Saturday, April 29, 2017

Xướng Họa Quang Đào & N. Quỳnh


PHÓNG SỰ

____________

CHÂN DIỆN MỤC

Cái người đầu tiên viết phóng sự thành công là ai? Người đầu tiên xứng đáng đeo Mề Đay để vinh danh phóng viên là ai? Hẳn nhiên là Ngô Tất Tố rồi! Nhưng cái danh hiệu Phóng Viên Tài Ba, Phóng Viên Chân Chính là do nhân dân phong tặng chứ không phải người Pháp (!). Dĩ nhiên các chính quyền sau này cũng không đủ chính danh để tôn vinh cụ (?).
Chả hiểu cụ vào cửa Khổng sân Trình tới đâu? Cụ Lều Chõng ra sao? Nhưng ai cũng phải công nhận cụ chữ nghĩa đầy mình. Cụ có cổ học nhưng lại khoái chữ Tây và văn minh Tây (!) mặc dù các quan cai trị Đông Dương thì... khá là Đểu!!!
Cụ viết khá nhiều, nhưng tôi đọc cuốn phóng sự "Việc Làng" thì rất giựt mắt, chạm nọc và... thấm thía vì... tôi sanh tại thôn quê! Làng tôi rất là thơ mộng... cho đến khi tôi đọc Việc Làng của cụ! Tôi cũng đã từng đọc: Đồ Phồn, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tú Mỡ, Hoàng Đạo... nhưng... chưa đã!  Tới khi cụ Ngô cho những quan làng và những dân làng thèm thuồng, ngấm nghé miếng thịt giữa làng thì... tôi hết chịu nổi!!!

Thursday, April 27, 2017

Nhớ Trường Xưa

(Tặng các Thầy Cô & cựu học sinh NTT) 
Lanh Nguyễn



Có ai về đi ngang qua trường Nguyễn *
Thăm dùm tôi bãi biển của ngày xưa 
Nguyễn Bỉnh Khiêm* ngày đó đổi tên Chưa?
Hay tất cả đã bị đưa đi cải tạo.

Hàng cây cao trong hàng rào đón gió 
Trắng áo tà ngày đó ở nơi đâu? 
Ta Tha Hương ôm trọn mối hận sầu 
Ngôi trường Nguyễn vẫn nằm sâu trong ký ức 

Trường bây giờ. Những bức tường xây mới 
Người năm xưa có tới cũng lạc đường 
Phượng ngày nào đâu nữa để ta thương 
Hương của biển mãi vấn vương nổi nhớ 

Rồi đến ngày ta quay mình trở lại 
Sao ngẫn ngơ, như kẻ lạ hỏi  đường 
Ta mất rồi hình bóng cũ thân thương 
Đường phố mới với sân trường ngập nắng 

Ta chợt thấy lòng mình đầy cay đắng 
 Giọt lệ sầu cố gắng để đừng rơi 
Ôi! Tiếc thương cho một trận bão đời
Để ta phải xa rời ngôi trường cũ

Ghi Chú:
* Nguyễn = Nguyễn Trung Trực 
* Nguyễn Bỉnh Khiêm là tên con đường ngày xưa dẫn đến trường NTT


Những ngày xưa thân ái

_______________

Tác giả Phạm Thế Mỹ
Kim Trúc trình bày

Hoài Cố nhân


Viễn Xứ đời nầy


Wednesday, April 26, 2017

Tình Phai - Minh Giang & Mạch V Niên & Đào Mình Quang

Xuân đất khách

_____________

Theo lời yêu cầu của anh NVH Thơ Xuân Đất Khách được post cuối tháng tư qua giọng ngâm Hoàng Oanh

Câu chuyện vượt biên của tui phần 3,4

_____________

CA NƯỚC ĐÁ

Phần 3: Một liều ba bảy cũng liều

Gần sáng thì tàu đã đến hòn Tre, ngoài khơi,  chung quanh hòn đã có sẵn những chiếc tàu đánh cá đang neo lại ngủ qua đêm, họ đậu tàu thành từng nhóm, còn rất xa bờ, tàu chúng tôi cũng men lại đậu gần gần để không bị bại lộ,  trong khi chờ đợi tàu lớn, lúc này thì mọi người đã bắt đầu thấm mệt,  mõi nhừ sau 1 đêm thức trắng, quá căng thẳng thần kinh, giờ y như cái bong bóng xì hơi, nên ai nấy tự tìm cho mình một chỗ để dựa lưng,  nghỉ ngơi thư giản, chuẫn bị cho một chuyến hãi hành thật dài mà không biết chuyện gì sẽ xãy ra cho mình trong những ngày sắp tới...

TRUYỀN THỐNG CA MÚA CỦA VIỆT NAM



________
CHÂN DIỆN MỤC
Related image


Sử sách Việt Nam, từ thời Lý trở về trước, không thấy nói tới ca múa.
Tới thời Trần, sau khi đánh thắng quân Nguyên, vua tôi mở hội ăn mừng: có ca múa.
Người ta dùng dùi trống và mo nang để diễn! Một số sử gia sau này chê là thô bỉ!

Tới đầu Lê, một lần vua tôi về thăm đất cũ Lam Sơn. Dân chúng hai bên đường múa Rí Ren để đón mừng. Tể tướng Lê Sát cho là dâm bôn! Ra lệnh cấm!  Cái điệu Rí Ren này nó múa Nam Nữ quấn xoắn xít vào nhau (có lẽ giống điệu Bướm Vờn Hoa của người Miên chăng ?).

Bâng khuâng


Monday, April 24, 2017

TRUYỀN THỐNG HAY CHUYỀN TAY

____________

CHÂN DIỆN MỤC

Rất nhiều nước đang hãnh diện và hô hào giữ gìn Truyền Thống của nước mình! Nhưng nhiều nước khác, đa số là rừng rậm, sa mạc, hải đảo chỉ tự hào về săn bắn, đánh cá và du lịch... và chẳng hề khoe khoang về quá khứ (!)
Người Đan Mạch, Na Uy, Anh Quốc chẳng hề khoe khoang về quá khứ Viking cướp biển!!!  Trung Đông có anh Abu Dubai không nói chuyện truyền thống! Hồng Kông và Singapore chẳng thích thú khi người ta bảo tổ tiên chúng mày chỉ là những phu khuân vác bến tầu! Brunei lập quốc với đa số là người Ấn Độ và Mã Lai. Malaysia là những người Tầu lai và quá khứ của họ chỉ có cao su, dầu cọ và thiếc. Các Đảo Quốc Malta, Malorca, Cap Vert ngày nay rất giầu đẹp và tiến bộ, nhưng không phải tổ tiên họ truyền cho nghề làm du lịch!  Tất cả những nước trên đây đều giầu đẹp, văn minh và cái mà họ có không phải do trời mà cũng không phải do tiền nhân!

Đọng lại muôn đời một "Bóng chiều xưa"


Trong di sản âm nhạc gồm trên 200 ca khúc của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995), nếu nhắc tới 10 bài tiêu biểu, hầu như không ai là không nhắc tới "Bóng chiều xưa". Và trong số 10 bài tiêu biểu ấy, có thể mỗi người thích một kiểu và có cách xếp hạng khác nhau, song nếu nói ca khúc nào mà chỉ cần nhắc tới một đôi ca từ thôi là khán thính giả "nhận ra ngay", hẳn đó vẫn là "Bóng chiều xưa". Nói vậy để thấy "Bóng chiều xưa" gắn bó với tên tuổi Dương Thiệu Tước mật thiết tới chừng nào...
Dương Thiệu Tước là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh năm 1915, trong một dòng tộc thuộc diện khoa bảng ở làng Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông nội Dương Thiệu Tước là cụ nghè Dương Khuê, nguyên Đốc học tỉnh Nam Định (cụ Dương Khuê được bạn yêu văn học biết nhiều qua bài thơ "Khóc Dương Khuê" của nhà thơ Nguyễn Khuyến). Thân phụ Dương Thiệu Tước là cụ Dương Tự Nhu, từng giữ chức Bố chánh tỉnh Hưng Yên.

Sunday, April 23, 2017

Chiều Sài Gòn

__________________

CHIỀU SÀIGÒN
 - Thơ Yên Dạ Thảo 
- Nhạc Nguyễn Hữu Tân 
- Tiếng hát Lệ Tuyền


FEMALE...

________________
Chuyển đến từ Hồ Lý Ngọc

LƯ THỊ SONG NGUYỆT

FEMALE...


(chỉ nhắc lại mình thôi)

       Sinh ra trong cuộc đời làm người khi được đẩy trồi đầu lên ở VN làm phận đàn bà...
O tuổi gần lục tuần tôi nghiệm ra những thứ mình cần muốn nói.
Đã là đàn bà... người đẩy xúi đàn ông ăn trái cấm... nghe thì lịch sự lắm nhưng bao nhiêu người là bao nhiêu số phận...
       Nhưng cũng lắm kẻ đàn ông lại muốn trở thành đàn bà...
       chẳng qua họ muốn được thương yêu nâng niu... nhưng để làm đàn bà được những thứ mình cần thì... đâu phải dễ !
Ở xứ xở của mình đã hơn 50% đàn bà tự xem đàn ông là chủ và luôn lắng nghe họ... 
đó cái người ta gọi là văn hóa phong tục bản địa.

Saturday, April 22, 2017

Nhân gian như mộng


Happy Earth Day

________________



       





Thế giới cùng nhau hưởng ứng "Ngày Trái Đất" 22/4/2017 với thông điệp nâng cao nhận thức và hành động của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường sạch đẹp.

Friday, April 21, 2017

CHIẾN TRANH VÀ TIẾN BỘ

_____________

CHÂN DIỆN MỤC

Image result for chiến tranh và tiến bộ

Chiến tranh đưa tới tiến bộ?
Một câu nói nghe ngứa tai! Nhưng thực ra chiến tranh đã giúp loài người phát minh ra nhiều thứ lắm!
Chính vì người ta phát minh ra thuốc nổ, bom đạn... rồi sau đó người ta phát minh ra phân hóa học!  Người ta chế ra cái xe tăng, rồi người ta chế ra máy cầy, xe ủi! Người ta chế ra con tàu viễn dương khiến lính thủy xa bờ năm sáu tháng, ghẻ lở đầy người, thế là sinh tố A, B, C, D ra đời!
Chính chiến tranh đã tạo ra tính kỷ luật, tính hợp đồng tác chiến cao. Điều này giúp cho kinh tế nhiều lắm. Nhật và Đức tuy bại trận, nhưng phục hồi rất mau vì tính kỷ luật và tính hợp đồng cao của họ.
Tôi nghĩ hồi xưa cũng thế thôi. Xưa người ta đánh nhau bằng cành cây, hòn đá... cái bồ cào (cái bồ cào của Trư Bát Giới bằng cây chứ không phải bằng sắt đâu. Phát minh ra sắt đã khiến cho các bộ lạc "hiếu chiến" bá chủ thiên hạ.

Kỷ Niệm Thầy Trò Rạch Gía 2013

Đôi Đũa - VMT-

__________________
Image result for đũa gỗ

Dù tự ái dân tộc có nở lớn đến thế nào đi chăng nữa, tôi cũng chẳng thể nói đũa là thứ quốc hồn quốc túy của đất nước ta. Chung quanh chúng ta, người Hoa, người Nhật, người Cao Ly... cũng dùng đũa. Nhưng đi vào nếp sống văn hóa của dân Việt Nam thì đũa có lẽ là một vị khách quý. Vơ đũa cả nắm. Đũa mốc đòi chòi mâm son. Những câu tục ngữ đã nâng cấp cho đôi đũa lên hàng ẩn dụ tinh thần. Tôi vừa nhặt được trong cuốn tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai một từ Hà Nội: Bánh mì đũa cả. Đời sống tình cảm của người dân Việt trong ca dao cũng dính vào đôi đũa khá nhiều.

Thursday, April 20, 2017

Một ngày luyến thương


NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN CẦU NITELVA

_______________

PHẠM TÍN AN NINH

Thực ra cây cầu không có tên, nhưng có lẽ vì nó bắc ngang qua đoạn quanh co và đẹp nhất của dòng sông Nitelva, nên người dân ở địa phương này thường gọi như thế. Đây là đoạn cuối cùng của một con sông lớn trước khi đổ ra biển.

Sau khi các con đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, vợ chồng tôi bán ngôi nhà rộng cũng nằm bên bờ sông này, nhưng ở tận vùng Fjerdingby xa xôi, về đây mua căn nhà nhỏ trong một khu apartment, nằm khá xa thành phố. Chỉ làm việc thêm một năm là đến tuổi về hưu. Sống trong vùng ngoại ô tĩnh mịch này,  cả ngày không biết làm gì, ngoài cái thú đọc sách và đi bộ. Ở đây khá lâu rồi, nhưng lúc ấy còn phải đi làm, mùa hè thì bận bịu chuyện sửa sang nhà cửa, mùa đông thì chỉ nằm nhà hoặc bay sang Mỹ thăm con nhân dịp nghỉ lễ Phục Sinh, nên chúng tôi không biết gần bên nhà có một con đường đi bộ đẹp và thơ mộng đến như thế. Sau này, khi đã về hưu, nhờ ông bà láng giềng người bản xứ giới thiệu và rủ đi bộ, chúng tôi mới biết.

Wednesday, April 19, 2017

Tháng Tư Chờ Đợi

TV_Thang4chodoi.jpg

Dân Little Saigon tiếc thương trước tin bà Hạnh Nhơn qua đời




Quốc Dũng & Đằng-Giao/Người Việt




Bà Hạnh Nhơn. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
LITTLE SAIGON, California (NV) – Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, hội trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, vừa qua đời sáng sớm Thứ Ba, 18 Tháng Tư, hưởng thọ 90 tuổi.
Là một phụ nữ cao niên rất năng động trong cộng đồng, qua các đại nhạc hội Cảm Ơn Anh, và là ân nhân của vô số thương phế binh và quả phụ VNCH tại quê nhà, sự ra đi của bà ít nhiều để lại nuối tiếc và thương nhớ đối với nhiều người ở vùng Little Saigon.

Tuesday, April 18, 2017

Câu chuyện vượt biên của tui



___________

CA NƯỚC ĐÁ

Phần 2 : Từ biệt ra khơi





Những ngày tạm trú ở sân vận động này tôi không sao chợp mắt được, lại bị ăn uống quá kham khổ nên tôi mệt lã người, đầu óc trống quảnh, không tha thiết bất cứ cái gì, ngày thì nóng đến hoa mắt, đêm về tôi không ngủ được, nằm trên sàn gỗ cứng và không có gì đắp nên chưa quen, lại cứ nghe tiếng mấy em bé khóc vì nóng, vì sảy cắn, nghe tiếng người mẹ quạt sành sạch dỗ con ngủ, tiếng gáy ồ ề , vv... nhưng có lẻ nguyên nhân chính đúng hơn là:  mỗi khi tôi nhắm mắt lại là cứ nghe tiếng sóng biển vổ mạnh vào mạn thuyền, tiếng gió rít lẫn mưa rào sao mà ghê rợn quá đi thôi , tôi vẫn còn bị ám ảnh và sợ...

Tôi ngồi bậc dậy dựa vào vách, thì  bổng nghe văng vẳng tiếng bà mẹ nhỏ nhỏ ru con ngủ
- Ầu ơ! Ầu ... gió đưa gió đẩy về rẩy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua ( ca dao)
Tự nhiên tui thấy mũi lòng ứa nước mắt, đã xa biệt rồi còn đâu...
Người đàn bà lại ru tiếp ...
- Ầu ơi! Ầu ... Chứ chồng gần không lấy lại lấy chồng xa, ấu ớ, chứ mai kia cha yếu mẹ già, chén cơm đôi đủa ...Ầu ..ơ..chớ chén cơm đôi đủa bộ kỷ trà ai dâng ( ca dao).

Chào Tháng Tư Đen


Monday, April 17, 2017

Tháng tư tôi



THÁNG TƯ TÔI

CHƯƠNG HÀ


Mỗi năm tháng tư về tôi khóc
Không thể quên ngày vận nước điêu linh
Trái tim đau cứ nhức nhối không lành
Vẫn xót xa thân phận người mất nước
Vậy mà láo quê hương thống nhứt
Từng mảnh đất mẹ cứ dâng dần cho giặc
Giận bọn phản trắc, tủi mình bất lực
Bả lợi danh tối mắt, tội đồ dân tộc
Luồn cúi kẻ thù truyền kiếp
Cố đưa tổ quốc vào họa diệt vong.
Họ có mắt không tròng, đầu óc tối tăm
Cứ vênh váo tự hào đỉnh cao trí tuệ
Lừa dân, cai trị bằng độc tài, khủng bố
Tìm đủ cách hủy diệt văn hóa
Để toàn dân cúi đầu khuất phục bị đồng hóa
Cai nghiệt mấy, mưu đồ gì , rồi trời đất cũng không dung.
Từ ngàn đời vạn sự do thiên
Thuở lập địa số Trời đã dựng
Đất nước Việt Nam đời đời bền vững

Tháng Tư trở về, hãy cùng nhau giở lại trang sử năm xưa


_______________

Lê Tất Đạt






Một nén hương lòng thắp gửi về Huế:

"36 năm nhìn lại Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế" được viết bởi một người bạn văn - anh Lê Tất Đạt -, và đã được đăng trên tạp chí Hương Xưa tại Winnipeg vào mùa Xuân Giáp Thân 2004.


TL

***************

Lời tòa soạn

Đã 36 năm qua, Hình ảnh hằng vạn  người dân Huế bị tàn sát trong biến cố Tết Mậu Thân vẫn còn đó. Những nấm mồ tập thể ở bìa rừng, bờ sông, khe suối có bao giờ được siêu thoát? Những người dân vô tội đó mãi mãi là những bóng ma vất vưởng trên khắp nẻo đường quê hương.
Đã 36 năm qua. Những giọt nước mắt ngày nào khóc cho Huế đổ nát vẫn còn đó, Vẫn ầm ĩ chảy trong lòng mọi người như một vết thương mà suốt đời không bao giờ lành lặn.
Hãy giở lại trang sử xưa, cùng chúng tôi trở về Huế, trở về mùa xuân Mậu Thân năm xưa. Như một mặc niệm cho Huế, cho quê hương bỏ lại.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc" 36 năm nhìn lại Thảm sát TếtMậu Thân  ở Huế của anh Lê Tất Đạt như một nén hương lòng thắp gửi về Huế, về VN thân yêu bên kia bờ Đại Dương.

Tạp chí Hương Xưa


***************************************************

Sunday, April 16, 2017

Sầu vong quốc


Sorrow about to fall

________________

Mời nghe một bài hát hiếm hoi của một nhạc sĩ Mỹ viết về ngày 30 tháng 4 năm 1975 . Ngày mà theo người nhạc sĩ đó là một ngày tang thương đang đổ xuống Sài Gòn . Ở cuối bài hát diễn tả rằng có những tấm hình chụp được nhiều người trong đó , nhưng tất cả họ đều phải chạy , họ đã phải đi về đâu trước khi mặt trời lặn




Chúc Mừng Tha Hương 900. 000 pageviews


Nhạc Lam Phương và dòng sinh mệnh dân tộc

_______

Quyên Di

T                  ừ phải: Nhà văn Quyên Di, nhạc sĩ Lam Phương, nhà văn Trần Việt Hải.
Hôm nay mừng sinh nhật thứ 80 (1) của nhạc sĩ Lam Phương. Nhìn nhạc sĩ tươi tắn, vui cười, ai cũng vui. Trong phòng, chúng ta cảm thấy ấm cúng vì tình thân dành cho nhạc sĩ Lam Phương và dành cho nhau. Ðó là nói về “ấm,” nhưng nếu nói về “lạnh” thì không ai có thể ví von về cái lạnh tuyệt vời cho bằng nhạc sĩ Lam Phương. Ông đã từng viết: “Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi. Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy. ” Ôi Trời, còn có cái lạnh nào cho bằng cái lạnh của “chiều Ðông ngoài biên thùy”? Câu này trích trong nhạc phẩm “Chuyến Ðò Vĩ Tuyến” mà lát nữa tôi sẽ có dịp đề cập đến. Tôi cũng vui như tất cả mọi người. Vì vui, tôi xin nói mấy câu vui vui trước khi nói chuyện nghiêm chỉnh.

Saturday, April 15, 2017

Đêm chôn dầu vượt biển ( Version mới)

Sángtác Châu Đình An
Tiếng hát & Vidio Clip Kim Trúc

Kinh Chiều

______________

Thơ: Hàn Thiên Lương 
Nhạc: Quý Luân, 
Đông Quân và Trung Hậu trình bày cùng Vũ đoàn Vầng Trăng



Em Rạch Gía


Friday, April 14, 2017

Mừng bạn xuất gia


Tháng tư đen: Chân Dung Người Vợ Lính VNCH.

Chuyển đến từ thầy Phạm Công Nhựt
Anh-Về-Thủ-Đô




Kính thưa quý vị,


Trong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hy sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hy sinh vì tổ quốc, là sự hy sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi ơn. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở, theo chồng lên đài tổ quốc ghi ơn, và những nửa còn lại có trách nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận là sự hy sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến trường, rất xứng đáng được chúng ta kính trọng.

Thursday, April 13, 2017

Xướng Họa: Đêm Trăng Buồn & Đêm Trăng Gĩa Biệt


Xướng Họa Đêm Trăng Buồn


Bóng tối và vành khăn trắng


Câu chuyện vượt biên của tui




Image result for giải khăn sô cho huế

______________

PHÙNG KIM TRÚC

Tui cũng đi vượt biên như bao nhiêu người, nhưng may mắn hơn tàu chỉ có 18 người, đi 5 đêm 4 ngày thì tới hãi phận Mã Lai.

Cứ ban đêm thì ướt nhem và run rẫy vì sóng to gió lạnh, sáng lại khô vì cái nóng cháy da của nắng, đã bắt đầu lã người vì chẵng ăn uống được gì và say sóng triền miên. 
Nhưng cũng còn may mắn hơn nhiều người vì mình đi có chị có em, khi thấy rác rưỡi trôi trên mặt biển thì mọi người biết đã gần đến bờ, chỉ là không biết bến bờ đó thuộc quốc gia nào mà thôi.  
Cuối cùng thì con tàu không còn khả năng di chuyển được nữa, tất cả mọi người trên tàu quyết định đục tàu và lội vô bờ. 
Từ chổ con tàu bị đục vào đến bãi biển cũng khá xa, tui và bà chị không biết lội, được ai đó không nhớ kè vô tới bãi biển là quỵ ngay tại chổ vì lã người và uống nước rồi.

Wednesday, April 12, 2017

Lớp Tập Làm Văn


Image result for Thầy giáo

_________________

HƯƠNG XƯA



Ngày xưa tui cũng từng gõ đầu trẻ. Năm đó tui đang dạy Lý-Hóa Đệ Tứ cho một trường tư trong Chợ Lớn, ban đêm trường có dạy thêm Việt Văn cho học trò người Hoa, phần đông là "đại học sinh " tuổi từ 14 - 15 trở lên, nói tiếng Việt cà lăm pha với ngọng . Chương trình Việt Văn gồm 3 lớp : Sơ Cấp  Vỡ lòng , Trung cấp  văn phạm và tập làm văn , Cao Cấp Tả Pí Lù ( giới thiệu sơ qua Bích Câu Kỳ Ngộ , Ca Dao , Tục Ngữ và một chút Hán-Việt ). Ông hiệu trưởng đã già là Thầy Lý Văn Hùng, đang dạy Hán Văn ở ĐH Văn Khoa SG .