_________________
CHÂN DIỆN MỤC
Thời gian trôi! Những
người
đã đi xa… còn vết tích gì không?
Tôi không muốn nói tới
Càn Long và Hoà Thân (!), tôi cũng không muốn nói tới Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc
(!), tôi muốn nói tới những người vẩy bút !!!
Ôi! Còn gì đâu… khi
ta nhắc tới Xuân
Diệu ? Ông không phải là cha đẻ ra thơ mới như Tản
Đà! Ông cũng không đẻ ra Lời Con Hổ Trong Vườn Bách Thảo! Nhưng Bom Tấn: Đây
Mùa Thu Tới của ông đã làm sụp đổ thành quách Cổ Thi (?). Đó là bài thơ tuyệt
tác! Không có một câu một chữ náo khiến người ta có thể chê! Thật là… hết kiến!
Khi rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, tóc buồn rơi lệ và những nhánh khô gầy
thách đố nàng trăng đang ngẩn ngơ nghe sương mờ mà đợi khách qua đò! tựa cửa mà
nghe thời gian!
Ôi! Con người rủng rỉnh
trăm mối thơ, ngàn lời khen chết khách qua đường ấy, đả có một đời sống quay cuồng,
đảo điên trong giòng văn hoá Việt Nam!
Nếu trước năm 1945
người ta mê Xuân Diệu, thì sau 1954 người ta chửi Xuân Diệu!
Những câu ngô nghê, sống
sượng:
Đào sâu suy nghĩ cảm thông
Mới hay đảng ở trong lòng mà ra
Những câu:
Lôi mi ra giữa đình làng đêm nay
Trăm tay xỉa xuống mặt này
Trăm
tay xỉa xuống mặt đầy gian tham
Khiến người ta không
chửi không đươc, không chửi thì… ăn không ngon.
Có người khen vớt vát
hai câu:
Tổ quốc tôi như một con tầu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau
Nhưng cũng chẳng ăn thua gì.
Rồi chuyện anh chàng
Diệu gà thơ cho Trần Đăng Khoa
Ngu
xuẩn nhất nhì
Là
Tổng Thống Mỹ
Chỉ là chuyện ruồi bu mà thôi!
Rốt cuộc, khi suôi tay, không biết chàng có nghĩ… để lại cái gì không?
Đoàn Phú Tứ sự nghiệp thơ rất ít! Nhưng tấm lòng với thơ văn, với đất nước
thì có thừa. Chàng
thi sĩ yêu nước này là một trong những yếu nhân của Xuân Thu Nhã Tập! Nhưng buồn
thay! Xuân Thu không làm nên chuyện lớn!! Không nhiều độc giả! Nhưng Tấm lòng
yêu nước đã đưa ông đi Khu. Nói là đắc dụng cũng đúng và không đắc dụng cũng
đúng! Nhưng có lẽ cái buồn nhất của chàng là tham dự phiên toà xử bà Nguyễn thị
Năm (?). Sau 1954 chàng di cư và… tôi thấy chàng im hơi lặng tiếng.
Tổng kết cuộc đời chàng có hai bài tuyệt tác: Mầu Thời Gian và Ánh Trăng! Sao ít thế! Tôi thấy
hai bài cũng đủ chơi với đời rồi!
Thâm Tâm ít làm thơ, ít
mần chính trị, ít được người ta nhắc tới! Nhưng có một số người nhắc tới thì mê
Tống Biệt Hành, Một ông thầy ở Đại Học Văn Khoa (làm thơ ký
Trần Hồng Châu) rất mê Tống Biệt Hành! Cái anh chàng bỏ nhà ra đi, tác giả
không nói là đi theo đảng nào… vào Khu nào… nhưng
người đọc hiểu ngầm là đi… vì nước, vì bất mãn … “phải” ra
đi!
Đưa
người ta không đưa qua sông
Sao
có tiếng sóng ở trong lòng
Nắng
chiều không thắm không vàng vọt
Sao
đầy hoàng hôn trong mắt trong
Chàng ra đi bỏ lại mẹ
già, chị và em nhỏ:
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
………….
Nếu ông Hoàng Tố Nguyên đi kháng chiến, về Sài Gòn làm bài Xuân Về Say Ý Nhạc…
rồi ra Bắc… cuộc đời bôn ba… nhưng chỉ cái “Say“ của chàng là đáng ca tụng.
Còn Thâm Tâm, người ta khóc cái cảnh chia ly, nhưng đây là cuộc chia ly thần
thánh, thiêng liêng!
Thích Nhất Hạnh không viết những bản hùng ca ái quốc! Không phẫn hận, không
đau sót… nhưng ai lại chẳng buồn trước cái ước mơ của nhà sư! Người khen, kệ!
người chê, kệ… nhà sư cứ Ước Mơ:
Sáng
nay nghe tin em gục ngã nơi chiến trường
Trong
vườn tôi vô tình đoá tường vi vẫn nở
Tôi
vẫn sống
Tôi
vẫn ăn
Và
tôi vẫn thở
Nhưng
biết bao giờ tôi nói được
Những
điều tôi ước mơ
Tôi
ước mơ
Tôi
ước mơ
Tôi muốn viết về ông
thầy tôi: Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhưng lại ngại!
Hôm rồi đọc ông Trần
Huy Bích thấy ông viết về thầy Vũ quá nhiều! Tôi rất tâm đắc khi ông ca tụng mối
tình của thầy với nàng Tuyết Khanh! Mối tình đầu với tiểu thư đài các… các mối
tình giao tế… thôi thì đủ thứ tình… nhưng không tuyệt vời bằng Tuyết Khanh:
Biết
đến bao giờ thu có nguyệt
Chén
hoa vàng có mắt ai xanh
No comments:
Post a Comment