Friday, July 26, 2024

HƯƠNG CAU QUÊ MẸ

 


HƯƠNG CAU QUÊ MẸ



DTDB



Xa lộ không đèn trăng rằm soi sáng

Gió trong lành từ đồng nội hây hây

Mùi cỏ non, hoa dại thoảng đâu đây

Ôi nhớ quá, quê hương thời tuổi ngọc


Hết lớp năm con ra trường tỉnh học

Xa mái nhà, xa khung cảnh đồng quê

Nhớ thương em vào mỗi lúc chiều về

Giờ tan học đứng chờ ngoài đầu ngõ


Thương nhớ mẹ, ánh lửa hồng bếp nhỏ

Cá muối chiên canh tép nấu bí đao

Dĩa mướp xào, cơm gạo mới trắng phau

Bữa thanh đạm chứa chan tình thương mến


Cha vắng nhà miệt mài nơi chiến tuyến

Vùng Trị Thiên tuôn nắng lửa, mưa dầu

Tháp Mười đĩa, muỗi, vắt chốn Cà Mau…

Chỉ trở lại trong những ngày nghỉ phép


Cả gia đình quanh mâm cơm sum hiệp

Kể cha nghe bao câu chuyện đậm đà

Mẹ vui cười lòng ấm áp nở hoa

Nhà mình nghèo, nhưng tình thương không thiếu


Lời cha mẹ, tụi con dần thấm hiểu

Không hiềm thù, không ganh tị với ai

Người hơn nhau ở lòng dạ thẳng ngay

Sống an phận, không lụy phiền đau khổ




Ngày ra trường chưa kịp đi nhận sở

Giặc chiếm miền Nam cha bị cầm tù

Con trở về làng vắng vẻ âm u

Phụ giúp mẹ chăm rẫy nương đồng áng


Đời tối đen, trời vẫn chưa rựng sáng

Em thơ đành bỏ phế việc học hành

Dấn thân vào cuộc lận đận mưu sinh

Tóc khét nắng, tay chân đầy bụi cát


Cây cau trồng cạnh ao bèo nước mát

Ngày cha đi, bẹ vừa mới trổ bông

Cứ đêm đêm hương ngát lọt vào phòng

Mẹ đếm từng ngày hoa kia kết trái


Thời gian qua mau, buồng cau được hái

Rồi đến mùa cau trở lại trổ bông

Năm theo năm mẹ thắt thẻo đợi chồng

Trại cải tạo cha vẫn chưa được thả


Tin cha chết trong lao tù nghiệt ngã!

Mẹ thương tâm, lâm trọng bịnh lìa đời!

Tìm tự do con liều vượt biển khơi

Chuỗi đau khổ phải chép bằng nước mắt!


Bao năm qua rồi xứ người lưu lạc

Nhớ mẹ cha, nhớ xóm nhỏ, vườn cau

Nhớ mùi hoa thoang thoảng dưới trăng sao

Tận đáy thẳm, thời gian còn ngát mãi…



DƯ THỊ DIỄM BUỒN


Email: dtdbuon@hotmail.com



Thursday, July 25, 2024

Mơ quê trong “Xóm cỏ” của Nguyễn Khôi

 

*********************************************

MƠ QUÊ TRONG “XÓM CỎ

CỦA NGUYỄN KHÔI 



*

 XÓM CỎ

"Khóm tre già đợi gió đứng bên ao"

- Anh Thơ

(Tặng: Đặng Xuân Xuyến)

-------------------------

Mơ... được bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ

Ngồi bờ đê hít thở với sông dài

Ngắm dáng con đò trước cầu cao ngạo nghễ

Bãi ngô non thấp thoáng bóng ai...

.

Ta là kẻ lạc loài chán chê Phố Thị

Chàng Nhà Quê mê kéo vó đêm

Thả hồn thơ cùng chị Hằng "tăm" cá

Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên...

.

Ta muốn quên cái thời đang biến động

Chỉ vài hôm đã sạch lũy tre làng!

Cánh đồng xanh đã thành Đô Thị Mới

Ở giữa quê như chẳng có Quê Hương?!

.

Còn chút hẻo lẻ loi chòi Xóm Cỏ

Ta ra đây ngụ với Bác cu Bần

Nuôi vịt, trồng rau...xuống sông kéo vó

No cái mùi Hoa Cỏ nức hương xuân...

*

Bắc Ninh, 12 tháng 03.2016

NGUYỄN KHÔI

Nhân ngày 20 tháng 7, kể chuyện những ngày chia đôi đất nước 1954

 *****************************************************


Tạp bút



Năm Giáp Ngọ 1954 có thể gọi là năm đại diện cho tuổi thơ tôi. Chỉ trong một năm 1954 đã có quá nhiều biến cố xảy ra dồn dập trước mắt chú bé mười hai tuổi mà suốt trong đời chưa có thời điểm nào đặc biệt như vậy. Trong ý nghĩa lịch sử, đó là năm cuối cùng áp dụng chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn có điều chỉnh. Là năm có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, lấy con sông Bến Hải làm ranh giới, với làn sóng một triệu người di cư từ Miền Bắc vào Nam cùng với nhiều người tập kết ra Bắc. Cũng là năm ông Ngô Đình Diệm về nước chuẩn bị thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa. Trong hạn hẹp bản thân, 1954 là năm học cuối cùng của tôi ở bậc tiểu học – lớp Nhất trường An Hòa, rồi thi đỗ tiểu học, sau đó thi đỗ vào lớp đệ thất trường Ngô Đình Diệm, sau đổi là Quốc Học. Đây là lớp đệ thất đầu tiên và cũng là cuối cùng của trường Quốc Học trước 1975. Thầy Nguyễn Bá Nhiệm, phụ huynh thường gọi là thầy Trợ Nhiệm, vừa là hiệu trưởng vừa dạy chúng tôi lớp Nhất đã để lại quá nhiều kỷ niệm cho học trò trường An Hòa vào năm 1954 và tại lớp chúng tôi. Bóng dáng thầy luôn luôn, trực tiếp hoặc gián tiếp, đứng đằng sau các sự kiện sôi động của năm 1954 tại trường.
    Làn sóng người di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Genève để lại trong tôi kỷ niệm đáng nhớ tại một làng quê Thừa Thiên. Bọn nhỏ chúng tôi đã có dịp gặp từng nhóm nhỏ những người dân di cư từ Miền Bắc đi vào thôn xóm. Những bà mặc váy  nâu. Đàn ông quần áo luộm thuộm. Dưới mắt dân quê sống trong các lũy tre làng suốt đời không giao lưu với ai, những người di cư không khác người từ một đất nước xa xôi nào đó đến với họ. Họ đâu biết đây là những người tình nguyện vào Nam xây dựng chế độ Cộng Hòa. Trong lớp, chúng tôi tập hát quốc ca “Này Công Dân ơi…”. Thầy giáo nói chuyện với học trò về tiểu sử chí sĩ Ngô Đình Diệm. Một đại đội lính từ miền Bắc vào đóng quân tạm gần trường học, thường xếp đội hình tập luyện chuẩn bị duyệt binh. Tôi còn nhớ câu chuyện xảy ra với cậu bé Vinh, anh họ tôi, bị ông hiệu trưởng tát một cú trời giáng vào má.
    Buổi sáng chào cờ trong sân trường, hiệu trưởng giới thiệu lá quốc kỳ, và đặt câu hỏi về ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ. Có lẽ bị cán bộ Việt Minh tuyên truyền trước đó, cậu bé Vinh đã dại dột vọt miệng: Cờ ba que. Hiệu trưởng nghe được, đã tát Vinh một tát với thái độ giận dữ, nhưng một lúc sau, khi vào lớp ngồi im lặng suy tư, thầy gọi bé Vinh vào đứng trước mặt và dạy cho cậu bài học không nằm trong chương trình. Như một người cha nhân từ trước một đứa con bé bỏng, thầy dặn nó, con còn nhỏ không được nghe lời ai nói chuyện chính trị như vậy. Bé Vinh vòng tay cúi đầu hứa với thầy không phát ngôn bừa bãi nữa. Thầy giảng cho nó biết, lúc này là buổi giao thời, xã hội còn nhiều chuyện phức tạp xảy ra không lường trước được, phải thận trọng lời ăn tiếng nói.

Wednesday, July 24, 2024

Tháng bảy 1954: 70 năm sau, từ khi đất nước chia đôi

From Việt Báo

Tháng bảy 1954: 70 năm sau,
từ khi đất nước chia đôi
 
Giao Chỉ San Jose
 
blank

PHƯỢNG HỒNG -Thơ Đỗ Trung Quân -Nhạc Sĩ Vũ Hoàng -DN

 

VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC "THU VÀNG PHỐ CŨ" CỦA HOÀNG XUÂN SƠN

 ****************************





VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC

"THU VÀNG PHỐ CŨ"

CỦA HOÀNG XUÂN SƠN

*

Tôi biết bài thơ "Thu Vàng Phố Cũ" của nhà thơ Hoàng Xuân Sơn qua chuyên mục giới thiệu thơ hay vào thứ 7 hàng tuần trên facebook cá nhân của Nhà giáo, Dịch giả Nguyễn Đại Hoàng.

Đây là bài thơ thể tự do, viết theo lối truyền thống, với khá nhiều câu thơ đẹp, tinh tế, đã níu người đọc găm bài thơ vào trí nhớ:

THU VÀNG PHỐ CŨ

.

Khi lá rừng phong dần đỏ thắm

Anh nghe hương nồng bách diệp thoảng quanh đây

Ôi những mùa thu rực rỡ xứ người

Anh vẫn nhớ, vẫn mơ mỗi độ thu vàng phố cũ

Nhớ những con đường hoàng hôn tím nhẹ

Áo trắng ai đi dáng đẹp mơ hồ

Gót nhỏ thì thầm, guốc mộc đơn sơ

Như ghi dấu một thời anh mộng tưởng

.

Anh nhớ cả một trời mây thầm lặng

Con sông nằm khuất lấp bóng mù sương

Buổi sáng ra đi chưa có nắng trên đường

Nghe hơi lạnh phả vào hồn thích thú

Anh còn giữ

Xác bướm lồng trang sách cũ

Từng cánh hoa yêu ép vở học trò

Từng buổi tan trường đưa đón vẩn vơ

Theo ai đó mà ngại ngùng thăm hỏi

.

Mùa thu trở về với hồn thơ vụng dại

Ôm mộng thi nhân làm đẹp cho đời

Hè phố gieo mòn những bước đơn côi

Đi thơ thẩn như mây chiều lạc lối

.

Anh muốn hỏi

Một đời người có bao nhiêu lần thay đổi?

Con tầu đi không ghé mãi ga nào

Có đâu ngờ hoa bướm vẫn xôn xao

Trong trí nhớ mùa thu vàng phố cũ

Chiều nay đứng dưới hàng phong rực rỡ

Mà ngỡ rưng rưng mầu huyết phượng năm nào...

*

HOÀNG XUÂN SƠN

Monday, July 22, 2024

Thơ Cho Em Một Đời Yêu Dấu

 

Thơ của Thầy còn đây mà giờ Thầy đà ra người thiên cổ, Post lại để tưởng niệm Thầy Phạm Khắc Trí

TH






Một Chuyến Đi - Nguyễn Văn Nhớ, cảm ghi thơ:Một Chuyến Đi- của Nguyễn Văn Đĩnh.


Mt Chuyến Đi 

Ôi! 20 tháng 7. 1954




 

NH NGÀY ĐT NƯC CHIA ĐÔI BI HIP ĐNH GENEVE 

             (20 THÁNG BY 1954- 20 THÁNG BY 2024) 

   Nguyn Văn Nh , cm ghi Thơ:                                               

. Mt Chuyến Đi- ca Nguyn Văn Đĩnh. 

Cu Trung L đoàn trưng L đoàn 1 Nhy . 

                                                  

70 NĂM, BÀI THƠ ĐÃ ÂM THM SNG, QUA S PHN TANG THƯƠNG, CHT CHÓC, CHIA LIÀ CA DÂN TC… 

 

1. 

Tri m đm, ta ri chân bến đ 

c lên tu bun vy nơi tay. 

Ngày chia ly, ôi! Mt cuc đi thay, 

Làng quê vn im lìm mái d. 

( Mt Chuyến Đi. Nguyn Văn Đĩnh)