người mang trọng tội, phải vác gông xiềng làm thi sĩ; có người trầm kha trong chứng tự luyến nác-xô-xít, tỉnh bơ làm thợ thơ. Thi sĩ làm thơ, thợ thơ làm thơ. Ai cũng như ai thôi. Như chuyện Đông Quách tiên sinh chơi nhạc đó.

Lòng son người làm thơ, giống như lòng thiết thạch của sàn nhảy rên siết dưới gót giày vũ nữ. Nhưng người ngâm ngợi thơ của mình hay của người khác trước sau vẫn chỉ là kẻ cam lòng đong rượu cho đầy vết thương sâu. Bầy sói nào đó, sau trận đánh, cúi đầu liếm máu nhau trên đồi hoang. Người làm thơ, sao bằng được chó, hắn chỉ có thể ngậm ngùi tự liếm máu của mình.

26 thế kỷ đã thiêu chết đề tài. Người làm thơ cũng đã chết, có lưu lại nhiều lắm là một số ý thơ, một số nhịp điệu cằn cỗi, tiếp tục dụ hoặc những tâm tư bướng bỉnh hãy cứ lầm lũi trong căn nhà bếp đen ngòm bồ hóng, cứ dùng thực phổ cũ, nguyên liệu cũ, cá mắm chợ chiều, tuy lửa lò thì vật vờ như hồn tàn, vẫn gắng xào nấu, nấu xào. Người ta đang làm gì đây a, họ đang làm thơ hay là đang chơi cho thơ thật chết? Hay nói ngoa như Mỹ ‘’ Ta giết nàng vì quá yêu nàng”, ta yêu thơ nên ta hành hạ thơ?

Hồi nẫm, Trụ Vũ có nói:”Tôi không làm thơ, mà tôi bị thơ làm.” Lại hỏi tôi:”Anh có hiểu không?” , rồi cười toe. Tôi trả lời y:”Không hiểu. Vậy, nếu tôi ngâm thơ lai rai thì tôi phải nói là tôi bị thơ ngâm hả?” - “Phải đấy. Nhưng anh bị rượu nó ngâm anh chứ có phải thơ đâu! Còn định cãi cối? Ba ngày làm, hai ngày say. Thằng Lộc bảo tôi…”

Người ngố, chuyện ngố … nhưng phát ngôn nghe ra có chút ý nghĩa. Cho nên năm mươi năm qua, tôi rất phiền lòng. Bứt rứt, canh cánh. Cái chuyện thơ nầy, hỡi ơi, sao mà dài như giây thép gió, rối rắm như bòng bong, nặng nề niềm nỗi như lòng quả phụ. Anh Viên ơi, anh còn có đề tài nào “hại bạn” hơn đề tài nầy không?

Liêm

rachgia said...
This comment has been removed by the author.
rachgia said...


Comment của anh Lê Đình Chơn Tâm

Anh QĐ ơi
Xin anh đừng gọi tui bằng thầy nghe. Cám ơn anh.

Thơ đường anh làm trên TH qua cửa ải cô chủ vườn TL chọn à ok lăm rồi.
Thơ Đường như công thức toán mà. Mấy cụ làm thơ Đường hay khó tánh nếu làm trật công thức.
Cụ, xin lối,
Cô Tố Lan khoái bắt điệp Từ lắm.

Trên TH, người hay làm thơ Đường và rất nhuyễn là anh MVNiên, cô TLan, anh TPhiêu. Cóc Con, VĐK Và bây giờ thêm anh QĐ nửa. Vài người nửa mà tui không biết là ai.

Mình mần thơ cho vui mà.
Tâm