Sunday, March 31, 2019
Saturday, March 30, 2019
Mắt kẽm gai Chương 14
B
uổi họp gồm có sáu người là Thùy Dung, Khôi, thượng sĩ Bang và ba trung đội trưởng là Tình, Hợi và Đáng. Nhìn một vòng Khôi lên tiếng.
- Hơn một tháng nay chúng ta đã dùng cách thức phản du kích để chống lại địch và chúng ta đã đạt được nhiều thắng lợi mà điều quan trọng nhất là tiêu diệt được các ổ mọt chê 82 ly của địch. Tuy nhiên chúng ta không thể dùng cách thức phục kích này lâu hơn nữa...
TRIỆU VÂN VÂN (Tiếp Theo & Hết )
____________________
MẠCH VẠN NIÊN
Tôi chạy thục mạng không biết trời đất bỗng nhiên vấp cái gì chắn ngang khiến té nhào tay chân sóng soài. Lồm cồm ngồi dậy tuy còn sợ nhưng cũng nhận ra là cái rễ xoài lộ thiên. Tôi thấy đau đau cái chân nên phải đi cà nhắc và cũng may quá có đám người đi ngược chiều vừa trờ tới. Tôi cố gắng chịu đau đi đứng bình thường thì cũng vừa tới Vùng 5. Mừng. Vì từ đây đến các Vùng 4,3,2,1 có đèn đuốc sáng trưng và nhà cửa chen chúc.
Friday, March 29, 2019
Ngôi trường kỷ niệm
_____________________
Sáng tác Mặc Nhân
Tiếng hát Tịnh Đế Liên Hoa Lý Mỹ Hạnh
Sáng tác Mặc Nhân
Tiếng hát Tịnh Đế Liên Hoa Lý Mỹ Hạnh
Trang Nhật Ký
__________________
Sáng Tác Hoàng Trọng
Tiếng ca Kim Trúc
Sáng Tác Hoàng Trọng
Tiếng ca Kim Trúc
Thursday, March 28, 2019
Cảnh Thiền
____________________
Tố Lang mến
Bài thơ An Nhiên rất hay,thấm đẫm thiền ý, thầy gửi lại bài họa. Mến chúc an vui. TV
http://lylang.blogspot.com/2019/03/an-nhien-giang-xua-va-thi-huu.html
http://lylang.blogspot.com/2019/03/an-nhien-giang-xua-va-thi-huu.html
Phút Lâm Chung
_________________
Tự truyện của Hình Toàn
Tôi không biết những người già khác như thế nào, khi sắp sửa về bên kia thế giới, thấy gì và gặp những ai, người trần hay dạ quỉ ....có ai lại rủ đi hay vong hồn ai réo gọi ? Và họ suy nghĩ những gì ?
Riêng má tôi những ngày tháng cuối đời, mẹ làm tôi sợ ....có nhiều đêm không dám ngủ, vì má sảng nói chuyện láp giáp sáng đêm, rồi cười ngây dại
cứ bảo ....tụi nó kìa ...tụi nó kìa ...đông lắm ...đến rủ tao đi chơi chỗ này vui lắm ....lên xe đi ...lên xe đi .
⁃ Tôi hỏi ai ?
⁃ Má bảo tao không biết, tao đâu có quen, mà đêm nào tụi nó cũng đứng ngoài cửa sổ kêu hoài ....kêu đi theo chở đi chơi
⁃ Mới đầu tôi không tin, tưởng mẹ mình mê sảng, tôi hỏi và nói chuyện gì má cũng biết, đâu có quên chuyện gì đâu ....
Tôi không biết những người già khác như thế nào, khi sắp sửa về bên kia thế giới, thấy gì và gặp những ai, người trần hay dạ quỉ ....có ai lại rủ đi hay vong hồn ai réo gọi ? Và họ suy nghĩ những gì ?
Riêng má tôi những ngày tháng cuối đời, mẹ làm tôi sợ ....có nhiều đêm không dám ngủ, vì má sảng nói chuyện láp giáp sáng đêm, rồi cười ngây dại
cứ bảo ....tụi nó kìa ...tụi nó kìa ...đông lắm ...đến rủ tao đi chơi chỗ này vui lắm ....lên xe đi ...lên xe đi .
⁃ Tôi hỏi ai ?
⁃ Má bảo tao không biết, tao đâu có quen, mà đêm nào tụi nó cũng đứng ngoài cửa sổ kêu hoài ....kêu đi theo chở đi chơi
⁃ Mới đầu tôi không tin, tưởng mẹ mình mê sảng, tôi hỏi và nói chuyện gì má cũng biết, đâu có quên chuyện gì đâu ....
Già đầu còn mê nhạc sến
________________
VŨ THẾ THÀNH
by vuthethanh
“… và cũng thời gian, khoảng hơn chục năm sau, tôi thấy bạn bè , những kẻ từng mỉa mai tôi về nhạc sến, mỗi lần đi hát karaoke chúng lại chọn nhạc sến. Càng xỉn càng hát nhạc sến, hát không giấu diếm, hát say mê, hát như thể chỉ còn cá nhân chúng nó trên đời. Hình như khi xỉn người ta quên mất mình đang mặc áo vest đeo cà vạt.”
Vũ Thế Thành (trích trong tập tùy bút “Những thằng già nhớ mẹ”)
“Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu…”
(Thu sầu- Lam Phương)
Wednesday, March 27, 2019
Vọng Phu Thạch
Vọng Phu Thạch
Vương Kiến (751 - 835)
Vọng phu xứ
Giang du du
Hoá vi thạch
Bất hồi đầu
Sơn đầu nhật nhật phong hoà vũ
Hành nhân quy lai thạch ứng ngữ
(Nơi đứng ngóng chồng / Dòng sông vời vợi / Năm tháng trôi qua, thân hóa thành đá / Vẫn chẳng quay đầu / Ngày ngày gió mưa đầu non câm nín/ Người đi trở về, đá mới bật nói nên lời)
TRIỆU VÂN VÂN (Kỳ 8 )
___________________
MẠCH VẠN NIÊN
Chiều hôm đó Thúy rủ tôi ra quán cơm cũng trong trại 2 và dẫn Bé Hà theo. Nàng nói nàng muốn say với tôi một bửa cho đỡ nhớ nhung. Nàng xoay qua các đệ tử và nói chị đi ăn với Đại Huynh các tiểu đệ cứ ở nhà lo ăn cơm đừng chờ Tẩu nghen. Tôi nói tiền cơm thì đủ nhưng tiền rượu thì tôi không đài thọ nổi vì tôi từng đụng độ với nàng tại Bến Bạch Đằng năm xưa và từng đại bại phải ôm eo ếch nàng về nhà. Nàng là con sâu rượu mỗi khi lên cơn điên . Nàng cười yên chí đi các anh chị của tui sang Mỹ hết rồi Tui dư sức đãi Bồ chầu nầy, đừng lo.
Quê hương là mùi… nước mắm!
___________
HUY PHƯƠNG
Người ta định nghĩa quê hương bằng nhiều lối, đối với tôi, cũng không là chùm khế ngọt hay con diều biếc, mà quê hương chính là mùi… nước mắm!
Đã là người Việt Nam, ai cũng mê nước mắm. Thích thì còn bỏ được, nhưng mê thì có phần đắm đuối, khó xa rời.
Tôi có ba tháng ở Mỹ năm 1955 theo học một khóa chuyên môn ở tiểu bang Indiana, thời đó chưa có người Việt nhiều, nhớ nhà thì ít mà nhớ nước mắm thì nhiều. Bởi vậy chúng ta, người đến Mỹ trong vòng hai, ba mươi năm nay, nên thông cảm cho những người Việt đến quận Cam này trước, còn cái mừng nào bằng, mấy tháng sau mới đi Los Angeles, mua được chai nước mắm.
Tuesday, March 26, 2019
Mắt Kẽm gai Chương 13
Monday, March 25, 2019
Nghĩa Thầy, Trò.
___________________
HÀN THỊ LAN KHANH
Ngày xưa,
xưa thật xưa có một người học trò thành danh trở về thăm Thầy nơi trường lớp cũ trước mấy chục mái đầu xanh. Ngày nay, thế kỷ 21, một học trò và vợ đã bay từ Mỹ sang Melbourne ( Úc châu) thăm gia đình và từ Melbourne bay đến tiểu bang Sydney ( Úc) thăm Thầy cũ.
Trò, tóc bạc,
thân gầy.Thầy, đôi chân liêu xiêu với walker. Thầy, trò nói chuyện trường, lớp, bạn bè ngày xưa, chuyện mấy chục năm nơi xứ người bước đầu vất vả, lao đao, chuyện bây giờ đã nghỉ hưu, vợ chồng trò sẽ có cháu nội đầu với sự có mặt của người vợ và vợ chồng người bạn đã đưa đến nhà.
Học trò ra
về, Thầy có niềm vui lâng lâng, nhè nhẹ, niềm vui tinh thần có được sau những quãng ngày đi dạy và mấy chục năm sống xa xứ, dù rằng nơi xứ Úc xa xôi, học trò NguyễnTrungTrực, Lâm Quang Ky từ Mỹ và học trò cũ nơi địaphương có những buổi họp mặt Thầy, Trò ở ngoài trời hoặc ở nhà một người nào đó, trong lễ cưới của các cháu hay trong tang lễ của một người thầy, người đồng hương.
Lần nầy, học trò Trung học Kiên Tân ngày xưa đến thăm, quí thay nghĩa thâỳ, trò và khó có lần thăm nữa vì sức khỏe, đường xa hơn nữa cả thầy, trò đều già.
Cám ơn,
cám ơn vợ chồng em, Lanh Nguyễn, vợ chồng Ngôn đã cho người thầy nầy một niềm vui, một cái gì còn lại đủ ấm lòng cho một người già, một người thầy cũ trong những ngày tháng tới không còn nhiều nữa.
Có ai đó
ví người thầy như ông lái đò đã đưa hằng lớp, hằng trăm khách qua sông, có mấy ai còn nhớ lại con đò và người đưa đò năm xưa.
Thời gian
trôi xuôi, miên viễn vô tận !!!
Sunday, March 24, 2019
Bạn tới nhà
Năm 2009 tôi mở trang blog , bạn chí cốt Long Tuyền là người đầu tiên vào còm , tôi nghĩ đến bài BẠN TỚI NHÀ của Nguyễn Khuyến nên viết bài này !
CDM
Chăm Sóc Người Già
________________
Tùy bút của Hình Toàn
Mẹ Hình Toàn (ngồi phơi nắng)
Tôi không biết các nước khác có chương trình săn sóc người già tại gia không? Hoa Kỳ thì có chương trình phúc lợI này, nhằm giải quyết những khó khăn của người cao niên khi già bịnh hoạn con cái ở xa hoặc bận đi làm, vào nhà dưỡng lão thì lại bơ vơ, không biết tiếng Anh, không ăn được thức ăn Mỹ vã lại chi phí quá đắt, và không đủ chỗ nên có chương trình :
IN-HOME SUPPORTIVE SERVICES (IHSS)
Con có thể chăm sóc cha mẹ già, cũng được chính phủ cho giờ “take care” có lương tuỳ theo tình trạng sức khỏe của mỗi người lớn tuổi hoặc bịnh hoạn cần sự giúp đỡ của người khác, mà số giờ nhiều hay ít, mình có thể xin giữ cha mẹ già hoặc người khác cũng được, người chăm sóc cũng được hưởng bảo hiểm y tế....đây cũng như một “jobs” làm của mình ...sở dĩ tôi phải dài dòng trình bày đến như dzậy là vì, sau khi tôi bình tâm trở lại sau trận bịnh thập tử nhất sinh và bịnh trầm cảm, thì tôi nhớ lại mình còn có một mẹ già tuổi gần 80 cần người săn sóc.
Tùy bút của Hình Toàn
Tôi không biết các nước khác có chương trình săn sóc người già tại gia không? Hoa Kỳ thì có chương trình phúc lợI này, nhằm giải quyết những khó khăn của người cao niên khi già bịnh hoạn con cái ở xa hoặc bận đi làm, vào nhà dưỡng lão thì lại bơ vơ, không biết tiếng Anh, không ăn được thức ăn Mỹ vã lại chi phí quá đắt, và không đủ chỗ nên có chương trình :
IN-HOME SUPPORTIVE SERVICES (IHSS)
Con có thể chăm sóc cha mẹ già, cũng được chính phủ cho giờ “take care” có lương tuỳ theo tình trạng sức khỏe của mỗi người lớn tuổi hoặc bịnh hoạn cần sự giúp đỡ của người khác, mà số giờ nhiều hay ít, mình có thể xin giữ cha mẹ già hoặc người khác cũng được, người chăm sóc cũng được hưởng bảo hiểm y tế....đây cũng như một “jobs” làm của mình ...sở dĩ tôi phải dài dòng trình bày đến như dzậy là vì, sau khi tôi bình tâm trở lại sau trận bịnh thập tử nhất sinh và bịnh trầm cảm, thì tôi nhớ lại mình còn có một mẹ già tuổi gần 80 cần người săn sóc.
Mẹ Hình Toàn (ngồi phơi nắng) |
IN-HOME SUPPORTIVE SERVICES (IHSS)
Con có thể chăm sóc cha mẹ già, cũng được chính phủ cho giờ “take care” có lương tuỳ theo tình trạng sức khỏe của mỗi người lớn tuổi hoặc bịnh hoạn cần sự giúp đỡ của người khác, mà số giờ nhiều hay ít, mình có thể xin giữ cha mẹ già hoặc người khác cũng được, người chăm sóc cũng được hưởng bảo hiểm y tế....đây cũng như một “jobs” làm của mình ...sở dĩ tôi phải dài dòng trình bày đến như dzậy là vì, sau khi tôi bình tâm trở lại sau trận bịnh thập tử nhất sinh và bịnh trầm cảm, thì tôi nhớ lại mình còn có một mẹ già tuổi gần 80 cần người săn sóc.
Saturday, March 23, 2019
Thiên thu
Thơ cô Kim Cúc hiền thê Thầy Tuyền)( tiễn thầy Trịnh Long Tuyền vào cõi thiên thu.
Hình của phó nhòm Diem Trinh.
Thân mẫu cô Tố Lang qua tiễn anh Tuyền. Gia đình vô cùng xúc động trước tấm lòng của Bác.
Diễm Trinh (FB)
Thân mẫu cô Tố Lang qua tiễn anh Tuyền. Gia đình vô cùng xúc động trước tấm lòng của Bác.
Diễm Trinh (FB)
TRIỆU VÂN VÂN (Kỳ 7)
________________
MẠCH VẠN NIÊN
Nảy giờ gặp tôi mừng quá nên Tỷ thao thao bất tuyệt quên mất Triệu Vân Vân ngồi phía bên kia bàn, bấy giờ chàng ta mới chợt tỉnh ngó Vân và lễ phép chào. Vân cũng chào lại. Tỷ khen tôi sao quen một người sắc nước hương trời bộ là bạn gái anh hả. Số một đó nghen. Tỷ gọi Vân bằng chị tuy nàng nhỏ tuổi hơn Tỷ. Chàng ta nói ảnh là người ngon lành đó nghen chị, em mê ảnh lắm vì cái gì ảnh cũng giỏi nếu em là con gái thì nhất định chài ảnh cho bằng được. Vân thẹn mặt cúi đầu còn tôi thì lỗ mũi to bằng cái đình nhưng cũng cố bào chữa. Tỷ nó nói vậy chứ anh đâu bằng nó đâu Vân, con ông chủ giàu có số một Rạch Giá muốn gì được nấy làm sao anh qua mặt được Tỷ. Mọi người cười đùa vui vẻ, Tỷ xoay người vào quán nói với cô chủ, chầu cà phê nầy ghi sổ cho tui nghe Tuyết (Tuyết chắc là chủ quán). Tôi dành trả nhưng không được.
Friday, March 22, 2019
Trần Mộng Tú: Chén Nước Mắm và Bao Vải Bột Mì
______________
TRẦN MỘNG TÚ
TRẦN MỘNG TÚ
LTS. Bài này của tác giả Trần Mộng Tú đã được đăng trên DĐTK ngày 17 tháng Năm, 2014. Hôm nay chúng tôi quyết định đăng lại vì vấn đề nước mắm đang lên cơn sốt tại Việt Nam. Bài viết sẽ góp thêm một mảng tình cảm của một người Việt Nam với nước mắm, là một thứ thực phẩm lâu đời mà ông bà tổ tiên chúng ta vẫn dùng, và người Việt Nam vẫn sản xuất cho tới tận ngày nay. Và “ngày nay”, với những gì đang xảy ra tại Việt Nam, nó đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Sang Mỹ cả gần bốn mươi năm rồi, thế mà mỗi lần
dọn cơm lên bàn cho chồng con tôi vẫn lúng túng với chén nước mắm. Hôm nay có cần
không? Bao giờ nhìn bữa ăn dọn ra, cũng chần chừ giữa có và không một phút. Cuối
cùng thế nào cũng phải rót một chút nước mắm vào cái chén nhỏ, đặt giữa bàn. Có
khi suốt bữa ăn không ai chấm vào, nhưng không có nó, hình như bữa ăn chưa gọi
được là hoàn tất. Dù sau này các con đã ra riêng, chỉ có hai vợ chồng, đã bỏ
thói quen ăn mặn, thế mà chén nước mắm vẫn luôn luôn hiện diện trong bữa ăn.
Nàng Thu tóc ngắn
NÀNG THU TÓC NGẮN
Thơ : Thụy Vũ
Nắng vàng rơi mây trôi về lãng đãng
Gió giao mùa vàng lá đón thu phong
Tiếng đàn ai khoan nhặt gởi bên song
Từ sâu thẳm nỗi lòng chưa dám tỏ...
Tóc mây xưa có còn bay trong gió
Áo trắng tà ngày đó mãi luyến lưu
Em ra đi về nơi ấy mịt mù
Vàng lá rụng mấy mùa thu trăn trở ...
Tiếc khi xưa tuổi học trò bỡ ngỡ
Nhặt lá vàng gom nhung nhớ vào thơ
Bao suy tư theo năm tháng hững hờ
Chừ giữ lại chút tình thu tóc ngắn ...
THỤY VŨ
Mar. 2019
Thursday, March 21, 2019
Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách - Voatiengviet
Tản mạn về con đường đẹp nhất, sang nhất Sài Gòn xưa
1.
Xưa nay, đường Tự Do (tên hiện nay là Đồng Khởi) ở khu
trung tâm Quận 1 Sài Gòn dù chỉ là một con đường ngắn và hẹp nhưng vẫn được tiếng
là con đường đẹp nhất, sang nhất, đông người nước ngoài nhất thành phố Sài Gòn
xa xưa và cũng có thể nói như thế về quãng thời gian sau tháng 4-75 cho đến
nay.
Vừa qua, trên trang trithucvn.net., trong bút ký tựa là
“Văn hóa không tên tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa”, nhà văn Văn Quang đã ghi
nhận trên con đường Tự Do đẹp, sang ấy lại có một chuỗi 3 nhà hàng/quán
cà phê là La Pagode, Givral, Brodard đã tỏ lộ cái hồn văn hóa đầy sức sống tự tại
của Sài Gòn xưa.
Wednesday, March 20, 2019
Tuesday, March 19, 2019
Một mối tình cảm động
_______________
Chuyển đến từ anh Đào Mình Quang
Cám ơn anh
*************
Hương-Thủy
Nhà thơ ngụ ngôn người Pháp La Fontaine đã nói một câu
rất hay về tình bạn: “Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”.
Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có.
Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng
mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
Chúng tôi thân nhau từ thuở nhỏ, lúc còn học trường tiểu
học Đoàn Thị Điểm trong Thành Nội. Hai đứa cứ thế lớn dần lên, lần lượt qua bên
kia sông Hương học Đồng Khánh rồi Văn Khoa…
Nhà Cát Đằng nằm ở một góc nhỏ trên đường Mai
Thúc Loan. Căn nhà cổ xưa như cuộc sống quan cách của gia đình. Ba Cát Đằng làm
công chức cao cấp của Ty Ngân khố Thành phố. Ông đặt cho con những cái tên thật
đẹp của các loài hoa: Cát Đằng, Đỗ Quyên, Hoàng Lan… Mấy chị em sống khép kín
như những con ốc trong bốn bức tường rêu.
Subscribe to:
Posts (Atom)