Monday, February 22, 2016

Mốc Ngoặc kỳ 9

___________







Xã hội thời nào cũng được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau.
Thời VNCH, những thanh niên có học thức cũng chia ra không biết bao nhiêu hạng. Người có tinh thần trách nhiệm, yêu nước, yêu dân tộc thì vào trường VBQG chọn cuộc đời binh nghiệp. Kẻ vào Chiến Tranh Chánh Trị, Cảnh Sát...
Người tiếp tục việc học nhưng rồi tới một giới hạn nào đó họ cũng phải vào trường bộ binh Thủ Đức để thi hành nghĩa vụ quân dịch.
Người sợ chết thì lết vô những cơ quan phục vụ cho xã ấp ở vùng nông thôn để được hoãn dịch khỏi phải đi lính...
Những người kém may mắn, ít học hơn thì đi quân dịch, hay đăng ký các binh chủng khác nhau từ Dù, Biệt Động, Thủy Quân Lục Chiến...cho đến Nghĩa Quân.
Cũng có không ít thành phần trốn lính hay tệ hơn nữa là bỏ trốn theo phía bên kia.

Saturday, February 20, 2016

Những đồi hoa sim

____________
Thơ Hữu Loan
Phổ nhạc Dzùng Chinh
Trình bày Kim Trúc


Saturday, February 13, 2016

kí ức không thể mua bán được du với bất cứ giá nào !



_________________
Lư thị Song Nguyệt,

Trong cuộc đời,
con người không có sự bình đẳng, tạo hóa đã mở mắt và xếp đặt mọi thứ...
niềm vui của người này đôi khi lại là nổi đau mất mát của kẻ khác.
Chỉ khi nó xảy đến cho chính minh thì bạn mới thấy được sự hiện hữu đó... chỉ có lẻ vì mình quên không nghĩ đến thôi.
2 tuần trước xếp kêu tôi đến hỏi : liệu tôi có đồng ý làm ca đêm vào tối thứ 7 không, đây là cv có hợp đồng thống nhất và 1 khi tôi đồng ý ký nhận thì tôi phải theo năm này sang năm kia không thể vắng mặt mà không lý do hợp lệ.
Hiện giờ tôi chỉ nằm trong số ưu tiên dự trử khi thiếu người, nhưng vì tôi làm vượt mức tgian của 1 người thế chân nên tôi có đủ mọi thứ trợ cấp như 1 công nhân chính thức.

Friday, February 12, 2016

Sài Gòn Có Còn Xuân?

____________


Sài Gòn Có Còn Xuân?



Những cơn say cơn say tuyệt vời
Những đam mê đam mê trọn đời
Làm hồn ta tê tái
Làm trái tim muộn phiền
Nhưng ngàn năm muôn kiếp khôn nguôi.

Vẫn nơi đây nơi đây miệt mài
Đêm cô đơn cô đơn mệt nhoài
Gió vờn trên cánh lá
Nghe tình như phôi pha
Mùa xuân khơi nỗi sầu chia xa .

Vàng mai nở thắm mùa xuân tươi
Sầu tan trong gió về muôn nơi
Nắng xuân đẹp ngời , bầy chim én
Xôn xao mang ánh hồng tươi vui.

Những đêm mơ đêm mơ chập chùng 
Tiếng mưa rơi mưa rơi lạnh lùng
Sài Gòn đón Tết
Một sáng xuân buồn
Lòng hoài ký ức vàng son
Từng đôi sánh bước chiều buông
Dù mưa hay nắng ta dường bên nhau 

Xuân trong ta trong ta vời vợi
Đêm chia ly chia ly nghẹn lời
Sài gòn đây mưa nắng
Vẫn chờ ai tha hương
Ngày về bên mái ấm , thiên đường yêu thương.



Ngọc Quyên

Một vạt nắng xuân trên hè phố


______________


Nhật Tiến

Con bé ì ạch đạp. Mấy chồng báo tuy không nặng lắm nhưng cũng đủ làm cho cả người của nó vẹo đi mỗi lần nó mắm môi lấy gân sức. Chỉ còn mấy quãng phố nữa thì tới nơi trả báo ế, lấy báo mới, nhưng mà sao kìa, cái xe cứ mỗi lúc một nặng hơn. Một tay nào đó phóng hon-da chợt xẹt qua người nó như một lằn chớp và ném lại phía sau cho nó một câu gọn ghẽ:

– Xẹp lốp rồi!

Ngày Xuân nói chuyện thơ



Câu nói “Mỗi người Việt là một thi sĩ” chắc ai cũng biết và cũng hơn một lần nói đến. Có một vài bài thơ đăng báo, được bạn bè gọi là thi sĩ, có tập thơ in ra, rồi tổ chức ra mắt sách lại càng định vị “thi sĩ” chắc chắn hơn nữa. Ngay cả những người chưa đăng báo thơ, chưa in sách bao giờ trong đời, chắc đôi khi cũng tức cảnh sinh tình làm dăm ba câu thơ nhâm nhi hoặc đọc cho bạn bè nghe, và coi mình như một “thi sĩ nghiệp dư” Có lẽ người Việt mình là người chuộng thơ nhất thế giới? Ở trong nước hiện nay, mỗi năm khoảng 7000 tập thơ được in ra. Ở hải ngoại không rõ số in là bao nhiêu, nhưng riêng ở quận Cam, bang California số thi sĩ nhiều hơn số cam trong siêu thị. Chắc chắn trong số cam đó có nhiều trái chua, nhưng trái ngọt cũng không ít.

Thursday, February 11, 2016

Chúc Xuân

________




Móc ngoặc kỳ 8. "Người có chức"‏


__________

Lành Nguyễn




Thanh niên nam nữ ở thành phố, sau ngày giải phóng người nào cũng lo sợ phải đi kinh tế mới hay đi thanh niên xung phong. Vì vậy khóa một Sư Phạm cấp tốc vừa mới ra thông báo nhận đơn nhập học được ít hôm là đã đầy nhóc không còn một chổ. Các em đa số dưới 20 mươi tuổi.
Chánh quyền quy định học viên chỉ cần tốt nghiệp lớp 9 là đủ tiêu chuẩn để học khóa sư phạm rồi. Nhưng hầu hết đơn ghi danh đều là học sinh sắp tốt nghiệp lớp 12, cũng có lai rai vài em học lớp 11 muốn vô trước cho chắc ăn khỏi phải đi nghĩa vụ hay thanh niên xung phong.

Sunday, February 7, 2016

Tâm sự nàng xuân

____________

Lien khuc Tet

Xướng Họa Chúc Xuân Bính Thân - Viễn Xứ & Đông Phong

______________


MỪNG XUÂN CON KHỈ
          
* Họa bài":Chúc Xuân Bính Thân"của Viễn Xứ
******************
Mừng Xuân kính chúc đến muôn người
Sức khỏe dồi dào mãi đẹp tươi
Dê đã ra đi lòng hớn hở
Khỉ về đảm trách hé môi cười
Đì đùng pháo nổ vui sum hợp
Lắt cắt trống vang lễ đón mời
Suốt mấy năm qua xa bến mộng
Giờ đây sống lại tuổi hai mươi

 CHÂU MỸ HẠNH
(An Hòa Rạch Giá)

Friday, February 5, 2016

Búc thư tình ngày ấy



nguyễn hữu Lộc

*******************

Trong chiêm bao tôi vẫn thấy em về,
Như ngày đó tình yêu lên tiếng gọi.
Trời xanh ngát hàng cây ươm nắng mới,
Có chàng trai tim dậy sóng yêu đương.

Tình dịu êm gói trọn mộng Thiên Đường,
Ăn trái cấm ngất ngây ngày em đến.
Búc thư viết bao lần hồn lưu luyến,
Muốn gửi trao lần lữa mãi thẹn thùng.

Một sáng nhìn thấy em lòng ngớ ngẩn,
Chờ em đi dõi bước nhẹ theo sau;
Tim hoang mang tìm câu nói đón chào,
Sao khó quá phút giây tình mở lối.

Miệng ấm úng như có gì nghẹn nói,
Chí lá thư mà hồn cứ dật dờ.
Nầy bạn ơi : ''có người muốn đưa thơ
nhờ tôi giúp mến trao dùm bạn đó ".

Xong nhanh bước như có ai dòm ngó,
Tim rộn ràng như mở hội hoa đăng ;
đường về nhà bướm bay ngập trời giăng,
Lòng thanh thản trên con đường rộng mở.
Bao năm rồi lòng tôi còn bỡ ngỡ
Người thương ơi em có nhớ gì không ? !


DI TÍCH



_____________

Chân Diện Mục



 Tôi đọc chuyện du lịch Nhật Bản mà giật mình! Du khách tới Cố Đô Nara, hỏi thăm di tích.Người ta chỉ giới thiệu hai ba di tích, thế mà mỗi năm Nara đón hàng triệu du khách! Ngó lại nước mình! Không biết có nên hãnh diện không? Thôi thì hàng vạn di tích. Các tỉnh, các huyện, các xã đua nhau làm hồ sơ xin công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia!!! Mà du khách ngoại quốc tới những “di sản “ như Fan xi Pan hay động Phong Nha là tìm hiểu, mạo hiểm … chứ có tiêu xài như mình mong đợi (!). Còn mình thì tới đó để xả rác, chụp ảnh, sơn tên mình lên đá! Mà có những di tích thì người nước ngoài cũng như người mình không hiểu nó có í nghĩa gì (?) Có đáng để ca tụng hay tuyên truyền như thế không? Tôi thật không hiểu đền Cẩu Nhi (chó con) thờ ai? Bà Kiệu là bà nào? Còn bà Cố hỉ là bà vui mừng hay … hỉ mũi chưa sạch (!?)