Wednesday, March 30, 2011

Tôn Sư Ca - Phan Ni Tấn


____________

 Ghi lại Chút kỷ niệm của Kiên Giang Reunion Trường xưa Lớp cũ tại Toronto Canada July 2002
như một lời giới thiệu cho Hội Ngộ Liên Trường Kiên Giang vào July 2011 sắp tới  tại Houston Texas  

Tha Hương

Đêm Tha Hương

_________________

Xe đò Hoàng ở California

________________
Nguyễn Tài Ngọc



 Chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội Cộng Sản đâm đổ hàng rào Dinh Độc Lập của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 30-04-1975 đánh dấu sự chấm dứt của cuộc chiến Nam Bắc, nhưng nó cũng bắt đầu cuộc phiêu lưu của 135,000 người Việt tỵ nạn sang Hoa Kỳ. Là quốc gia đã có bao kinh nghiệm đối phó với vấn đề tỵ nạn của người Âu Châu sang Mỹ vào Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng Thống Gerald Ford đã vạch sẵn chính sách đón nhận người Việt tỵ nạn: phân tán tất cả mọi người trên năm mươi tiểu bang trên nước Mỹ.

Chính sách phân tán này thực hiện được bốn điểm chính:
1.     Tái định cư người tỵ nạn một cách nhanh chóng để họ có thể tự túc dễ dàng sau này.
2.     Tránh được một số đông người tỵ nạn tập trung vào chỉ một thành phố làm tỷ lệ thất nghiệp của thành phố đó sẽ gia tăng vì không đủ công việc.
3.     Tìm người bảo trợ dễ dàng hơn trong việc hoà đồng người tỵ nạn vào đời sống nước Mỹ.
4.     Tránh được một khu đông dân cư nghèo đói mà dân vùng đó toàn là người đến cùng một quốc gia.

Thế nhưng mình có câu “Tổng Thống Mỹ tính không bằng dân An Nam Mít tính”. Vì lý do thời tiết và vì muốn sinh sống nơi đông dân cư,  dân Việt Nam từ khắp mọi nơi dồn về ba tiểu bang Florida, Texas, và nhiều nhất, California. Năm 1975 số người Việt tỵ nạn ở California chỉ là 20% tổng số dân tỵ nạn. Đến năm 1980 con số đó nhẩy vọt lên 35%, và cho đến năm nay, khi những gia đình làng xóm của tôi ở chợ Bàn Cờ là ông Phó Bạc, bà Tư Rỗ, ông Trọng bán tem, chú Tám Tôm Càng, chị Bá bán bar dọn về Santa Ana ở đông với nhau cho vui thì tỷ lệ người Việt Nam ở California bây giờ đã tăng lên một triệu phần trăm. Buổi  chiều nấu cơm có thiếu trứng gà thì qua nhà kế bên gõ cửa chị Ba làm nail mượn đỡ hai trứng , khỏi cần ra siêu thị mua.

Tuesday, March 29, 2011

Vẫn còn mãi yêu- Mã Quốc Thái

_______________

Chuyện kể trên biển đêm

____________

Võ kỳ Điền

Cả bọn chúng tôi cơm nước xong xuôi thì trời vừa sụp tối. Cái mặt trời chói lọi tỏa ra hơi nóng hừng hực ban chiều đã lặn đi đâu mất tiêu nhường chỗ cho bóng tối tràn lan bao phủ khắp cái biệt thự này. Tôi đứng dậy ngó quanh ngó quất cố tìm một vật gì để thế cây tăm xỉa răng nhưng vô ích, cả gian phòng trống rỗng. Không có gì hết ngay cả một cọng chưn nhang. Hồi nãy khi ăn cơm, mấy người đàn ông, đàn bà và hơn sáu bảy đứa con nít đều phải ngồi bệt xuống sàn gạch bông sau một buổi trời hì hục quét tước, lau chùi cho sạch sẽ. Người ta đã khiêng đi đâu mất hết bàn ghế, tủ giường, nồi niêu soong chảo... luôn cả mấy cánh của sổ, cửa ngăn bằng cây. Căn nhà trống hốc. Còn rác rến, giấy vụn, vải rách, bụi bặm thì vương vãi đầy nhà. Trên trần và vách, dây điện đứt treo lủng lẳng. Nhưng mấy thứ còn lại đó, đám người vượt biên theo kiểu bán chánh thức tụi tôi đâu có lấy làm chi. Căn nhà bị khai thác tận tình như một cô gái ăn sương rẻ tiền về sáng chỉ còn trơ bộ mặt hốc hác, loang lổ phấn son. Vậy mà khi mới được công an chở tới đây, thằng Dân ngó trực thấy cái vẻ đồ sộ bên ngoài, có vẻ khái chí khều tôi nói nhỏ:
- Nè, anh Ba, tụi nó lựa cho mình cái "quy-la" nầy sang quá hả. Đã thiệt! Cái thằng thiệt tình, lúc nào miệng cũng lách chách không để lành da non. Tôi với nó không quen biết gì ráo trọi, tình cờ gặp nhau trong chuyến vượt biên do một người Việt gốc Hoa bán hủ tiếu đứng lo tổ chức. Tôi thứ bẩy, vậy mà nó gọi tôi bằng anh Ba gọn bân, ngon lành. Ối, ai hơi đâu mà cải chánh làm chi. Lúc đó tôi đứng vịn cái cổng sắt kiên cố, nhìn thấy cái sân rộng trải sỏi trắng, những cây hoa móng bò, hoa sứ, hoa tường vi trồng dọc theo lối đi, có hai cây tùng Nhật Bổn xanh um ở trước cửa đi vào nhà, trong bụng chịu quá mà còn làm giọng sang:
- Ừa ừa cũng tạm được nhưng nghe nói thiếu giường, thiếu chiếu làm sao mà ngủ... Nó quay qua nhìn soi mói, nói giọng nhão nhẹt:

Monday, March 28, 2011

Mưa

____________________

Hoàng Trúc

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời tại California

__________________

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của Phong trào Du Ca Việt Nam, đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 68.

RFA file photo
Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang trong chuyến viếng thăm thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ cách nay vừa tròn 6 năm (ngày 27-03-2005)
Theo thông báo của gia đình và bạn hữu, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang qua đời lúc 4 giờ sáng ngày Chủ Nhật 27-03-2011, sau hơn một tháng bị tai biến mạch máu não.

Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang bắt đầu sáng tác năm 1961, với ca khúc “Gươm thiêng hào kiệt,” dành cho phong trào Hướng Ðạo.

Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam Việt Nam vào năm 1963, Nguyễn Đức Quang bắt đầu sáng tác các tác phẩm mang chủ đề thanh niên và những vấn đề đất nước.

Đến năm 1964 ông chuyển hẳn sang chủ đề tuổi trẻ, quê hương, dân tộc; xây dựng đề tài mới cho tập “Trầm ca,” hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên.

Ông là người tham gia thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam tại Sài Gòn năm 1966.

Sunday, March 27, 2011

Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang

_____________________

Nhạc sĩ Nguyễn đức Quang đã ra đi vào sáng nay 27/3/2011 tại bệnh viện Fountain Valley. Xin mời bạn đọc Tha Hương cùng nghe nhạc phẩm Vỗ cánh chim bay  sau đây như một tưởng niêm, tiễn đưa ông về miền đất mới ...

NHỮNG NGƯỜI BÊN NẦY CON SÔNG BẾN HẢI

_________________

Mach. van. Niên



Khi hai chiếc xe đò ngừng trước Ga Hàng Cỏ ở Hà Nội vào một ngày cuối năm 1981 thì phố đã lên đèn. Ga Hàng Cỏ nhếch nhác và hỗn độn những kẻ nằm ngồi. Họ là những người đang chờ chuyến tàu hỏa xuôi Nam vào giữa khuya. Hai chuyến xe đò đó chính là những chuyến xe chở 50 người tù cải tạo từ Trại Tù Vĩnh Quang thuộc tỉnh Vĩnh Phú vừa được tha từ tuần trước và được đưa về một Trại Tù khác ở Hà Nam Ninh để vổ béo những hình hài gầy guộc sau những năm tháng quần quật mà lại thiếu ăn. Mà tài thiệt ! Sau một tuần nuôi thúc như những đàn gà trong chuồng, chúng tôi trông phởn phơ ra phết ! Tuy vậy cũng khó mà qua được mắt những người hành khách đang chờ tàu, họ vẫn biết chúng tôi là những người tù vừa được thả dù phần lớn đã thay quần áo civil. Những bộ đồ nầy trước đây tù nhân được quyền cất giữ mỗi khi chuyển trại. Riêng tôi, quần áo civil lúc lao động ở ngoài, nhờ ở trong Ban Văn Nghệ trại, tôi có dịp tiếp xúc với người dân và đã đổi hết để lấy thức ăn nên bấy giờ vẫn còn mặc bộ đồ tù, chỉ giữ được chiếc nhẫn cưới bằng vàng y khoảng 2 chỉ. Chiếc nhẫn nầy nhờ trại giữ và chỉ trả lại khi được tha. Nếu không, chắc là tôi cũng gửi nó cho mây ngàn bay !

Thursday, March 24, 2011

NỬA ĐÊM THỨC GIẤC

_______________

Tây Đô Cuồng Sĩ

                       Nửa đêm thức giấc
                       Nghe gà gáy
                       Hai mươi năm chập chờn
                       Ta già rồi
                       Còn đâu mà mơ mộng
                       Đêm nay trời chuyển lạnh     
                       Giọt mưa rơi trên lá
                       Tiếng âm ỉ từ xa
                       Như tiếng thi nhân
                       Như hồn dân tộc
                       Như giọt mồ hôi người nông phu
                       Rơi trên gồi rạ
                       Những trưa hè nắng chói

Nhạc SĩTrần chí Phúc và Chiều Winnipeg

_______________

 Winnipeg trong mùa đông


CHIỀU WINNIPEG
(Để nhớ Nguyễn Thành- người bạn Winnipeg.)

Tôi đến Winnipeg vào một ngày thượng tuần tháng 4 năm 1979. Sau khi được lên máy bay cùng mấy chục thuyền nhân từ trại tị nạn chuyển tiếp ở Kula Lumpur Mã Lai đến Toronto vào nữa đêm, ngủ một đêm khách sạn và trưa hôm sau, những thuyền nhân chia nhau nhiều nhánh đi về những thành phố khác nhau và chỉ một mình tôi được đưa về thành phố Winnipeg.
Một anh sinh viên du học thời trước 1975, trong nhóm người thiện nguyện giúp đỡ người tị nạn, tiễn tôi tận cửa máy bay. Cả hai cùng vẫy tay chào giã biệt, cảm giác bùi ngùi. Một thóang bơ vơ trong lòng vì lần đầu tiên kể khi vượt biển ra xứ lạ, đây là lần đầu mình ngồi trên chiếc phi cơ giữa bao nhiêu hành khác ngọai quốc bay trên bầu trời Canada.
Nhìn qua cửa kính, những đám mây trắng như bông lơ lững, những dải đất phủ đầy tuyết trắng mênh mông bên dưới, lần đầu tiên trong đời nhìn thấy tuyết.
Máy bay đến Winnipeg, một bà già bản xứ cầm cái bảng ghi tên tôi đứng đón và bà lái xe đưa về một khách sạn để tạm trú, bây giờ nhớ lại tên là Balmoral. Chúng tôi không nói với nhau lời nào vì tiếng Anh mình chẳng biết. Trời tháng tư nhưng Winnipeg vẫn còn lạnh, tuyết rơi lất phất. Và cũng là lần đầu trong đời sờ chạm tới tuyết. Cảm giác háo hức đặt chân xứ người ngọai quốc xen lẫn cái buồn ảm đạm của bầu trời u ám lạnh lẽo tuyết bay.

Hoa vàng mấy độ

__________________



Em đến bên đời hoa vàng một đóa
một thoáng hương bay bên trời phố hạ
nào có ai hay ta gặp tình cờ
nhưng là cơn gió em còn cứ mãi bay đi

em đến bên đời hoa vàng rực rỡ
nào dễ chóng phai trong lòng nỗi nhớ
ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù

xin cho bốn mùa
đất trời lặng gió
đường trần em đi
hoa vàng mấy độ
những đường cỏ lá
từng giọt sương thu
yêu em thật thà

em đến nơi này bao điều chưa nói
lặng lẽ chia xa sao lòng quá vội
một cõi bao la ta về ngậm ngùi
em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui

em đến nơi này vui buồn đi nhé
đời sẽ trôi xuôi qua ghềnh qua suối
một vết thương thôi riêng cho một người

Wednesday, March 23, 2011

Khép một vầng trăng PPS

________
Nguyên Nhung


Thật là hết sức tình cờ tôi biết được nhà văn Nguyên Nhung qua trao đổi liên lạc thi văn với Thầy Phạm Huy Viên . Và bất ngờ vô cùng và lý thú hơn nữa khi  được biết cả hai chúng tôi đều là học trò ngày xưa của Thầy . Kẻ ở Cần Thơ , người thì Rạch Gía nhưng đã có một thuở niên thiếu nào ở quê hương xưa dù không chung trường nhưng chúng tôi cùng có chung một người Thầy mà chúng tôi hằng quí mến . Không cần giới thiệu nhiều về người bạn mới của tôi vì tôi thiết nghĩ các bạn đã từng nghe và  đã từng đọc các sáng tác của nhà văn nữ nầy . Xin ân cần giới thiệu đến các bạn - Một PPS của Nguyên Nhung " Khép một vầng trăng " 
 
 Tố Lang

Chiêm bao

Một hôm buồn nát cả chiêm bao
Xóm nhỏ lần theo lối trúc đào
Thoáng bóng người xưa phên cửa động
Chạnh mùi hương cũ cánh hoa chao
Hiên chiều nắng xế trên vai mẹ
Ngõ tối trăng treo trước cổng rào
Tụ tập kênh nhau bầy chó sủa
Giật mình đêm trắng cũng xanh xao..

Cát Vân

Tuesday, March 22, 2011

Mơ - Nhất Chi Hoa

______________

Samurai và hoa Anh Đào

______________

Trần Mộng Tú


Khi nói đến nước Nhật, người ta liên tưởng ngay đến những ngôi chùa cổ kính, với mái ngói xanh lam phủ rêu xanh ngọc, ẩn hiện trong những rừng tùng xanh biếc của mùa xuân, hay những nóc chùa thấp thoáng trong mơ hồ của một rừng tuyết trắng xóa mùa đông. Nước Nhật với cầu kỳ trang trọng của trà đạo; nghệ thuật mang thiền tính trong hoa đạo; lãng mạn với những chiếc gáy gợi tình của các cô gái hé ra ở cái cổ áo kimono hơi trễ về phía sau, trong những ngày quốc lễ hay ngày hội hoa Anh Đào và vẻ quyến rũ của ngọn Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ đã lôi cuốn du khách khắp nơi trên thế giới hàng năm đến Nhật. Nhưng bên trên những vẻ đẹp nên thơ và nặng về văn hóa đó là một nước Nhật với tinh thần Võ Sĩ Đạo dũng cảm.

Sau đệ nhị thế chiến, bước ra khỏi một nước Nhật với chế độ quân phiệt là một nước Nhật khác, với những sắc thái đặc biệt ít có nước nào trên thế giới theo kịp. Tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cộng đồng,lòng tự trọng của con cháu Thái Dương Thần Nữ đã làm cho cả thế giới khâm phục. Tất cả tinh thần đó gói ghém trong chữ Samurai. Samurai viết theo chữ Hán là 侍 (đọc là thị, âm Hán Việt) gồm có chữ Nhân (人) đứng trước chữ Tự (寺), mang hình ảnh một người đứng trước cổng chùa (Người canh gác chùa). Trong thời đại Mặc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12),Samurai được dùng như chiến binh, thị vệ để bảo vệ Tướng Quân (Shogun). Những Samurai này được huấn luyện, thử thách để hấp thụ đủ ba điều kiện: trung thành, can đảm và danh dự. Samurai còn có nghĩa là “Người phục vụ” (thị = người phục vụ). Về sau, Samurai gần như đồng nghĩa với chữ bushi (武士), tức là “võ sĩ” và những người võ sĩ đó phải tuân thủ những nguyên tắc rất nghiêm ngặt, gọi là Bushidō, tức là “Võ Sĩ Đạo” ( 武士道). Hầu hết những nguyên tắc của Võ Sĩ Đạo đều dựa trên căn bản triết lý của đạo Phật và Thần đạo. Thần đạo thiên về khía cạnh tích cực, hướng dẫn con người thăng hoa vật chất, phát huy tối đa sự sáng tạo, xây dựng một xã hội vượt bực bằng tất cả khả năng của mỗi cá nhân. Trong khi đó Phật giáo giúp cho con người nhìn thấy cái phù du của đời sống, cái hư ảo của mất còn.

Monday, March 21, 2011

Phiếm Luận:TỪ CÀ NÔNG ĐẾN... CÀ CHỚN

______________
Hoàng Trúc Vũ



 " Trèo lên cây bưởi hái hoa
 Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay ..."

Có người nói bài thơ trên của Chúa Trịnh Tráng gửi cho Đào Duy Từ để khuyến dụ ông trở về Bắc sau khi ông đã vào Nam giúp chúa Nguyễn. Giả thuyết nầy theo tại hạ không có tính thuyết phục vì lẽ bên cạnh Chúa Trịnh không thiếu gì những quân sư sao không mượn những điển tích của Ta hoặc của Tàu mà khuyến dụ Đào Duy Từ, một con người văn võ song toàn, mà lại mượn bài thơ tình lẩm cẩm, xem ra có vẻ tầm thường. Theo tại hạ, đây đơn thuần chỉ là một bài thơ của anh chàng nào đó và cái anh chàng nầy chắc là dân ruộng nên mới trèo lên cây bưởi hái hoa bưởi rồi lại bước xuống vườn cà hái hoa nụ tầm xuân hoặc hứng quá hái luôn hoa cà. Thiếu gì hoa đẹp và thơm như hoa hồng hoa sứ... hay sang cả hơn như hoa tulip, mimosa...sao không hái mà lại đi hái hoa bưởi hoa nụ tầm xuân ? ! Hay là anh chàng bắt chước Mao Xếnh Xáng chỉ thích hương đồng cỏ nội vì nó chân chất và không biết vòi vĩnh quần là áo lượt hoặc đòi lên ngôi bà chủ và bép xép cái miệng làm thiên hạ xem thường ông cho chắc ăn ?!

trầm tích

Sunday, March 20, 2011

Saturday, March 19, 2011

To Japan with Love PPS

___________









    To Japan With Love.pps

 

 

 

 

 

 

 

Gửi các bạn pps To Japan With Love tôi vừa làm xong đêm qua như một lời cầu nguyện
cho những người sống sót bên Nhật có đủ nghị lực để vượt qua những mất mát to lớn mà họ
không bao giờ tìm lại được.

19-3-2011
Vũ Công Hiển

Friday, March 18, 2011

Bên vườn xuân ngày cũ

___________________

Ngày xưa Hoàng thị




Mới có hơn sáu giờ chiều mà bên ngoài trời đã sẫm tối.Trời tháng giêng năm nay tuyết chừng như đổ nhiều hơn mọi năm.Tin tức ti vi dự đóan đêm nay có bão  tuyết. Vùng tôi ở  gío nhiều quá. Gío ơi là gió. Nhiều đêm  nghe tiếng gió rít qua khe cửa  từng cơn tôi không ngủ được. Nghi vẫn chưa về. Đường xá như thế nầy với tính cẩn thận chắc là Nghi ở lại qua đêm trong sở. Mỗi lần Nghi không về một mình trong căn nhà tôi thấy một nỗi hiu quạnh nào đó len lén chợt về. Nhưng mà chẳng biết sao lần đi coi nhà để mua tôi đã vừa ý ngay khung cảnh nầỵ. Phía sau nhà là một dãy rừng thông bao bọc. Một màu xanh ngắt. Nó đã cuốn hút tôi từ lúc mới đến xem nhà. Có một chút gì rất gần gũi, rất thân thương tương tự ngôi nhà ở Đà Lạt năm xưa. Nghi thì bảo “ Cảnh trí thơ mộng lắm nhưng em có OK với khung cảnh quá buồn của nơi đây không? Chợ Việt Nam thì hơi xa đó”. Buồn thì mình đã buồn nhiều rồi  có thêm chút nữa có sao đâu anh”. Thế mà vợ chồng nàng cũng ở đây hơn mươi năm. Ban bè Nghi mỗi  mùa hè đến chơi cứ chọc ghẹo “nơi đây chỉ thiếu tiếng mõ ,tiếng chuông mà thôi”. Ngôi nhà rông. Một mình trong chiều nay nàng bềnh bồng trong vườn xuân ngày cũ. Hai đứa con nàng-  thằng Bảo, con Thư hai chị em  nó ở trên Campus cách dây cũng hơn một giờ lái xe. Cuối tuần chúng mới về thăm bố mẹ. Chợt có tiếng đập cửa. Dồn dập. Liên hồi. Không  phải là Nghị rồi. Nghi về thì cần gì mà đập cửa ghê  như vậy. Uyên lẩm bẩm : Chắc là khách lỡ đường, cần một ly nước, hoặc cần  nhờ điện thoại để báo tin cho người thân. Nàng khoác thêm chiếc áo len, hấp tấp đi ra mở cửa. Hơi lanh ùa vào khiến nàng rùng mình. Khuôn mặt người đàn ông hiện ra trước mặt nàng  nơi ngạch cửa trong giây phút làm nàng hết hồn, bàng hòang, sửng sốt. Nàng khẽ kêu lên
 -Trời ơi! chú Huy, sao chú biến đi đâu như ma vậy. Chú biệt tăm biệt tích mất tiêu  không biết ở đâu mà tìm, bây giờ đến mà không cho ai hay hết. Trời đất như thế nầy mà sao chú lặn lội đến đây
 Người đàn ông mỉm cười :
 -Định Suprise  hai ông bà. Không dè đường xá ghê quá. Tưởng là nằm giữa trời tuyết chờ chết rồi chứ.
 Uyên vẫn chưa hết bàng hòang. Nàng rùng người, vừa nói vừa cười
- Suprise kiểu nầy thiệt là dễ sợ. Sắp chết tới nơi  mà chú vẫn còn đùa được. Gặp lại chú Uyên mừng ghê. Chú vào mau lên. Gío. Uyên lạnh quá
 Người đàn ông bước nhanh vào nhà. Vừa lui cui tháo giày vừa hỏi
 - Nghi đâu?
Uyên vừa đỡ chiếc áo Wintercoat từ tay Huy máng lên móc vừa trả lời
- Anh ấy chưa về chú ạ, đường xá như vầy dám ở lại sở không chừng. Để Uyên xuống bếp tìm chút gì cho chú ăn . Chắc là chú đói lắm. Cũng dễ chừng 5 năm rồi mới gặp lại chú Huy nhỉ? Chú đi đâu? Làm gì? Có trời mà biết phải không chú?
Nàng nói lung tung. Nhưng hơn ai hết Uyên biết tại sao có sự đột ngột có mặt bất ngờ của Huy trong chiều nay. Nàng nghe lòng mình như chơi vơi trong quãng đời xa xưa ngày còn ở quê nhà …
Huy  xuýt xoa, đan hai lòng bàn tay vào nhau bảo Uyên
-  Lạnh ghê. Cho chú xin tách ca phê đi Uyên. Chú cũng chưa đói lắm đâu
-  Sẽ có ngay cho chú. Chờ Uyên một chút nha chú

Bài sinh nhật tháng ba

___________________
Sinh nhật Hắn :))













tháng ba chim gọi mùa vui
có người hẹn đến cõi đời mênh mông

tháng ba, má mang đầy lòng
trong tim có một nụ hồng nở hoa

tháng ba anh khóc oa oa
chắc vì biết trước phải là..của em

tháng ba mở lịch ra xem
có hai chữ số nghiêng nghiêng nét cười

tháng ba một bữa ngoan thôi
em dẹp sự đời nắn nót bài thơ

cho người..không biết thích thơ
đọc xong là nói..em khờ quá ơi..

bài thơ em viết xong rồi
em đi chợ chút, về rồi mới đưa

:))
Ngọc Vân

Thursday, March 17, 2011

Một bức thư từ Japan

______________


Thư của một Cảnh sát Nhật gốc Việt, mời đọc   Xin chào anh Đào

    Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
    Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn.

     Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả.

    Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.

Tưởng nhớ Phạm Công Thiện

_____________


Tuesday, March 15, 2011

Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ

Bùi Giáng
_________________

Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông :

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi

Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết :

Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty

Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.

Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Ở Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ :

Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.

Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn

Không đề - Thơ Tuệ Sỹ

_________________

Monday, March 14, 2011

Chùm thơ Đà Lạt

___________

Chân Diện Mục

Khoảng năm 1994 , thầy lên Đà Lạt , uống Cà phê , lần đầu tiên cởi trói , mở cửa , quán cà phê rất đẹp , tiếp đãi nhã nhặn , thanh lịch . Thầy uống cà phê 4 ngày ( 3 buổi sáng và một đêm khuya ) . làm được 4 bài thơ nhỏ . Như vậy là thua xa ông Nguyễn Bính mới gập thoáng xa cô hái mơ , và ông nhạc sĩ mới uống cà phê với người đẹp ở bãi biển Vũng Tàu có 2 giờ mà sáng tác nên bài Linh Hồn Tương Đá .

QUÁN CÀ PHÊ HƯƠNG TRÀ ĐÀ LẠT


HƯƠNG TRÀ

Hương quyên bên hồ như ghẹo ai
Trà thơm e ấp nép bên người
Trà thơm khói tỏa bình minh gọi
Hương đượm bên người mãi chửa phai

BĂNG TRINH

Bên hồ biệt thự băng trinh
Không chim không nhạc sao mình lặng say
Tóc vờn bay , mắt hoa cười
Nắng mai run nhẹ đón người nhẹ tay

BÌNH MINH

Bình minh ủ trắng hồn thơ
Trắng mây áo trắng sương mờ nhẹ tan
Hỏi mây hỏi gió hỏi ngàn
Hỏi ta hữu ý , hỏi nàng vô tư
Bên đời nhện vẫn giăng tơ

TẠ TỪ

Chưa thân nên khó lựa lời
Ngại ngùng dè dặt giã người ra đi
Sương khuya lấp kín nẻo về
Đèn khuya vàng võ lạnh tê chợ đời
Rồi đây có một phương trời
Có thơ có nhạc nhớ người chưa thân

C.D.M.

Chuyển bến

__________________
Sáng tác : Đoàn Chuẩn
Trình bày : Tuấn Ngọc



NGẬM NGẢI TÌM TRẦM

______________
Bảo Tâm

                        
      
                
             Dù cho giàu có bốn bề,
             Không bằng giữ lấy một nghề trong tay
                            ______
             
        Câu ca dao nói trên là một trong cả rừng ca dao tục ngữ, lời thơ bình dân giản dị nhưng lại chứa đựng lời dạy đầy khuôn vàng thước ngọc của các bậc tiền bối để lại cho các thế hệ con cháu đời sau. Quả thật đúng như vậy! Cái nghề trong tay mà tôi muốn đem vào trong câu chuyện nầy là nghề "Ngậm Ngải Tìm Trầm", đó là một trong những nghề làm ăn lương thiện tồn tại rất lâu đời trên quê hương tôi. Ở hầu hết các nơi, "Đi Điệu" là tiếng lóng, là tên gọi chung cho những người chuyên làm nghề nầy, riêng ở quê tôi còn được quý cụ bô lão âm thầm phong cho cái danh xưng nghe thật oai, đó là dân "Sói Rừng" (2). Bạn là người Quảng Nam? Vâng! Hằng năm, nếu có dịp về thăm quê hương vào những ngày đầu xuân, đặc biệt trong những năm gần đây, đi tới đâu hẳn bạn cũng không ngớt nghe thiên hạ bàn tán xôn xao về những gia đình có nguồn lợi thu nhập kết xù, nói rõ hơn là hốt được bạc tỷ nhờ Trầm. Hiện tượng nầy xảy ra nhiều nhất tại các huyện có nhiều rừng núi như Đại Lộc, Thường Đức, Đức Dục, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình và Trung Phước... Điển hình gần đây nhất là có hai nông dân tại xã Lộc Nghĩa thuộc huyện Đại Lộc, trong khi đang mang tâm sự lo buồn bởi vụ lúa mùa tháng 8 bị thất thu vì nắng hạn, họ bèn rũ nhau mang hành trang lên rừng đi tìm Trầm. May mắn làm sao, mới luồng lách hơn hai ngày đường họ liền trúng đậm một gốc Kỳ Nam với giá trị lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nghe đâu ở xã Lộc Quang cũng có một trường hợp tương tự như thế. Qua rồi những năm tháng cơ hàn đói rách, nhà tranh vách đất, nghèo xơ nghèo xác, bỗng dưng tất cả đều vùng lên làm chủ những ngôi nhà tường đúc kiên cố thật khang trang bề thế, tiền bạc của cải dư thừa, tiêu xài vung vít, coi trời bằng vung. Trước khi đi vào phần cốt lõi của câu chuyện nầy, tôi xin sơ lược về hình dáng, nguồn gốc và những giá trị kinh tế từ Trầm để nội dung câu chuyện được thêm phần phong phú.

Sunday, March 13, 2011

Saturday, March 12, 2011

VỀ VỚI DÒNG SÔNG

_________________



Nguyên Nhung

Ngày Hà chào đời ở đó đã có dòng sông, ngay trước mặt, cách một con đường mà nơi mé sông người ta trồng đầy hoa phượng. Mỗi độ hè về nắng lên rực rỡ, hoa đỏ ối soi mình dưới dòng sông lung linh như một tấm lụa đào. Vào muà thu, cơn mưa giầm miền Nam làm rớt xuống hàng hiên những bong bóng nước phập phồng, những chiếc lá nhỏ cuốn theo gió, rớt xuống lòng sông, trôi theo những giề lục bình hoa phớt tím, lang thang không biết đâu là bờ, là bến.

Năm 1954, bố Hà trôi giạt theo đoàn người di cư từ Bắc vào Nam. Hà nghe nói bố vào Nam chỉ có một mình với người bác ruột, ông bà nội Hà không đi vì sợ nơi xứ lạ quê người, phần tiếc vườn rau ao cá. Miền Bắc khi ấy vừa tiếp thu, không khí chính trị sùng sục như một nồi nước sôi, ông bà nội cho bố đi trước, hy vọng một vài năm đất nước yên ổn, cả nhà lại đoàn tụ.

Ai ngờ chuyến đi ấy là chuyến đi không có ngày trở về, hai miền Nam Bắc thực sự phân ly từ nhịp cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến Hải, bố Hà chỉ có một thân một mình bơ vơ ở miền Nam. Người bác dâu không tử tế như bố nghĩ, lại thêm anh chị họ đông nên dần dần bố thấy lạc lõng như chịu cảnh mẹ ghẻ, con chồng. Cố học xong mảnh bằng Tú Tài một, ông đăng lính ngay, ra trường là một sĩ quan tốt nghiệp trường Trừ Bị Thủ Ðức. Từ đấy đời sống cuả ông trôi nổi theo những đơn vị và những chuyến xe nhà binh, đâu cũng là nhà. Mãi đến khi về Trà Vinh, thị xã buồn với tiếng lá reo của hàng sao già trong ngôi chùa Khờ Me cổ kính, gặp mẹ Hà, người tình đầu tiên và cũng là vợ hiền cuả ông.

Cuộc tình cuả bố mẹ Hà là cuộc tình " Tình Bắc, duyên Nam ". Mẹ Hà lúc ấy là một giáo viên Tiểu Học, sống với gia đình người dì thứ Năm có chồng là công chức cao cấp ở Tỉnh. Ông bà ngoại Hà ở miền quê, trong một cuộc đất ven sông rộng hằng mấy mẫu, trồng toàn dừa nước để lấy lá bán cho người ta lợp nhà, và một vườn cây ăn trái đủ thứ ổi, mãng cầu, cam, quýt và dừa xiêm.

Friday, March 11, 2011

Mơ- NSS

________________

Nhà thơ, nhà văn, giáo sư, cư sĩ Phạm Công Thiện (1941 - 2011)

____________________







Mười năm qua, mười năm qua, gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy, theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngủ
bông trời bay, bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông,
gó thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông



Giáo sư Phạm Công Thiện qua đời

Nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời ngày 8 tháng 3 năm 2011 tại Houston, Texas, thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch ngày 9 tháng 3, 2011 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.

Theo lời một thành viên gia đình nói với một thân hữu, ông Phạm Công Thiện dường như biết trước thời điểm “sẽ đi,” và trong ngày cuối cùng của cuộc đời, ông dặn gia đình “không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu.”

Chiều cùng ngày, vẫn theo lời gia đình, ông thấy “mệt dần, bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.”

Ông tên thật là Phạm Công Thiện, thời trẻ còn có bút hiệu Hoàng Thu Uyên cho các tác phẩm dịch, sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Thiên Chúa giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sancrit và tiếng La Tinh.

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.

Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc “khủng hoảng tinh thần.” Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Ðại Học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông trút áo cà sa để lấy vợ và sau đó làm giáo sư Triết học Tây phương của viện Ðại Học Toulouse.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư viện Phật Giáo College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến ngày ông qua đời.

Giữa thập niên 1960, Giáo Sư Phạm Công Thiện bắt đầu nổi tiếng với các tác phẩm xuất bản tại Sài Gòn, mà cuốn đầu tiên gây chú ý nhiều cho giới văn nghệ và thanh niên sinh viên là Ý Thức Mới Trong Văn nghệ và Triết Học (1965), rồi đến Yên Lặng Hố Thẳm (1967), Hố Thẳm Của Tư Tưởng (1967), Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực (1967). Về tôn giáo có “Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền Tông” (1964), thơ thì có “Ngày sinh của rắn” (1967), các tác phẩm văn học thiên về tư tưởng: “Trời tháng Tư” (1966), “Bay đi những cơn mưa phùn” (1970). Tất cả các tác phẩm này đều do hai nhà An Tiêm và Lá Bối tại Sài Gòn ấn hành.

Tại hải ngoại ông đã xuất bản khoảng mười tác phẩm, hầu hết trong thập niên 1990, như Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất (1988), Sự Chuyển Ðộng Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Tư Tưởng Phật Giáo (1994), Triết Lý Việt Nam Về Sự Vượt Biên (1995), Tinh Túy Trong Sáng Của Ðạo Lý Phật Giáo (1998), v.v…Ông cũng đóng góp nhiều cho báo chí, chẳng hạn viết cho tạp chí Thế Kỷ 21, nhật báo Người Việt. Có thể nói, tác phẩm cuối cùng của ông là bài viết cho Giai Phẩm Xuân Người Việt 2011.

Từ khi còn rất trẻ cho đến cuối đời, Phạm Công Thiện đã đóng góp rất nhiều cho văn hóa Việt Nam về các phương diện ngôn ngữ, thơ, văn và đặc biệt về tư tưởng triết học. Ðối với Phật Giáo ông cũng là người có công lớn với các công trình nghiên cứu Phật học, và đặc biệt, đã góp nhiều công sức xây dựng viện Ðại Học Phật Giáo Việt Nam đầu tiên Vạn Hạnh tại Sài Gòn từ năm 1966, trong đó có tập san Tư Tưởng là cơ quan phát huy tư tưởng Phật Giáo quan trọng nhất của Việt Nam trong thời cận đại.

(nguồn:http://www.daophatngaynay.com)

___________________________________________________________

Phạm Công Thiện: ‘Ðã đi mất hẳn đi rồi’

Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lãnh vực Văn Học và Triết Học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đã tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc, đưa thế hệ hai mươi thuở đó và những thế hệ hai mươi khác của đất nước trở về với suối nguồn tư tưởng Ðông Phương, là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đã xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh.

Chưa bao giờ sinh viên học sinh miền Nam, vốn khắc khoải trước các vận động mở cửa nhìn ra thế giới, ù tai và nhức óc với những kinh điển siêu hình phương Tây, lại thấy được chân trời lồng lộng sáng lòa, hiển thế, thân ái, ai ngờ lại ở ngay ngưỡng cửa của ngôi nhà dân tộc mình. Hãy trở về Phương Ðông, hãy vực dậy Hồn Việt.

Hồi ấy, mạnh mẽ lên đường từ 65-66, Nhóm Trẻ Tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống là làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa tình yêu thương, yêu thương con người nhân loại, tràn đầy hy vọng và tin tưởng. Họ không phải một người. Họ là một toán, một đoàn, một đội. Thời ấy miền Nam đâu đâu cũng nói chuyện võ hiệp, như xa xưa nơi phương Bắc thời các tay tứ chiếng giang hồ tìm về Lương Sơn Bạc mưu chuyện đổi thay; họ tìm về Cao Ðẳng Phật Học và Vạn Hạnh dựng nền đắp móng. Không kể các bậc thầy đã xa như Ðức Nhuận, Thanh Kiểm, Thanh Từ,… hay kế tiếp như Minh Châu, Nguyễn Ðăng Thục, Tôn Thất Thiện, Trần Ngọc Ninh, Vũ Văn Mẫu,… Nhóm Trẻ là “Tây Ðộc” Phạm Công Thiện, “Ðông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải, và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng, võ công tuyệt đỉnh nhưng không chịu hẳn một môn phái nào. Hôm qua, 8 tháng 3, 2011, Phạm Công Thiện đã ra đi.

Nói đến Phạm Công Thiện là nói đến tác phẩm “Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học,” cuốn sách các sinh viên thường có trong tay, xuất bản năm 1965. Cũng phải nói đến cuốn luận văn quan trọng của Thiện, phê bình sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Trung về Phật Giáo, và những cuốn khác như:

“Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, Tổ sư Thiền tông” 1964, “Im lặng hố thẳm, Phương pháp suy tư về Việt và Tính, con đường của Triết lý Việt Nam” 1967, “Hố thẳm của tư tưởng, Ðặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay” 1967; không kể truyện ngắn, hay những cuốn sách viết về Rilke, 1969, Miller, 1969,… Với những cuốn sách ấy, Thích Nguyên Tánh Phạm Công Thiện đã đóng góp công lao lớn trong sự xây dựng Phật Giáo Việt Nam.

Ðể đưa tiễn nhà thơ triết gia, không gì bằng nhắc đến một câu thơ của Goethe mà tác giả “Hố Thẳm” hay nhắc: “Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao, Là Bình Yên.” Mới năm kia, Phạm Công Thiện đã sửa lại hai chữ sau cùng, dùng để đặt nhan đề cho tập thơ cuối cùng của ông, do Hương Tích xuất bản: Trên Tất Cả Các Ðỉnh Cao Là Lặng Im.”

Ðã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Ðã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Ðại huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rực chiếu vào trái tim.

(Phạm Công Thiện, Ði, tr. 22, Trên tất cả…)
6 giờ 22, 9 tháng 3, 2011

© Viên Linh

Bến cũ - Anh Việt

___________





Nhạc sĩ Anh Việt ( 1927-2008)
Cựu Ðại Tá Trần Văn Trọng, nguyên cục trưởng Cục Quân Cụ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), tức nhạc sĩ Anh Việt đã từ trần vào ngày 15 Tháng Ba 2008 tại San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ, thọ 81 tuổi (sinh năm 1927).

Nhạc sĩ Anh Việt đã bắt đầu viết nhạc từ các năm của thập niên 1940 và có thể nói được rằng vào thời kỳ đó chưa có truyền hình và hệ thống phát thanh trên toàn Việt Nam còn thô sơ và hạn chế từng vùng, nhưng nhạc của ông đã được phổ biến rộng rãi trên các đĩa nhựa 33 tours, máy hát còn phải quay bằng tay, thay kim sau vài lần hát, chứ chưa có bao nhiêu máy chạy bằng điện, song đã giúp ông nổi tiếng ngay với các bài, như “Chiều Trong Rừng Thẳm” (1945), “Bến Cũ” (1946), “Một chuyến đi”, “Thơ Ngây” (1951)... khiến đi đến đâu từ thành thị đến các vùng nông thôn, người ta cũng đều nghe thấy vang lên các lời ca như sau:

Các cụ có biết yêu không

_________________

Chân Diện Mục





Đọc sử không thấy nói tới tình yêu ! Trong thi văn từ thế kỷ 16 trở về trước cũng không thấy nói tới tình yêu . Ta chỉ thấy thấp thoáng những bài nói tới thân phận đàn bà . Hoặc cảm thương trước thân phận éo le của ai đó , hoặc đồng bệnh tương lân của một Nho sĩ bị lưu đầy trước một giai nhân luân lạc .
Chuyện Ả Hàn Than với một Thiền Sư đời Trần là văn hư cấu của một văn sĩ đời sau . Chuyện Nguyễn Trãi và Thị Lộ là chuyện bịa đặt của các Văn Sĩ đời Nguyễn ( mà đều là những văn sĩ kém trình độ . cứ xem những lá thư qua lại giữa thị Lộ và Nguyễn Trãi khi cụ bị giam cầm thì ta đủ thấy sự mạo tác ngớ ngẩn của họ ) . Tôi thấy ta chỉ có tình yêu vào cuối Lê Trịnh . Cái thứ tình yêu gần giống ngày nay với đủ thứ thương , nhớ , chờ mong , hờn giận , tưởng tượng , mơ mộng , với Đoàn thị Điểm , Ôn như Hầu , Nguyễn Du thì thơ tình đã lên ngôi , với những diễn đạt làm ta đáng ngạc nhiên :

Khi mơ những tiếc khi tàn
Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không

Ngày nay nhiều ông già vÀ thanh niên chắc sẽ thắc mắc là làm sao hồi đó mà trái tim các cụ đã có những rung độnG tế nhị như thế
Hai câu trên là Đặng Trần Côn- Đoàn thị Điểm diễn tả dùm tình yêu của người Chinh Phụ . Sau đây tôi xin giới thiệu tình yêu của ba nhân vật bằng xương bằng thịt
Bài thơ khóc Thị Bằng :

Ớ Thị Bằng ơi đã mất rồi
Ớ tình ớ nghĩa ớ duyên ơi
Mưa hè nắng chái oanh ăn nói
Sớm ngõ trưa sân liễu đứng ngồi
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
Mối tình nhớ mãi càng thêm bận
Mãi mãi theo hoài vẫn chẳng thôi

Cô em nhỏ

Thursday, March 10, 2011

Bạn cũ năm mươi năm - Tràm Cà Mau

_________________




( Chuyện kể của ông Hai ) Dạo đó, tôi vừa mới trổ mã, bể tiếng, tay chân tự nhiên dài ngoằng ra, áo quần thành ngắn củn cởn. Tôi vụng về, ngơ ngác, làm cái gì cũng hư hỏng, má tôi cứ la rầy mãi. La rầy để quở trách mà cũng chan chứa tình yêu thương. Tôi ăn cái gì cũng ngon, đặt lưng xuống đâu cũng ngủ được say sưa.
Thời nầy, đệ nhị thế chiến vừa chấm dứt, nước Pháp đem quân trở lại Việt Nam để tái lập nền đô hộ cũ. Toàn dân đứng lên kháng chiến, cầm tầm vông vạt nhọn đánh nhau với Tây. Khí thế đằng đằng. Cũng như mọi thanh niên khác, tôi tham gia kháng chiến. Nói là đánh nhau với Tây, nhưng chạy thì nhiều hơn, vì lồ ô vạt nhọn không cự nổi với súng ống của Tây.
Tôi bị Tây bắt lãng xẹt khi đang ngủ giữa ban ngày. Bị trói ké, đem về giam tại thành phố. Trong trại giam, mỗi ngày phải đi làm lao động vệ sinh, dọn rác, quét lá, lấp các vũng bùn lầy, khai mương. Tôi làm quen được một ông lính kèn, mỗi ngày mượn cái kèn thổi tò te làm khổ lỗ tai mấy ông lính Tây chơi. Không có chi chói tai bằng nghe mấy anh tập kèn cứ ọ è từ giờ nầy qua giờ kia mãi.
Tập hoài rồi cũng thổi được. Một lần cao hứng tôi thổi khúc kèn báo hiệu tan giờ làm việc, tiếng kèn vang vọng, rõ ràng, làm mấy ông Tây tưởng đã hết giờ, rủ nhau ra về. Tôi bị phạt giam đói, và anh lính kèn cũng bị khiển trách, không cho tôi mượn cây kèn nữa. Nhưng sau đó hai tuần, tôi được cho ra khỏi tù. Họ phát cho tôi áo quần lính, và sung vào đội thổi kèn. Ban quân nhạc của Tây. Nhờ có một chút hiểu biết về âm nhạc Tây Phương, tôi học nhạc cũng khá dễ dàng, không như các ông bạn khác. Khi tập thổi kèn mà chơi, thì tôi cảm thấy vui, ham thích, thú vị, nhưng khi phải tập kèn vì bắt buộc, thì thật là chán nãn, mệt nhọc, bực mình. Ông trung sĩ chỉ huy đội quân nhạc không vui, vì đã chọn lầm người. Trước đó, ông tưởng tôi có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, nên đề nghị tuyển dụng. Về sau ông thường nói lời an ủi rằng, thiếu chó thì bắt bất cứ con gì ăn phân cũng được, miễn sao biết ăn phân thì thôi. Nghe ông nói vậy, tôi cũng tự ái, và bực mình. Thường thường,thì đội lính kèn được nhàn hạ. Mỗi ngày, mấy xuất thổi kèn báo hiệu buổi sáng thức dậy, như con gà gáy sáng, bao giờ làm việc, báo giờ nghỉ, giờ tan sở. Báo hiệu thật đúng giờ. Thế thôi.

Áo đời - NQV

_________________

Wednesday, March 9, 2011

Mơ Hoa

______________
Nguyễn Hữu Lộc



Kiếp xưa ta ở nơi đâu?
Vô thường giữa cỏi nhiệm mầu hư không !
Pháp thân muôn thuở ngược dòng,
Sông hồ rồi cũng hóa vầng mây trôi.

Ta đi trả nghiệp tơ trời,
Chiều hoang lặng ngắm mưa rơi trên ngàn.
Ai đi nhặt lá thu tàn,
Riêng ta góp nhặt tuổi vàng trăng sao.
Suối reo róc rách trên cao,
Phiêu bồng một thuở tuổi nào còn mơ;
Em về gõ nhịp cung tơ,
Dịu dàng nhẹ bước khơi thơ cuộc đời.

Luân hồi còn mãi chơi vơi,
Lang thang hồ thỉ muôn nơi gọi hồn;
Nghìn thu còn vọng đầu non,
Trăm năm cuộn chảy véo von sóng tình.

Tuesday, March 8, 2011

Lâm Hoài Thạch và Phim "Chuyện tình Bolsa"

_____________

 Nguồn:Helena Ngoc Hong's Blog






  Nhà viết kịch bản Lâm Hoài Thạch (thứ nhất bên phải) trả lời câu hỏi của báo giới tại cuộc họp báo.

Theo ông Lâm Hoài Thạch, người viết kịch bản, thì “Chuyện tình Bolsa” dựa trên những tình huống có thật trong đời thường ở Bolsa, nghĩa là có nhiều chuyện tình ly kỳ, gây cấn.
Một số cảnh sinh hoạt vùng Little Saigon quanh con đường Bolsa đang được đưa thêm vào trong phim. “Có cả cảnh phải quay bằng trực thăng, nhìn xuống toàn cảnh Bolsa,” ông Lâm Hoài Thạch cho biết.

Về kịch bản, dù phải ngừng lại từng giai đoạn để ngẫm nghĩ chỉnh sửa nhiều lần, nhưng rốt cuộc ông Lâm Hoài Thạch đã hoàn tất chỉ trong sáu tháng. Khi được hỏi, như vậy kịch bản có đủ chiều sâu và công phu hay không, ông cho biết, “Thật ra, tôi đã phải chuẩn bị trước từ lâu. Năm năm trước tôi đã phải đi nhiều, hỏi han gom góp rất nhiều hoàn cảnh và nỗi lòng thực, trong đó không ít là nỗi nhớ quê hương.”

“Có đến 60% tình tiết trong phim là do tôi lấy thẳng từ đời sống thực tế quanh Bolsa.”

Là người viết nội dung bộ phim, nhưng ông Thạch không nhận công nhiều về phần mình. Tại buổi giới thiệu phim với giới truyền thông, ông Lâm Hoài Thạch vừa nhìn lên màn ảnh vừa trầm trồ: “Chính nhà sản xuất và đạo diễn mới là những người tạo ra linh hồn của bộ phim.”

SBTN đã mất một tuần tuyển lựa khoảng hơn 20 diễn viên trong số hơn 100 ứng cử viên từ khắp nơi tại Hoa Kỳ, và sau đó, theo đạo diễn David Van tiết lộ với Người Việt, “chín tập đầu đã phải bấm máy mất bốn tháng mới xong,” dù tình tiết chỉ xoay quanh vùng Bolsa, đoàn làm phim không cần đi xa.



Chuyện phim nói về người Việt ở Little Saigon, nơi được xem là quê hương thứ hai của người Việt Nam xa xứ. Trong phim, họ cũng phải bươn chải, như ông Thạch cho Người Việt biết, “y như trong cuộc sống hiện tại, thời điểm năm 2008.” Một số người gặp thất bại, thất chí, sa vào các lối sống dễ dãi như cờ bạc, cá độ, nhậu xả láng, về Việt Nam hưởng thụ.

Sunday, March 6, 2011

TƯƠI MÁT

______________

Chân Diện Mục



                 Nghĩ đến em
                 Nhìn thấy em
                 Là tan hết mọi nhọc nhằn tủi cực
                 Em là ngọn suối bên sườn non
                 Em là hoa tươi giữa trời xuân
                 Em là tiếng chim trong sương sớm
                 Anh để hình em trên cao
                 Trên mọi hình giai nhân

Cúc trắng


 

Friday, March 4, 2011

Trở về bến xưa - Hoàng thị Tố Lang

______


                  



Mùa hè năm nay đến muộn hơn mọi năm. Giữa tháng 5 mà ông trời lại đổ thêm một trận tuyết bão bùng.Từ sân trước đến vườn sau nhà tôi đã quét dọn đâu vào đó. Bồn hoa trước nhà mấy bụi hồng nhung đã được cắt tỉa. Dãy hoa tulip đã đâm chồi nhu nhú những mầm non. Phía sau nhà  mấy liếp rau nhà tôi đã đổ thêm đất, bón thêm phân để sửa soạn gieo hạt nào là tần ô , cải bẹ xanh, mồng tơi, ớt hiểm …Thế mà sau một đêm thức dậy tuyết đã trắng xóa bầu trời. Như vào giữa tháng chạp. Gío từng cơn phần phật thổi. Hình như có bão từ NorthDakota thổi về. Đêm qua nghe Radio là đã thấy buồn. Tôi đã bắt đầu sợ những tháng mùa đông dài lê thê ở cái xứ sở nầy mà mỗi lần ra đường tôi cảm thấy mình như ngộp thở bởi những cái lỉnh ca lỉnh kỉnh nào là giày cao ống, áo len mũ dạ,găng tay và cái Wintercoat nặng nề …Tưởng là mùa hè đã đến. Tưởng là nắng ấm đã về.Thế mà mùa đông vẫn còn luyến lưu trời đất. Xứ sở gì mà kỳ như vây.Tôi thèm nhìn những làn nắng ban mai của quê nhà quá đỗi. Hai mươi mấy năm rồi mà nỗi nhớ vẫn không vơi. Đất trời nơi đây vẫn là đất trời lạ xa. Không một chút thân quen. Không một lần cảm nhận. Thương làm sao những ngày tháng cũ . Như chiều nay nhận được điện thoại từ Cali. Điện thoại từ Chấn -bạn của Trường  em trai tôi-. Cái vẻ mừng rỡ, sung sướng của Chấn khi nhận ra tiếng nói người bên đầu dây kia là chị Vy ngày xưa

Vô tội vạ

_____________
Xướng họa lục bát Cát Vân& TTL

Bài xướng:

Vô tội vạ

Từ em, vướng sợi nhớ thương
Anh giăng bẫy khắp nẻo đường em qua..

Từ anh, quấn bước hài hoa
Em bỏ thiệt thà học thói làm cao...

Từ mình , đã biết mê nhau
Dấu quanh dấu quẩn..người nào cũng hay

Từ khi..muối mặn , gừng cay
Câu thơ lửng đửng đọc hoài..càng phê..

Em về kết sợi đam mê
Ru anh một giấc..bộn bề , trăm năm.

cát vân

Bài họa:

Vô Số Tội !

Từ em guốc mộc áo dài
Chân chim cánh gió thiên tai giáng trần

Từ anh quên phận thế nhân
Theo nâng gót ngọc tội thân xác phàm

Nhả tơ xây kén tự giam
Cũng tại mình làm ... nhưng trách người ta

Từ em quên mất thiệt thà
Gió mây hờn dỗi phong ba mịt mù

Anh về gác kiếm ẩn tu
Nằm nôi trả nợ lu bù ... gian nan

Trong mơ nhớ kiếp hoang đàng
Móng vuốt của nàng ... êm ả như nhung

Từ anh bị ví đường cùng
Trăm năm mãi chuyện riêng chung ... bộn bề! (CHÁN MUỐN CHẾT!!! :) )

TTL

Từ Em để hạt mưa sa

__________________
Thơ Ngọc Vân

Em về giủ áo hoa xưa
Bụi thời gian bủa lên mờ mắt ai
Mưa rơi lặng lẽ hiên ngoài
Hạt nào rớt xuống trên tay vỡ oà

Từ em để hạt mưa sa
Mây quay về tụ trên tà áo bay
Sông miên man
nhớ trăng gầy
Tương tư khúc ấy còn say ngất lòng

Âm nào
tan
giữa thinh không
Âm nào lạc
giữa mênh mông
cõi
sầu

NOV/02
Ngọc Vân

Wednesday, March 2, 2011

Lên núi làm Thơ - Chân Diện Mục

_________


·          

Tại sao người ta thích lên núi làm thơ ?
Tôi không trả lời được câu hỏi này . Chỉ biết rằng những bài thơ trên núi rất là tuyệt cú mèo !  Phải chăng khi người ta lên núi là đã giũ sạch được bụi trần ? Phải chăng khi người ta lên núi thì đã được lạnh lẽo cô đơn ?
     Ông Inrasara than thở rằng Việt Nam ta đang chưa đủ cô đơn để sáng tạo ! Phải cô đơn thì thơ mới hay. Các cụ xưa đã từng cười loại thơ tập thể . Bài thơ con cóc đầu tiên là của ba anh chàng ngớ ngẩn, hay của một thi sĩ khinh bạc tự hô biến mình thành ba người .! Bài thơ vịnh Hồ Tây do bốn người:

Tuesday, March 1, 2011

Tango dưới mưa - Mã Quốc Thái

Sáng tác: Mã Quốc Thái
Trình bày: Hương Giang

Chân thành cảm ơn anh Mã Quốc Thái đã gởi bài hát cho Tha Hương.




Tango yêu thương
Tango vấn vương
Cho lòng thêm nhung nhớ
Bao năm trôi qua, con tim xót xa. Tình ngỡ đã phôi pha
Tango năm xưa. Tango tiễn đưa
Em về trong nỗi nhớ
Nhớ em trong chiều
Thướt tha yêu kiều, lả lướt điệu Tango
Cơn mưa lạnh mình đưa nhau đến, dưới hiên nhà ai, vang khúc nhạc .
Điệu tango trầm bổng mình dìu nhau xoay vòng nhịp yêu đương
Trên thế gian nầy chỉ hai chúng ta
Mặc cho mưa rơi
Mặc cho nhân thế
Xem đôi nhân tình cùng bước điệu Tango