_____________
CHÂN DIỆN MỤC
Thời buổi bây giờ làm ăn cái gì, bất cứ nghề ngỗng nào
cũng cần xây dựng một Thương Hiệu! Không chỉ có Sàn Xuất, buôn bán xây dựng một
Thương Hiệu, ngay cả Văn Thi Sĩ, Nghệ Sĩ, Nhà Khảo Cứu cũng cần xây dựng một
Thương Hiệu! Ôi! Lậy Chúa lòng làng vô cùng, nhà thờ và chùa chiền, đền miếu
cũng có thương hiệu cho xôm trò, cho quyến rũ !!!
Chúa ơi! Nhiều chuyện xảy ra tức cười lắm! Một cô bán vải
ngoài chợ nói mình bán vải Mỹ, hôm sau khách trả lại, nói bán bậy, đó là vải An
Nam! Cô ta cười toét, vỗ ngực nói: Em tên Mỹ mà, vải này là vải của Mỹ mà! Một
anh bạn tên Hiệu trong chợ, bán quần áo bèn nói quần áo mình hàng hiệu! Ừ! Thì
cũng là hàng Hiệu chớ bộ!
Viết văn thơ thì có gian nan hơn nhiều. Phải nhờ nhà xuất
bản nổi tiếng! Phải nhờ văn thi sĩ nổi tiếng viết bài đề tựa! Nhờ người nhuận
sắc! Thậm chí nhờ người viết chửi bài của mình (éo le thay nếu chửi cả cá nhân
mình). Có lẽ kẻ này muốn có tiếng vang chăng ??? Nếu không nêu danh thơm ngàn
năm thì thà rằng lưu xú vạn năm cò hơn vô danh tiểu tốt !!!
Ôi! Những người xây dựng thương hiệu kiểu này thì tôi
chào thua (!).
Những nhà thờ có thương hiệu thì thường người ta tới ngắm
cảnh chứ không tới để nghe các linh mục dạy dỗ (?). Nhà thờ Trà Cổ ở Quảng
Ninh, nhà thờ đá Phát Diệm và nhà thờ Phúc Nhạc ở Ninh Bình người ta ghé để xem
nó đẹp như thế nào! Nhà thờ núi ở Nha Trang, nhà thờ đổ nát ở Kiên Lương, người
ta tới để ngậm ngùi cho thế sự!
Các chùa thì tôi nói nhiều rồi! Chẳng có thương hiệu nào
ra hồn, toàn là lố lăng dù quảng cáo rầm rộ! Nó rất đông người vì những bãi đậu
hái ra tiền! Người ta nói chuyện trên trời, nhưng tại các bàn bán vé... đoán
quẻ... đều có ngăn bàn, túi tiền đầy nhóc! Các tín nữ thời nay tới để tung tiền
khoe khoang và... chứ nào có biết đến chùa lớn... chùa thiêng (!).
Đền Cổ Mễ khá to, người ta tới vay tiền Bà để... mua may
bán đắt . Đền Trần ở Kiếp Bạc khá thiêng! Người ta tới xin Ấn để... Phó Chủ
Tịch lên Chủ Tịch! Tá lên Tướng!!!
Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương, chùa Bái Đính ở Ninh Bình
có quy mô rất Hoành Tráng, rất Quốc Tế. Chả biết người ta đếm khách tới viếng
nhiều hay ít thu lợi bao nhiêu? Nhưng ở đây có Thương Hiệu Ngầm là...
người ta xây để cầu trường thọ cho mấy ông... Chủ Tịch... Bí Thư... !!!
Ôi! Khi trở lại cái nghề múa bút, có được mấy thương hiệu
làm ta chiêm ngưỡng đâu? Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên đã bị người
ta sổ toẹt rồi!
Sơn Nam viết về Cà Mau là bịa thôi. Ông viết về người Cổ
Tron không mặc quần áo lại càng lố bịch !!! Ông Đông Hồ viết hàng trăm bài
thơ... huề vốn! Điểm lại chỉ có bài "May Áo Mới" là thú vị ở thời đó!
Có lần tôi đụng tới Sơn Nam, bị đệ tử của tôi bên Mỹ chê
quá! Chả là vì các văn sĩ miền Nam, sau 1975 muốn viết thì phải đổi bút hiệu và
học tập đường lối mới. Ông Sơn Nam không biết là già rồi làm biếng hay không
thích đường lối mới nên không viết (?). Vì ông có một Thương Hiệu lớn, nên
người ta tái bản một số tác phẩm của ông! Ôi! Ế một cách thảm thiết. Như người
ta không mua những tái bản chuyện cũ của Hồ Biểu Chánh! Tôi vô tiệm sách thấy
mấy tháng... những bản in đó... còn nguyên !!! Không phải cứ có thương
hiệu một thời... là có thể tái bản dài dài !!! Sơn Nam thì nghèo
nhưng mê rượu... và... nát rượu !!! Được một vị giáo sư nổi tiếng ngoài Hà Nội
mời đứng tên chung một cuốn sách !!! Dĩ nhiên được. Trong sách có nói Lê Quý
Đôn đã tả dồng bằng Nam Bộ mà ông đã đi qua, đã thấy!!! Tôi phản biện hơi...
mạnh (!) là tôi muốn nhắm ông giáo sư “nổi tiếng” ở Hà Nội! Nhưng đệ tử cúa tôi
lại nói tôi "Dám Đụng Tới Sơn Nam" !!! Mà dù tôi dám đụng tới
Sơn Nam... thì đã sao nào! (Con hơn cha là nhà có phúc, Phản biện dẫn tới tiến
bộ). Một người bạn của tôi, nay ở Nha Trang, nói Sơn Nam dở ẹt, còn thua xa Phi
Vân viết Đồng Quê!
Ông Đông Hồ viết Lịch Sử Hà Tiên đã dựa theo Vũ Thế Dinh,
một người có tiểu sử rất mơ hồ, và nay sách của Vũ đã tuyệt bản!
Ông Đông
Hồ sao nỡ nói Hà Tiên “Sáng Đèn”. Ông Đông Hồ sao lại không biết "Thành
Xưa" chỉ có đèn tù mù thôi, và người ta chỉ nghe ngóng bên ngoài, khi hữu
sự... người ta mới đốt đuốc lên!
Có một lần tôi gặp một người có thương hiệu: Ông Nguyễn
ngọc Huy, chủ tịch Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến. Khi gặp hai ông Nguyễn Ngọc
Huy và Phạm Thái. Tôi chỉ về phía ông Huy nói: Ông này viết Biện Chứng Duy Xạo
Luận! chỉ ông Phạm Thái nói: Ông này viết: Chuyện Năm Chàng Thanh Niên! Hai ông
có vẻ vui, nhưng ông Huy lại cười nói: Đó là tác phẩm khôi hài (!). Ông Huy
viết khá nhiều, và đặc biệt khi ông viết về Kissingger và người Do Thái ở Mỹ!
Ôi! Những người chỉ biết có tiền bạc và buôn bán! Nhưng tác phẩm của Nguyễn
ngọc Huy đáng cho ta suy gẫm!
Nguyễn Mạnh Côn viết: Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử đã thành
công lớn! Tôi đọc cảm động lắm, nhưng thương hiệu này sau đó mờ nhạt, không có
tác phẩm nào hay nữa. "Mộng Tan Tành" cho ta thấy mộng Công Hẩu Khanh
Tướng chứ không phải mộng giúp dân giúp nước!
Ngày nay, ai đụng tới mấy ông có thương hiệu này thì
người ta cho là khùng! Ông Trương Minh Đạt chê Đông Hồ viết sai, có ai tin? vì
ông Đạt chưa xây dựng được một thương hiệu.
Ôi! Đọc sách thì không nên chơi cái kiểu: Bạn bè khen lẫn
nhau ... Học trò tâng bốc thầy ...!!!
Lịch Sử sẽ xóa bỏ những thương hiệu giả! Thương Hiệu
không xứng đáng!
Lịch Sử sẽ tôn vinh "Tiếng Dương Cầm Xanh", "Hoa
Xương Rồng", "Thơ Lửa".
C.D.M.
No comments:
Post a Comment