Đỗ Trường (Danlambao) - Sau chiến tranh, tuy bị bức tử, nhưng Văn học miền Nam vẫn hồi sinh, phát triển, để bước sang một trang sử mới. Văn học Hải ngoại, một hình thức, hay tên gọi văn chương tị nạn, là sự nối dài của nền Văn học ấy. Và từ đó, ngoài các nhà văn tên tuổi, ta thấy, xuất hiện một loạt các cây viết mới. Họ xuất thân từ những người lính, tù nhân, thuyền nhân tị nạn, như: Cao Xuân Huy, Song Vũ, hay Phạm Tín An Ninh... Chiến tranh, con đường giải oan cho cuộc bể dâu ấy, là đề tài đã được các nhà văn đào sâu, tìm kiếm làm sáng tỏ một cách chân thực, sinh động. Và khi đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, Phạm Tín An Ninh là một trong những nhà văn tiểu biểu nhất viết về đề tài này.
Tuesday, December 31, 2019
VIẾT TÀO LAO TRONG BUỔI CHIỀU
____________________
ĐỖ DUY NGỌC
Con người ta hình như đến một tuổi nào đó sẽ ngộ ra rằng cuộc đời thật ra chẳng có gì quan trọng. Cuối cùng rồi như nhau cả. Bạn có thể có một cuộc đời sung sướng, hạnh phúc hay bạn đã phải lầm than, nghèo túng, khổ đau. Cuối con đường có khác gì nhau đâu. Lúc xuôi tay, quân vương hay kẻ cơ hàn đều là sự giã biệt. Có thể có kẻ sẽ có tiền hô hậu ủng, kèn trống vang trời. Có người bó trong chiếc chiếc chiếu rách đi giữa mưa rơi. Nhưng cả hai đều chẳng còn biết gì, tất cả đều đang làm cho người sống.
Monday, December 30, 2019
Sunday, December 29, 2019
MẢNH TRỜI NHỎ
____________________
THAI NC
Tôi quen chị Châu ngay hôm đầu tiên chị vừa dọn
đến.
Hôm đó, khi vừa tan học về, tôi quăng vội tập
vở lên bàn và tò mò nhìn một việc kỳ lạ đang xảy ra ở nhà bên cạnh.
Gọi là kỳ lạ vì xóm tôi ở vốn là một khu tạp
nhạp. Hầu hết các gia đình ở đây thuộc lớp bình dân lao động. Họ nếu không là
quân nhân thì cũng là tài xế taxi, xích lô…Ai nấy đều an phận thủ thường, có
mái nhà nghỉ ngơi sau một ngày cực nhọc là đủ. Hình như không ai có ý tưởng
(hay khả năng) dọn đi nơi khác. Cho nên, việc căn nhà kế bên đổi chủ đã khiến
tôi chú ý theo dõi.
Thấy tôi đứng nhìn, chị Châu tiến lại làm
quen:
Saturday, December 28, 2019
ĐÒ XƯA
___________________
FACE BOOK TRUYỆN NGẮN THAI NC
-Thằng đang bơi, qua bên ni chị nhờ chút.
Đang bơi thỏa thê trên sông, Cọp nghe tiếng gọi từ con đò đang đậu gần đó và thấy chị Lành đang đứng đầu mủi đưa tay ngoắc.
Cọp biết đây là đò bán chè của chị Hiền và chị Lành. Hai người tuy ở chung đò nhưng không phải là chị em vì rất khác nhau. Chị Hiền lớn hơn chị Lành vài tuổi, cao và có nước da ngăm ngăm, giọng chị mang âm hưởng Quảng Nam, trong khi chị Lành thấp và trắng hơn, nói đặc giọng Huế.
Đang bơi thỏa thê trên sông, Cọp nghe tiếng gọi từ con đò đang đậu gần đó và thấy chị Lành đang đứng đầu mủi đưa tay ngoắc.
Cọp biết đây là đò bán chè của chị Hiền và chị Lành. Hai người tuy ở chung đò nhưng không phải là chị em vì rất khác nhau. Chị Hiền lớn hơn chị Lành vài tuổi, cao và có nước da ngăm ngăm, giọng chị mang âm hưởng Quảng Nam, trong khi chị Lành thấp và trắng hơn, nói đặc giọng Huế.
Friday, December 27, 2019
Thursday, December 26, 2019
Đêm Giáng Sinh Nhớ Mẹ
_________________
Soạn Gỉa Loan Thảo
Hương Lan trình bày
Soạn Gỉa Loan Thảo
Hương Lan trình bày
Wednesday, December 25, 2019
Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, tòa kiến trúc đặc sắc gần 140 tuổi
_______________
Nguồn BBC TIẾNG VIỆT
Hoàng Hào
Bộ ảnh dưới đây do độc giả Hoàng Hào (HaoHo) gửi tặng BBC News Tiếng Việt nhân dịp Giáng Sinh 2019.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, và tên tiếng Pháp, Cathédrale Notre-Dame de Saïgon.
Tuesday, December 24, 2019
Merry Christmas & Happy New year
Xin chúc tất cả các Anh Chị và các Bạn một Giáng Sinh Vui Vẻ, An Lành ngập tràn Hạnh Phúc bên cạnh người thân và Gia Đình
Kim Chi
Monday, December 23, 2019
Cô bé với những que diêm
______________
Nguồn:Từ Sáng Tạo
Hans Christian Andersen
Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng kể lại truyện cổ tích Đan-mạch Cô bé với những que diêm của Hans Christian Andersen.
Nguyễn-Khắc Tiến-Tùng kể lại truyện cổ tích Đan-mạch Cô bé với những que diêm của Hans Christian Andersen.
Trời lạnh ngắt, tuyết rơi đều và trời bắt đầu tối; đây
cũng là chiều cuối năm, tối giao-thừa. Giữa cảnh giá lạnh lẽo tối tăm này một
cô bé đang đi ngoài đường đầu trần, chân đất. Đúng rồi, trước đây lúc ra khỏi
nhà bé đã đi giầy, nhưng có hơn gì đâu? Đó là đôi giầy quá rộng mẹ bé đã dùng,
thật là quá rộng. Rồi bé cũng mất luôn lúc băng qua đường vì lúc đó có 2 chiếc
xe vụt qua nhanh kinh khủng. Một chiếc giầy mất luôn không sao tìm lại được,
còn chiếc kia thì một thằng nhỏ cầm lấy chạy biến đi và còn bảo là có thể dùng
làm nôi cho trẻ con được khi nào nó có con!
Hoài Niệm Mùa Noel..
_______________
MỸ NHAN HÀ
*** Thương tặng Phùng Kim Trúc, Bùi Bích Liên, Lý Thị Ngọc, Nguyễn Thị Xuân Lan, Nguyễn Thị Xuân Hồng, Trần Thu Hương và hương hồn Trần Thị Nga - người bạn vắn số đã bỏ thây trên biển trong lần vượt biên..!!
Dù ngoại đạo, nhưng sao mỗi mùa noel đến là lòng nôn nao khó tả... mỗi mùa noel luôn gắn với một kỷ niệm - kỷ niệm đẹp lắm..! Từ thời còn đi học tụi tui hay lang thang đêm noel.. lúc ấy mới 14, 15 tuổi. Tui, Trúc Lan ktp, Ngọc Nancy Hồ, Nga Lùn, Xuân Lan Xuân Hồng (2 chị em ruột) học 1 lớp, Thu Hương, Bích Liên - 8 mạng đi lang thang hết đường này đến đường khác. Cả bọn kéo nhau vô nhà thờ thiên chúa. (chỉ có Bích Liên có đạo) xem hang chúa hài đồng và bao nhiêu là ảnh tượng đêm giáng sinh.. rồi lại kéo nhau vô nhà thờ tin lành.. đó chỉ là một cuộc dạo chơi không hề có màu sắc tín ngưỡng nhưng không thể thiếu được vào mỗi mùa noel thời đó. Chúa là của mọi người đâu phải của riêng ai nhỉ.?! .. Có khi trời lạnh lắm và thỉnh thoảng vài cơn mưa bụi.. nhưng có hề chi! Tụi tui co ro phong phanh đầu trần vì muốn khoe bộ đồ đẹp đang mặc mà!.. cứ thế vừa đi vừa huyên thuyên nói cười giăng hàng 4 hàng 5.. người ta ở đâu cũng ùa ra chật hết đường phố, vui còn hơn tết. Giữa cái không khí an lành thiêng liêng đó đâu ai nỡ la mắng mấy đám nhóc tì vô tư như thiên thần kia chứ!
Sunday, December 22, 2019
Lá Thư Gởi Lạc
________________
CHUYỂN ĐẾN TỪ KIM TRÚC
Cám ơn em
TH
Chiều hôm ấy, hơn một tuần trước lễ Giáng Sinh, bà Ann
bước ra sân sau ngôi nhà của hai ông bà để thăm vườn tược mùa đông thì phát hiện
một vị khách không mời mà đến. Một chiếc bong bóng màu đỏ tươi bay là là trong
vườn nhà. Bà đuổi theo cho đến lúc chiếc bong bóng bị vướng vào cành cây thông
monkey-puzzle tree và không bay được nữa.
“Merry Christmas!” bà Ann đọc thấy hàng chữ trên chiếc
bong bóng. Bà cũng trông thấy một mảnh giấy, một phong bì nhỏ đúng hơn, buộc
vào sợi dây cột quả bóng. Gỡ được sợi dây, cầm trên tay chiếc phong bì, bà đọc
được dòng chữ “To my Dad in Heaven” (Gửi cho Bố trên Thiên Đường). Bên trong là
lá thư, với nét chữ nguệch ngoạc của một đứa trẻ con. Bà Ann đọc:
NGHỆ SĨ LÂM NGỮ ĐƯỜNG
__________________
CHÂN DIỆN MỤC
Những năm 1958-1959 một người giới thiệu với tôi các tên Lâm Ngữ Đường ! Hình
như là thầy Nghiêm Toản ! Tôi chịu liền ! Trong khi nhiều người khác nổi đình nổi
đám ! Thì Lâm Ngữ Đường ít người biết tới hơn ! Nhưng khi tôi đọc : Một Quan Niệm
về sống Đẹp ( hình như Nguyễn Hiến Lê dịch thì phải ) thì tôi Lậm ông Lâm quá rồi
!
Saturday, December 21, 2019
Mùa Sao Sáng
________________
Bài Hát như một lời chúc Thầy Cô, các sư tỷ, sư huynh và độc giả bốn phương trong Vườn Tha Hương một mùa Giáng Sinh An Bình, Hạnh Phúc và Năm Mới thật dồi dào sức khỏe.
Kim Trúc
Chân dung một cô gái Việt Nam
_______________________
TÂM THANH
Và Diễm cảm thấy một nỗi chán nản xen lẫn hổ thẹn về người
cùng màu da.
Văn phòng nằm trên bờ con sông con Askerelva chảy qua
trung tâm thủ đô Oslo. Qua cửa kính ra ban-công, Diễm nhìn những cây phong lá
úa vàng soi bóng trên nước, tưởng tượng nếu đây là một căn phòng trong ký túc
xá sinh viên, với người yêu bên cạnh, thì thơ mộng biết bao.
Nhưng bây giờ trước mặt nàng là ông cảnh sát di trú và
bên phải là một người con gái, cỡ tuổi Diễm. Cô xin tầm trú. Trước khi lên đây,
một bà cảnh sát đã khám xét người và hành lý của cô. Bà muốn tìm biết cô gái thật
sự là ai, tên tuổi thật là gì, nhà cửa thật ở đâu. Trong ba bốn năm gần đây, nẩy
ra một hiện tượng mới là mỗi năm có vài chục người Việt Nam tới xin tầm trú tại
Na-uy, không một người nào là… người thật. Báo chí Na-uy gọi họ là ingen
person, tương đương với nobody, Diễm và các đồng nghiệp thông dịch viên dịch
đùa từng chữ là ‘vô nhân’. Trong cái túi xách nhỏ, có hình hai bàn chân, bà cảnh
sát chỉ moi ra được một cái quần tây, một áo thung, một xú-chiêng, hai xì líp,
một típ kem đánh răng, một bàn chải. Chân dung thật của cô gái không nằm trong
cái túi xách. Bây giờ Diễm dịch cho ông cảnh sát thẩm vấn.
Friday, December 20, 2019
VẼ RẮN THÊM CHÂN
_______________
CHÂN DIỆN MỤC
Cái
này người ta không nói mấy ông cầm cọ đâu ! Người ta muốn nói những ông thích vẽ
vời kìa ! Người ta muốn nói những biểu tượng ! Người ta muốn suy tôn thái quá
những danh nhân !!! Tôi muốn nói nhiều tới những kỳ tích mà người ta khoác cho
các vị Anh Hùng , mà thực ra các vị này không hề có !
Thursday, December 19, 2019
Long Mã
_______________
NGÔ QUANG HÒA
Kính gởi quý vị độc giả,
Vào đầu thế kỷ 21, một người Việt ở Australia trở về Việt Nam. Họ đến
quê tôi tìm mua một con Long mã để trang trí nơi nhà hàng của họ. Có lẽ họ là
người đồng hương nên mới biết con linh thú này. Con Long mã, theo đơn đặt hàng,
đã được tái sinh bằng chất liệu tổng hợp để bảo đảm độ bền nhưng nặng hơn con
Long mã xưa. Nếu đem ra múa thì khó tìm được người lực lưỡng thích hợp. Tuy
nhiên yếu tố này không quan trọng vì người đặt hàng chỉ cần một món trang trí để
nhớ về quê hương. Đến khi làm thủ tục hải quan, nơi đây không ai biết đó là con
gì. Họ có nhờ người bên ngành văn hóa thẩm định nhưng cũng chẳng ai nắm rõ. Cuối
cùng, Long mã đã không được thông quan. Nó lại quay về nơi đã sản sinh ra nó.
Biết được việc này, tôi vô cùng xúc động. Tâm tình của người xa xứ đó khiến tôi
trăn trở.
Trong bài hồi ký của tôi đang viết dở dang
có ghi lại ấn tượng sâu đậm về con linh thú này. Tôi quyết định tìm gặp một số
vị cao niên để tham khảo thêm tài tiệu về con Long mã. Trong buổi lễ hội kỳ yên
tôi xin phép được quay phim và chụp ảnh cặp Long mã tham dự đưa đón sắc
thần. Thật là thú vị khi tôi len lỏi trong đám đông, rất nhiều trẻ con để ghi
hình. Bọn chúng có vẻ hăm hở, thích thú ngắm nghía cặp Long mã nhảy múa nơi sân
đình, tuy không được điêu luyện như ngày trước. Tôi đã tìm thấy hình ảnh của
mình ngày trước trong bọn họ. Tuy nhiên, với tay nghề quá tệ, phần video
clip không được như ý. Chỉ ghi được vài tấm ảnh tàm tạm để minh họa.
Mong rằng bài viết ngắn này đến được với
người đã có tấm lòng hướng về quê hương.
Ngô Quang Hòa
Subscribe to:
Posts (Atom)