_________________
Tùy bút của Hình Toàn
Nơi con sông chảy vào đất Việt , nơi gắn liền với những câu hò điệu lý, nói đến miền Tây là nói về những dòng chảy, miền Tây chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa nước nổi, đó là cuối nguồn của dòng sông Mêkong vĩ đại chảy qua
- Trung Quốc
- Miến Điện
- Lào
- Thái Lan
- Campuchia
- Việt Nam
Tôi không biết các bạn có giống như tôi tìm xem bộ phim tài liệu về một dòng sông chảy qua sáu nước ven bờ đó là “Mê Kông ký sự” dài 21 tập
Tôi xem để tìm hiểu về sự hình thành của một dòng sông, và các địa lý những dân tộc những sắc dân mà dòng Mêkong chảy qua, giống như một chuyện du lịch mà mình không thể đi đến để tìm hiểu ....thôi thì theo dõi bước chân các nhà làm phim đã bỏ công sức và tâm quyết đi tìm lịch sử của một dòng sông mà Việt Nam sở hữu một phần ở cuối nguồn trước khi nó đổ ra biển đông
Tôi xem để hiểu biết về một dòng sông hằng ngàn năm trước, đã nuôi sống biết bao sanh linh dọc theo dòng Mê Kông nhưng nay vì tác động của con người đang giết dần ...vì vô tình hay cố ý đã ngăn đập chặn nguồn thủy lưu, xem để hiểu vì đâu có sông tiền sông hậu. Chỉ đơn giản thế thôi, tôi không bình luận hay phê bình, xem để biết dòng sông ấy bắt nguồn từ đâu và chảy về đâu ? Như qúi vị biết VN ở cuối nguồn. Như câu: “ giàu út ăn, nghèo út chịu”
Nó đã mang theo một khối lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng sông cửu long và đã tạo nên mùa nước nổi của miền tây nam bộ .
Mỗi năm cứ vào tháng 7-10, người dân trông chờ mùa nước ngập tràn bờ, nước ngập trắng đồng, bốn bề mênh mông nước, tuy có cực khổ nhưng bù lại nó cho những cá tôm đầy ấp và những khoáng vật trời ban tặng mà không phải trồng vì nó tự nhiên mà sinh sôi nảy nở khi con nước lớn như :
⁃ Bông súng, bông điên điển, hẹ nước, bồn bồn, năn bộp...
Nhưng không phải vùng nào cũng có, tuỳ theo thổ nhưỡng của mỗi vùng miền
Quê tôi mênh mông mùa nước nổi
Con nước sông Tiền, chảy xuống miệt Cà Mau
Miền tây cây trái xanh muôn màu
Anh tư ngó bên rào nghe điệu buồn ...sáu câu
...........
Mùa nước lên con sóng dâng đầy
Anh sáu giăng câu, cá linh bầy theo lưới
Điên điển bông vàng, em hái tận đồng xa
Bông súng trời mưa, trổ bông trắng trên đồng .....
(Mùa nước nổi ....sáng tác : Sơn Hạ)
Nhưng buồn thay nay nhiều nơi đã xây nhiều đập thủy điện để ngăn dòng chảy của một con sông từ nơi thượng nguồn, làm thay đổi đến hệ sinh thái và làm ảnh hưởng rất nhiều đến mấy mươi triệu người dân sống ven bờ của sáu quốc gia, nơi đâu người ta cũng có nhiều dự án ngăn đập chặn nguồn .....tôi không biết vài mươi năm nữa thì tương lai sông Mêkong sẽ như thế nào, chỉ tội cho đất nước tôi ở cuối nguồn, nước sẽ cạn dần và sông ngòi cạn kiệt, không còn nguồn nước ngọt từ trên thượng nguồn chảy xuống, lại thêm những cống đập ngăn nước mặn, đê bao nên con nước không thể tràn đồng như thuở trước nguồn cá tôm cũng ít đi nhiều, tôi không biết những thiên tài tiến sĩ lập dự án trên bàn vẽ, có hiểu cuộc sống của dân nghèo sống nhờ vào con nước, nay từ thượng nguồn đến giữa nguồn đâu đâu cũng xây đập ngăn dòng chảy ... thế là tự nhiên thành một ao tù rộng lớn, các sông ngòi bị ô nhiểm ....và tương lai của một đất nước cuối nguồn dòng Mê Kông giờ đang chịu nhiều hệ lụy của con người gây ra . Ôi ...tương lai một dòng sông không biết sẽ về đâu, và cả những thế hệ sống ven bờ thấy sao mờ mịt quá .....
Nhưng ngược lại thủ đô Sài Gòn (hòn Ngọc viễn đông) bây giờ lại trở thành sông khi có những trận mưa đổ xuống, có những con đường nước ngập tràn có khi vào cả nhà dân .....giao thông tắc nghẻn, mới đầu mình thấy và nghe thì hơi vô lý, một thành phố lớn, là bộ mặt của một quốc gia sao mà nhếch nhác đến như thế, như một nàng công chúa bị mắc mưa ....
Nhưng lâu dần .....thì nó cũng trở nên bình thường, vì năm nào cũng thế, phải tự khắc phục ....nhà nhà khắc phục người người khắc phục, giống như người dân miền tây đã bao đời sống cùng mùa nước nổi (tôi nói là nước nổi, chớ không phải là nước lũ, vì lũ là do thiên tai, là mưa bão, còn nay có những cơn lũ cũng do con người tạo ra vì đốn rừng hay mở đập mà không Thông báo cho dân biết trước để mà tránh, và mở thoát nước một cách vô trách nhiệm, vô tư không theo một qui trình, hay đạo luật nào cả) có tội cho người dân, biết sao bây giờ vì sanh ra ở một nước chậm tiến bộ thì đành chịu số phận, trách ai đây, chỉ biết trách ông trời, nay chỉ cần một cơn mưa là thành phố trở thành sông . ....có sao đâu, đúng là dân SG mới gặp khó khăn một chút mà đã rên la ....có rên hay la gì cũng thế mà thôi
Tôi không biết sư phụ nào đã sửa lời nhạc phẩm “Saigon đẹp lắm” của nhạc sĩ Y Vân cho hợp hoàn cảnh của SG sau những cơn mưa, ông nhạc sĩ có đội mồ sống lại cũng không thể đòi tiền bản quyền ....kkk
Dừng chân trên phố nhưng mà ngỡ trên sông !
Toàn thân run bắn khi ngập nước ngang mông
Cố gắng xông lên, vít tay ga cũng như không
Sài gòn ngập quá, Sài gòn ơi ....Sài gòn bơi ....
Hình Toàn
Nơi con sông chảy vào đất Việt , nơi gắn liền với những câu hò điệu lý, nói đến miền Tây là nói về những dòng chảy, miền Tây chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa nước nổi, đó là cuối nguồn của dòng sông Mêkong vĩ đại chảy qua
- Trung Quốc
- Miến Điện
- Lào
- Thái Lan
- Campuchia
- Việt Nam
Tôi không biết các bạn có giống như tôi tìm xem bộ phim tài liệu về một dòng sông chảy qua sáu nước ven bờ đó là “Mê Kông ký sự” dài 21 tập
Tôi xem để tìm hiểu về sự hình thành của một dòng sông, và các địa lý những dân tộc những sắc dân mà dòng Mêkong chảy qua, giống như một chuyện du lịch mà mình không thể đi đến để tìm hiểu ....thôi thì theo dõi bước chân các nhà làm phim đã bỏ công sức và tâm quyết đi tìm lịch sử của một dòng sông mà Việt Nam sở hữu một phần ở cuối nguồn trước khi nó đổ ra biển đông
Tôi xem để hiểu biết về một dòng sông hằng ngàn năm trước, đã nuôi sống biết bao sanh linh dọc theo dòng Mê Kông nhưng nay vì tác động của con người đang giết dần ...vì vô tình hay cố ý đã ngăn đập chặn nguồn thủy lưu, xem để hiểu vì đâu có sông tiền sông hậu. Chỉ đơn giản thế thôi, tôi không bình luận hay phê bình, xem để biết dòng sông ấy bắt nguồn từ đâu và chảy về đâu ? Như qúi vị biết VN ở cuối nguồn. Như câu: “ giàu út ăn, nghèo út chịu”
Nó đã mang theo một khối lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng sông cửu long và đã tạo nên mùa nước nổi của miền tây nam bộ .
Mỗi năm cứ vào tháng 7-10, người dân trông chờ mùa nước ngập tràn bờ, nước ngập trắng đồng, bốn bề mênh mông nước, tuy có cực khổ nhưng bù lại nó cho những cá tôm đầy ấp và những khoáng vật trời ban tặng mà không phải trồng vì nó tự nhiên mà sinh sôi nảy nở khi con nước lớn như :
⁃ Bông súng, bông điên điển, hẹ nước, bồn bồn, năn bộp...
Nhưng không phải vùng nào cũng có, tuỳ theo thổ nhưỡng của mỗi vùng miền
Quê tôi mênh mông mùa nước nổi
Con nước sông Tiền, chảy xuống miệt Cà Mau
Miền tây cây trái xanh muôn màu
Anh tư ngó bên rào nghe điệu buồn ...sáu câu
...........
Mùa nước lên con sóng dâng đầy
Anh sáu giăng câu, cá linh bầy theo lưới
Điên điển bông vàng, em hái tận đồng xa
Bông súng trời mưa, trổ bông trắng trên đồng .....
(Mùa nước nổi ....sáng tác : Sơn Hạ)
Nhưng buồn thay nay nhiều nơi đã xây nhiều đập thủy điện để ngăn dòng chảy của một con sông từ nơi thượng nguồn, làm thay đổi đến hệ sinh thái và làm ảnh hưởng rất nhiều đến mấy mươi triệu người dân sống ven bờ của sáu quốc gia, nơi đâu người ta cũng có nhiều dự án ngăn đập chặn nguồn .....tôi không biết vài mươi năm nữa thì tương lai sông Mêkong sẽ như thế nào, chỉ tội cho đất nước tôi ở cuối nguồn, nước sẽ cạn dần và sông ngòi cạn kiệt, không còn nguồn nước ngọt từ trên thượng nguồn chảy xuống, lại thêm những cống đập ngăn nước mặn, đê bao nên con nước không thể tràn đồng như thuở trước nguồn cá tôm cũng ít đi nhiều, tôi không biết những thiên tài tiến sĩ lập dự án trên bàn vẽ, có hiểu cuộc sống của dân nghèo sống nhờ vào con nước, nay từ thượng nguồn đến giữa nguồn đâu đâu cũng xây đập ngăn dòng chảy ... thế là tự nhiên thành một ao tù rộng lớn, các sông ngòi bị ô nhiểm ....và tương lai của một đất nước cuối nguồn dòng Mê Kông giờ đang chịu nhiều hệ lụy của con người gây ra . Ôi ...tương lai một dòng sông không biết sẽ về đâu, và cả những thế hệ sống ven bờ thấy sao mờ mịt quá .....
Nhưng ngược lại thủ đô Sài Gòn (hòn Ngọc viễn đông) bây giờ lại trở thành sông khi có những trận mưa đổ xuống, có những con đường nước ngập tràn có khi vào cả nhà dân .....giao thông tắc nghẻn, mới đầu mình thấy và nghe thì hơi vô lý, một thành phố lớn, là bộ mặt của một quốc gia sao mà nhếch nhác đến như thế, như một nàng công chúa bị mắc mưa ....
Nhưng lâu dần .....thì nó cũng trở nên bình thường, vì năm nào cũng thế, phải tự khắc phục ....nhà nhà khắc phục người người khắc phục, giống như người dân miền tây đã bao đời sống cùng mùa nước nổi (tôi nói là nước nổi, chớ không phải là nước lũ, vì lũ là do thiên tai, là mưa bão, còn nay có những cơn lũ cũng do con người tạo ra vì đốn rừng hay mở đập mà không Thông báo cho dân biết trước để mà tránh, và mở thoát nước một cách vô trách nhiệm, vô tư không theo một qui trình, hay đạo luật nào cả) có tội cho người dân, biết sao bây giờ vì sanh ra ở một nước chậm tiến bộ thì đành chịu số phận, trách ai đây, chỉ biết trách ông trời, nay chỉ cần một cơn mưa là thành phố trở thành sông . ....có sao đâu, đúng là dân SG mới gặp khó khăn một chút mà đã rên la ....có rên hay la gì cũng thế mà thôi
Tôi không biết sư phụ nào đã sửa lời nhạc phẩm “Saigon đẹp lắm” của nhạc sĩ Y Vân cho hợp hoàn cảnh của SG sau những cơn mưa, ông nhạc sĩ có đội mồ sống lại cũng không thể đòi tiền bản quyền ....kkk
Dừng chân trên phố nhưng mà ngỡ trên sông !
Toàn thân run bắn khi ngập nước ngang mông
Cố gắng xông lên, vít tay ga cũng như không
Sài gòn ngập quá, Sài gòn ơi ....Sài gòn bơi ....
Hình Toàn
Envoyé de mon iPad
No comments:
Post a Comment