Friday, June 29, 2012

Tôi viết .... Hoàng Thị Tố Lang

_____________








"Từ ngày có cái Blog nầy hình như Cô viết nhiều hơn" . Đó là lời nhận xét của một em học trò ngày xưa . Nói xong câu đó em lại tiếp theo "Mà Cô ơi Chuyện Cô viết chắc là những chuyện thật phải không Cô " Câu hỏi của em cũng là câu hỏi mà tôi đã từng nghe và được nhiều người hỏi như vậy . Như Cô bạn ở Winnipeg. Ngày xưa chúng tôi cùng dạy một  trường . Bây giờ lưu lạc xứ người chị em tôi ông trời lại dung ruổi gặp lại nhau nơi thành phố đìu hiu nầy . Hình như Cô đọc gần hết những bài tôi viết . Lần gặp Cô tại Reunion 2002 tôi ôm báo làm nơi đây đem làm quà cho Thầy Cô, học trò và bè bạn . Giữa bao nhiêu người Cô bảo tôi ( hình như trong câu nói có một trách móc nào đó )
- Làm báo mà nó chẳng bao giờ nó đem cho chị nó . Vậy mà tôi cho Cô biết nha   tờ nào tôi cũng có và truyện nào của Cô tôi đều có đọc hết 
Tôi nghe một niềm vui nào đó len nhẹ vào lòng và sung sướng vô cùng trong câu nói của Cô . Tôi nắm thật chặc tay Cô và nhẹ bảo

The Rose

____________

Thursday, June 28, 2012

Tình anh như sóng cả

___________
Hoàng chiều Nhân

PPS Hạ Uy Di Trời xanh , Biển xanh

___________

Thân ái kính mời Qúy Thầy Cô & bạn hữu bốn phương cùng đến Hạ UY Di với  Nguyên Nhung qua PPS Hạ Uy Di Trời xanh, biển xanh ....


HTTL


                        http://www.mediafire.com/view/?8uy8u8sw4flc1iw




Wednesday, June 27, 2012

Thư gửi bạn ta

____________

Nguồn : Thời báo online

 Bùi Bảo Trúc

Ngày 18 tháng 6 năm 2012
Bạn ta,
Người Mỹ có thể có sáng kiến dành ngày chủ nhật thứ ba của tháng Sáu để làm ngày của những người cha, Father's Day, nhưng điều đó không có nghĩa là người Mỹ thương cha của họ hơn chúng ta thương yêu các ông bố của chúng ta. 
Trái lại, có thể chúng ta thương yêu các ông bố nhiều hơn người Mỹ là đằng khác. 
Người Mỹ, chỉ có trong ngày chủ nhật thứ ba của tháng sáu, năm nay là ngày 17, mới dành ra để nhớ về người cha, nghĩ về người đàn ông cho chúng ta một nửa mầm sống, để các hãng bán thiệp, ca vát, eau de cologne, sơ mi... gia tăng được số bán, và ngày Father's Day ở Mỹ cũng chỉ có từ gần một trăm năm nay, và được tổng thống Mỹ ký một tuyên cáo nhìn nhận chính thức từ năm 1966 và cử hành mỗi năm từ năm 1971. 
Trong khi với chúng ta, ngày nào cũng là ngày của cha, và người cha được nhắc, một cách đầy lo sợ cũng như một cách đầy lăng mạ không biết bao nhiêu lần mỗi ngày. 

Friday, June 22, 2012

Tha Hương - Câu chuyện tháng sáu -HTTL

_____________
Hoàng thị Tố Lang
Hoàng thị Tố Lang





Kính tặng Thầy VVT và chị Kim Quang với tất cả lòng quí mến của em


HTTL




Chị KQ - Một cựu học Sinh Phan Thanh Giản mới trình làng một cái PPS tuyệt vời luôn - Gương soi - để tặng Thầy VVT . Bài thơ thật hay . Đọc mà thấy thương vô cùng tình nghĩa Thầy trò cao đẹp của tinh thần Quốc văn giáo khoa thư vẫn còn đó của người học trò đất Tây Đô . Bài thơ và cái PPS hẳn là đã làm Thầy hạnh phúc lắm . Chị đã gọt dũa , bào đi bào lại hàng trăm lần sao cho PPS thật toàn mỹ chị mới email thỏ thẻ cùng con nhỏ " em nuôi "rằng " Em ơi em post lên TH tặng Thầy dùm chị đi " .Sở dĩ chị gọi tôi là "em nuôi" vì tôi là dân NTT Rạch giá . Tôi là "học trò nuôi" chứ không phải là "học trò ruột" của Thầy như chị .  Cũng là cái duyên gặp gỡ giữaThầy Trò chị em tôi. Chúng tôi gặp nhau qua nhịp cầu Tha Hường mà quý mến nhau vô cùng, lòng cứ tưởng chung Thầy , chung trường , chung lớp .Thương chị tôi làm sao . Sự trân quý cùng lòng biết ơn người Thầy cũ năm xưa của chị đã làm tôi cảm động không cùng . Lúc nhận email của chị tôi đã sắp đóng máy và đi ngủ . Song email đó , tình nghĩa đó tôi đã ngồi lại và post liền ngay cho chi. Bài đã post lên. Gương soi rạng rỡ  hẳn lên trên trang Blog và mọi người khắp nơi bốn phương đã chung vui cùng chị trong tình nghĩa Thầy Trò sau bao chặng đường giông bão của cuộc đời vẫn đẹp , vẫn ngời sáng, vẫn mượt mà như thuở nào . Bài thơ của chị cùng cái PPS được trau chuốt từng ảnh hình từng nét chữ để tặng Thầy cho tôi nghe lòng rưng rưng ...

Saturday, June 16, 2012

Happy Father 's Day

____________

Bài diễn văn gây sốc trong lễ Tốt Nghiệp

_______________

Sưu Tầm


13/06/2012 06:21 | Giáo dục | Xem thêm ảnh


“Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực… Các em chẳng có gì đặc biệt… chẳng có gì là phi thường”!

Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

Bai dien van gay soc trong le tot nghiep
Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc - Ảnh: The Swellesley Report.

Tuy nhiên, bài phát biểu của David McCollough được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough.

Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.

Tháng sáu nhớ cha - Trầm Vân

___________

Friday, June 15, 2012

Ba Tôi

____________
Sông An




Sáng nay trời đột nhiên trỡ lạnh , một cái lạnh nào của mùa xuân đi  lạc đường lẹt đẹt rớt lại sau lưng để giờ gieo vào lòng người cái buốt giá trong khi mùa hè đả bắt đầu .
                        Ra sau vườn quét nhửng chiếc lá vàng rơi trên sân tôi gom lại bỏ vào lò đốt ngồi gần lại hơn để tìm hơi ấm nhìn làn khói bay thẳng lên rồi loảng dần ra không trung tôi nhớ đến ba tôi cứ mổi buổi sáng  ba hay ra sân lấy cây chổi má làm bằng tàu dừa ba quét gom lá lại và châm lửa đốt , trong không khí trong lành của buổi ban mai  làn khói tỏa ra quyện theo mùi hanh nồng của nhửng loại lá cây trộn vào nhau tạo nên một mùi hương đặc biệt khó quên
.
                        Ba tôi bề ngoài trông rất nghiêm khắc nhưng thật ra rất tình cãm và thương yêu vợ con ,

Tình cha

______________

Thursday, June 14, 2012

PPS Trang Nhật Ký Cho Con

_______________

Trong không khí rộn ràng của mùa lễ Tốt Nghiệp cuối năm  . Chúng tôi thân ái mời bạn đọc Tha Hương cùng HTTL xem PPS và đọc lại Trang Nhật Ký Cho Con . Bài viết như một lời tâm sự cùng các con thương yêu - Hoàng Lan, Hoàng Kim, Hoàng Nam . Như  chia xẻ cùng Qúy Thầy và các bạn  một chút tâm tình , một chút nỗi lòng của người mẹ Tha hương 
Sau cùng PPS nầy xem như một quà tặng thân ái gửi đến các cháu VN khắp nơi bên trời viễn xứ trong mùa  tốt nghiệp năm nay ....
Thương mến
HTTL


Mời xem :https://app.box.com/s/t8yevinpy0lkokc2zdtg

__________________________



Thương mến tặng  tất cả các cháu VN lạ, quen bên trời viễn xứ

HOÀNG THỊ TỐ LANG

Con yêu dấu

Mới đó mà Bố Mẹ đã ở thành phố nầy hơn 20 năm. Thành phố nơi mình tạm dung mà Mẹ hay goi là thành phố buồn. Con bao nhiêu tuổi là bao nhiêu năm Bố Mẹ rời bỏ quê nhà. Ra đi lưu lạc xứ người để làm thân lữ khách… Bố con một đời người mà đã hai lần di tản. Từ thuở lên năm lên sáu đã theo gia đình bỏ quê Bắc mà đi. Lũy tre làng. Giếng nước. Cầu ao chỉ còn là huyền thoại trong những câu chuyện cổ tích xưa. Rồi Bố con lớn lên ở miền Nam Tự Do chan hòa nắng ấm. Hạt cơm Sài gòn đã nuôi nấng Bố con đến ngày khôn lớn. Dân Bắc kỳ lại nói tiếng Saigon sao thật dễ thương cùng lời ca đêm nào như ngút ngàn cả một trời tâm sự "Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ. Cầu cao nghiêng dốc bên dòng sông sâu. Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời . Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa …" đã làm chao đảo tâm hồn của Mẹ - cô con gái Nam Kỳ - sau một lần tình cờ biết nhau trong buổi trại hè của sinh viên nơi Đường Sơn Quán. Cũng là cái duyên ông tơ bà nguyệt đã định phải không con? Và một chiều nào trên con đường Tú Xương xưa, hoa hoàng lan tỏa ngát. Ai theo gót chân ai làm quen để rồi sau đó Bố Mẹ đã nắm tay cùng nhau chung một lối về. Suốt đời suốt kiếp. Rồi phong ba nổi lên. Rồi đất bằng dậy sóng. 30-4-75 ập đến như một tai trời ách nước. Sau bao năm trời nơi trại cải tạo. Ngày trở về, Bố con một lần nữa gồng gánh gia đình ra đi. Từ biệt quê nhà.  Thân trai thêm một lần lưu lạc. Cất bước lên đường. Thêm một lần nữa đi tìm mảnh đất Tự do.


Sáng nay trong sân trường Đại Học xứ người, nhìn con rạng rỡ súng sính trong bộ lễ phục giữa hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp. Mẹ sung sướng biết là bao nhiêu. Những giọt lệ rưng rưng, mừng mừng tủi tủi chứa chan một trời hạnh phúc. Ngồi một mình trong đêm viết những dòng nầy cho con mà Mẹ tưởng là đang chiêm bao. Bao nhiêu chuyện ngày qua như một cuốn phim đang trải dài trước mặt Mẹ. Từ chặng đường vượt bao biển rộng sông dài , một trời hiểm nguy để  mang con đến bến bờ tự do. Những đêm lênh đênh trên trùng dương dậy sóng mà giữa cái sống và cái chết thật  mong manh gần  như trong gang tấc . Rồi những ngày mòn mỏi lê thê nơi trại tị nạn Mã Lai sống bằng lòng nhân đạo của Cao Ủy Quốc Tế để chờ ngày định cư nơi một Đệ Tam quốc gia khác. Mẹ không làm sao quên được hình ảnh một người VN mình bị tụi lính Mã Lai trói như con heo bị đá lăn lóc ra sân trại để cảnh giác mọi người vì tội đêm qua anh ta đã trèo lên hái trộm dừa trong khuôn viên trại. Đời sống ở trại thiếu thốn. Tội nghiệp anh. Có lẽ anh thèm lắm chút miếng ăn cho nên mới làm chuyện nông nổi như thế nầy. Thương cho dân tôi biết chừng nào. Một niềm tủi nhục pha lẫn xót xa cho thân phận những người vong quốc.

Tự do ơi Tự Do
Tôi trả bằng nước mắt
Tự Do hỡi Tự Do
Anh trao bằng máu xương
Tự Do ôi Tự Do
Em đổi bằng thân xác
Vì hai chữ Tự Do
Ta mang đời lưu vong
Nam Lộc – Xin đời một nụ cười

Cuối cùng rồi Mẹ cũng lên phi cơ về vùng đất mới. Nhớ những ngày đầu bỡ ngỡ nơi đây mà hành trang là một bộ quần áo của cô bé học trò Mai Xuân ngày nào, mang tặng cho cô giáo cũ mà nghẹn ngào tiễn cô đi không biết bao giờ thầy trò có lần gặp lại. Rồi  từng năm, từng tháng theo con từ những bước chân đầu tiên con e ấp đến trường. Đêm đêm Mẹ đọc cho con nghe từng trang cổ tích xưa, nào là Phù Đổng Thiên Vương đuổi giặc Ân , Sự tích An Tiêm và quả dưa hấu, truyền thuyết Âu Cơ  v..v  cho đến khi con thiếp đi ngủ vùi bên tay Mẹ . Mẹ lại viết cửu chương lên giấy rồi bắt con phải học thuộc lòng  để rồi mỗi ngày sau buổi tan trường con hớn hở khoe với  Mẹ rằng "con làm toán chạy hay nhứt lớp Mẹ ơi , tụi nó làm  toán không lợi con đâu nhờ con thuộc làu làu cửu chương Mẹ dạy". Nhớ có lần con bị ban bè chọc ghẹo vì cái tên Việt Nam  xa lạ của con. Về nhà con dỗi con hờn. Con nằng nặc đòi  Mẹ đổi tên Tây cho giống người ta. Mẹ vỗ về con biết là bao nhiêu. Mẹ nhớ hoài câu nói của Mẹ với con ngày hôm ấy "Con ơi Mẹ đã mất tất cả rồi Mẹ chỉ xin con giữ cái tên VN cho Mẹ. Con là người VN mà. Con phải hãnh diện vì cái tên VN của con mới phải". Con ngúng nguẩy bậm môi  khẽ nói  "Mà tụi nó make fun con". Mẹ còn nhớ buổi chiều hôm đó có con bé nào đó đến nhà mình. Thấy nó thập thò ngoài cổng rào Mẹ chạy ra hỏi nó kiếm ai. Nó nói nó looking for Cindy. Mẹ khoát tay bảo nhà nầy không có ai tên Cindy hết á. Con đứng sau lưng Mẹ từ lúc nào mà Mẹ không biết, con lên tiếng "Nó kiếm con đó Mẹ". Mẹ giận con ghê đi. Mẹ không nói chuyện với con suốt buổi chiều hôm ấy. Sau lần đó con xin lỗi Mẹ và con hứa với Mẹ không bao giờ con nhắc đến cái tên Cindy nữa. Sẽ không bao giờ con làm Mẹ buồn lần nữa. Con  có còn nhớ không ngày còn bé con thông minh lắm. Đêm nào cũng vậy Mẹ hay đọc thơ Nguyễn Bính để ru con ngủ. Con nghe riết  rồi con thuộc lúc nào Mẹ cũng không hay. Một hôm  tình cờ nghe con đọc lại, Mẹ nghe mà Mẹ rưng rưng nước mắt. Có lần Bác Hưng - bạn Bố Mẹ - đến nhà chơi  con thỏ thẻ nói với Bác "con đọc thơ cho Bác nghe nha". Giọng con ngọng nghịu, dễ thương làm sao!


Tết nầy em chắc không về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi chị một em em một chị
Trời làm chia cách mấy con sông

hoặc là

Em  ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em hái Mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa

Làm Bác Hưng quay sang hỏi Mẹ "Bộ chị dạy cháu đọc sao". Rồi Bác ôm con vào lòng Bác bảo “Con đừng đọc nữa. Bác nhớ nhà lắm. Bác khóc bây giờ đây”. Ngày ấy. Quê người. Đất khách. Lần trở lại quê nhà biết đến bao giờ. Mẹ chỉ biết đêm đêm mượn những vần thơ dạt dào nhớ thương để gửi gấm nỗi lòng của mình. Rồi con đọc cả chinh phụ ngâm nữa làm Bác Hưng hết hồn hết vía luôn. Viết thơ cho Ngoại, Mẹ kể cho Ngoại nghe, Ngoại rầy Mẹ. Ngoại bảo Mẹ đừng đọc chinh phụ ngâm để ru con ngủ nữa, cho con quên đi. Ngoại sợ cái cảnh trong chinh phụ ngâm lắm nỗi đoạn trường:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh 

Những chuyện nhỏ nhặt  ngày xưa bây giờ không biết con có còn nhớ không… Thời gian ở đây qua thật nhanh quá ngày nào con còn bé tí mỗi ngày Mẹ đưa con đến trường đến lớp. Rồi  mới hôm nào đây Mẹ dự lễ  tốt nghiệp Trung Học của con  thế mà hôm nay  trong khuôn viên Đại học nhìn con mũ áo xênh xang. Với ánh mắt tự tin. Với từng bước chân vững chãi thật trưởng thành khi con lên khán đài chững chạc bắt tay vị khoa trưởng để nhận bằng tốt nghiệp Cử nhân Giáo Dục. Con Mẹ đã thật sự trưởng thành. Con gái của Mẹ lại đi  đúng con đường của Bố của Mẹ năm xưa. Con biết không Mẹ hãnh diện vì con biết là bao nhiêu. Giờ nầy con như con chim đã đủ lông đủ cánh  đủ sức một mình để tung cánh bay vào vòm trời cao rộng thêng thang trước mặt,  nhưng với Mẹ con vẫn bé bỏng như  ngày nào suốt ngày làm nũng bên Mẹ. Với Mẹ, con không bao giờ lớn cả. Người Mẹ Việt Nam là như thế đấy con ơi. Cứ lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ cho mãi khi con đã thành gia thất cũng còn lo. Cứ muốn ôm con mãi trong vòng tay của mình  Đừng buồn Mẹ khi Mẹ lo lắng quá nhiều cho con làm con đôi lúc cảm thấy như mất tự do. Con có cảm tưởng con là baby dưới mắt Mẹ. Khi con đi đâu hơi khuya Mẹ nhấc phone gọi con, nhắc nhở con về  làm con quê với bạn bè. Con không nói nhưng Mẹ biết con buồn, nhưng con phải thông cảm mà thương Mẹ vì Mẹ được sinh ra và lớn lên ở một đất nước chiến tranh ly loạn bên Trời Đông kia. Nửa phần đời của Mẹ đầy dẫy những bất trắc. Lo âu. Buồn bã. Cái gì cũng làm Mẹ lo. Mẹ sợ. Mẹ nghi ngờ. Con lại sinh ra và lớn lên bên Trời Tây nầy. Sống trên một đất nước mà chưa một lần con nghe tiếng đại bác trong đêm như Mẹ đã từng. Chưa một lần con nghe tiếng còi hụ vang lên nửa đêm báo hiệu giờ giới nghiêm đã điểm thì làm sao con hiểu được những cái lo sợ mà đã thành cái nếp trong tâm hồn Mẹ. Ở đây xã hội phương Tây hết sức tự do và chính vì cái tự do quá trớn của nó đã giết bao nhiêu cuộc đời của bao thanh thiếu niên cùng trang lứa như con. Biết bao bậc phụ huynh VN dở khóc dở cười nhìn con dần dần vuột ra khỏi tầm tay mình cho đến khi mất con lúc nào không hay. Lại có các con xem cha mẹ như những người lắm chuyện lúc nào cũng muốn chen vào đời tư của các con ư?. Không phải thế đâu con. Hai mươi  tuổi con nào đã lớn, con dễ lầm lạc trong giao tiếp ban bè. Mẹ cũng đã qua một thời thiếu nữ như con và đời sống xô bồ của xã hội Tây phương làm sao mà Mẹ không khỏi quan tâm đến những chuyện tình cảm đến trong đời con của Mẹ... Vì vậy con phải hiểu và thương Mẹ mà ráng làm sao dung hòa để đừng làm buồn lòng Mẹ. Mẹ như cây quít nơi quê nhà  năm xưa bị bứng đem đi trồng ở một đất trời xa lạ. Cây vẫn sống nhưng đất đai quê người làm sao cho cây sai oằn trái ngọt như thuở nào còn ở quê nhà. Có khi Mẹ cao giọng với con bắt con phải như thế nầy, thế nọ làm đúng như ý Mẹ chẳng qua là Mẹ muốn con hãy giữ hoài cái khuôn phép của người con gái VN mà ngày xưa Mẹ đã từng được rèn luyện uốn nắn bởi Ngoại với bốn chữ công-dung-ngôn-hạnh. Nói như thế không phải là Mẹ muốn con phải là mẫu người của thế hệ Mẹ nhưng ít ra những giềng mối đạo đức, luân lý của tổ tiên ta con phải nâng niu gìn giữ. Đi phải thưa về phải trình. Người xưa đã nói "Tiên học lễ hậu học văn" mà. Thậm chí có lắm các con khi đã thành tài là sửa soạn đòi "move out", để các con có cuộc đời riêng mà không bị cha mẹ quấy rầy, phiền nhiễu. Các con đã quên đi ai đã nuôi nấng các con nên vóc nên hình để có ngày hôm nay. Đừng bao giờ hất cha mẹ ra khỏi cuộc đời các con. Đừng làm cha mẹ các con tủi hờn trong cách cư xử quá đỗi vô tình của con mình mà ngày ra đi cha mẹ các con đặt biết bao nhiêu kỳ vọng ở các con. Nói như thế không phải là Cha Mẹ đòi hỏi các con phải đền ơn đáp nghĩa nhưng các con có biết rằng cái thái độ đó, cách cư xử đó không bao giờ có ở một đứa con VN. Đó là biểu lộ sự ích kỷ, lòng vô ơn của các con đối với  những đấng sanh thành. Mẹ có xưa lắm không? Mẹ có cổ hủ lắm phải không? Mẹ đôi lúc cũng làm các con bực bội, phật lòng. Song con ơi đó chẳng qua là sự thương yêu lo lắng vô bờ của một bà mẹ VN. Mai này con lớn thêm hơn. Con sẽ có lần tìm về nguồn  xưa, cội cũ. Con sẽ hiểu sự khác biệt giữa  hai nền văn hóa Đông Tây và chính các con, những đứa con VN sinh ra và lớn lên nơi xứ người đã ít nhiều làm rạn nứt và mất dần đi những sợi dây thiêng liêng của tình mẫu tử thâm tình. Lúc dó các con có ân hận thì tất cả đã muộn mất rồi.


Đêm đã khuya lắm rồi. Bao nhiêu dòng chữ cho con trong đêm nay như món quà thương yêu Mẹ gửi tặng con. Như chút hành trang cho con  trong ngày con thành đạt. Cầu chúc con của Mẹ thênh thang trên đường sự nghiệp. Hãy nhớ một điều rằng: mãi mãi và suốt cuộc đời của Mẹ, Mẹ vẫn dõi mắt theo từng bước chân con trên vạn nẻo đường… Thôi nhé con yêu! Cánh con đã vững  lắm rồi, con hãy vỗ cánh bay đi. Đường công danh xán lạn đang chờ con kia. Hãy  lên đường với muôn vàn may mắn nha con yêu dấu!


HOÀNG THỊ TỐ LANG



TÂM SỰ NGƯỜI CHA

____________

Trần Phiêu





Cha ra đi lúc vừng dương chưa lố dạng
Chim chích chòe vừa trỗi giong đón bình minh.
Các Con xinh;đang trong giấc ngủ an bình,
Còn toại hưởng những ân tình Cha cùng Mẹ!
    
     Khi thức giấc. Chắc các con thêm bỡ ngỡ,
    Chị cùng Anh ! Đã phiêu bạt phương trời nào?
    Cha ra đi: Đành bỏ lại Mẹ, Con sao ?
    Sống chiu chít;đàn chim non bên cánh Mẹ!

Có đủ sức để chở che trong năng Hạ
Lúc Đông về,ai ấp ủ nỗi gía băng?
Cố vùi sâu bao khoắc khoải, với băng khoăng,
Hay ngả qụy bởi vết xe lăn nghiền nát !
    
     May sự thế,chẳng đến đổi nhiều bi đát,
    Tình thương kia,khiến lòng Mẹ qúa cao xa!
    Vượt Trùng Dương: Chồng,Con,Vợ được một nhà.
    Đầu công đó:Cha xin nhường cho Mẹ qúy !
                  TRẦN PHIÊU

Wednesday, June 13, 2012

TRÉO NGOE

______________


Mạch Vạn Niên

Hồi còn học Trung Học tui là thằng xí trai nhất lớp. Đôi mắt tui lúc nào cũng úp vào đó hai cái đít chai to tổ bố và nặng chình chịch. Còn hàm răng thì vẩu như cái bàn nạo dừa hay như cái mái hiên để dành đụt mưa. Nên từ đó tui bị chết tên là Tính Cận hoặc Tính Hô. Hồi còn nhỏ tui không biết gì nên không để ý. Đến khi lớn lên học trung học tập tểnh yêu đương tui mới cảm thấy tức tức sao ông bà già tui sanh tui ra làm chi mà trông thật không giống ai. Anh chị em tui người nào cũng coi được, chỉ có tui thì thực là quá tệ.

Tuy nhiên Trời Phật cũng bù đắp lại cho tui được cái trí nhớ dai. Nhờ vậy mà tui học rất giỏi từ khi còn học ở tiểu học. Tui còn nhớ hồi năm Thìn bão lụt gì đó, lúc ấy tui mới lên năm, má tui cho chị tui (lớn hơn tui 2 tuổi) đi học, tui nhất định đòi đi học chung với chị cho bằng được. Ông thầy giáo làng duy nhất là ông Thầy Thời dạy một lúc ba lớp : Lớp Năm, Lớp Tư. Lớp Ba (tức là lớp một, lớp hai, và lớp ba bây giờ) thấy tui còn nhỏ chưa đủ tuổi để đi học mà nhất định đòi học cũng dễ dãi cho tui học thử. Vậy mà tui học đâu có thua bà chị. Sau ba năm học ở trường làng, tụi tui phải lên Cái Dầu cách trường 12 cây số thuộc thủ phủ của Thiếu Tướng Hoà Hảo Lâm Thành Nguyên tức Hai Ngoán để đi thi lấy bằng Sơ Học. Bài thi thật khó. Cả lớp hai chục đứa thi mà chi có năm đứa đậu, trong đó có chị tui và tui.

Hình và bóng - Kim Quang

______________

Monday, June 11, 2012

Bàn Tay

___________

MỪNG NGÀY CỦA CHA: BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH

___________



Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất. Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt.
Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father’s Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm. Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều. Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận… chẳng có bao nhiêu! Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.

Sunday, June 10, 2012

Đọc thơ Lâm Hảo Dũng nghĩ đến những ngày đã qua

____________




Phạm Văn Nhàn
Tôi nhớ vào năm 2005, anh Trần Hoài Thư và tôi cùng rủ nhau thành lập “Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam” (TSDSVCMN), bởi một lý do thật đơn giản là sau tháng tư năm 1975 những tác phẩm “văn học” của nhiều tác giả miền Nam trước đây chắc chắn không còn nữa; Vì thời cuộc và chế độ đương đại lúc bấy giờ. Với mục đích là duy trì và bảo tồn một nền văn học đích thực không thể chối bỏ được sau năm 1954-1975. Những tác phẩm văn học ấy của những người viết về nhiều thể loại sau 30 năm chắc chắn khó tìm ở Hải ngoại và ngay ở cả trong nước. Tuy nhiên với quyết tâm làm cho được TSDSVCMN từ ý nghĩ của anh Trần Hoài Thư và tôi sau gần một năm tìm kiếm, sưu tầm và nhờ bạn bè giúp sức, tháng 10 năm 2006 phát hành tập sách đầu mang tên Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, Tập 1. Dày 687 trang gồm 263 tác giả. Qua năm 2007 tập thơ thứ 2 được phát hành, sách dày 739 trang và sưu tầm thêm 198 nhà thơ nữa. Nâng tổng số nhà thơ Miền Nam trong thời chiến tranh lên con số đáng kể 461 nhà thơ. Mà hầu hết những nhà thơ miền Nam ngày đó là những người lính. Trong số 461 nhà thơ mà tôi với anh Trần Hoài Thư sưu tầm được trong đó có nhà thơ LÂM HẢO DŨNG ( sưu tầm được 9 bài ).

Saturday, June 9, 2012

Chuyển bến - Viễn Xứ

__________


Pleiku, Thơ và Thi Nhân

Được chuyển đến từ Ngọc Hân
 Thanks
________________


NGUYỄN MẠNH TRINH

Có lẽ không có một thành phố nào như Pleiku được nhắc nhở nhiều đến như vậy trong văn học Việt nam. Những thi văn sĩ, đã sống và thở ở không gian đó, đã trải qua những ngày tháng tao loạn chiến tranh, nên tác phẩm của họ đã biểu hiện sinh động được tâm cảm của những người lính thú hay những nàng chinh phụ của một thời đại chiến tranh.


Với tôi, phố núi Pleiku gợi lại cho tôi rất nhiều vần thơ. Có thể là của riêng tôi mà cũng là của rất nhiều thi sĩ đã gần gũi với thành phố ấy. Thêm vào nữa, Pleiku còn là cả một kho tàng kỷ niệm của riêng tôi..


Ngay ngày đầu tiên đến Pleiku, tôi đã cảm thấy như mình là một dòng sông đang đến một khúc quành.


Năm tôi lên nơi chốn ấy, tôi vừa đến cái tuổi đôi mươi. Hai mươi tuổi, tâm hồn lúc ấy trắng bong, tràn đầy mơ với mộng. Chưa có kinh nghiệm trường đời nên thường phản ứng trước những điều mà mình thấy không vừa lòng. Tuổi trẻ lại hay thích thoải mái không ưa sự gò bó nên dù ở Nha Trang phong cảnh sơn thủy cũng hữu tình lắm nên khoái chuyện giang hồ lang thang. Ở đâu cũng xa nhà nên tôi tình nguyện đi biệt đội Pleiku mút mùa lệ thủy và khi lập không đoàn thì cũng là một trong những sĩ quan thuộc hàng khai sơn phá thạch của đơn vị kỹ thuật ở đây…

Khóc anh

_____________

Friday, June 8, 2012

PPS Viết cho tôi -Kim Quang

______________

Chị Kim Quang thương mến
Nhận được PPS chị gửi đến Tha Hương được làm từ bài viết " Viết cho tôi " của Hoàng Thị Tố Lang .Em thật bàng hoàng , sung sướng và cảm động vô cùng . Giao tình bấy lâu giữa chị em mình dù mới là một năm ngắn ngủi trôi qua nhưng đã bàng bạc qua từng Slide hình chọn lựa, từng dòng chữ thật đẹp mà chị đã trau chuốt cặm cụi bên máy, dành biết bao thì giờ để thực hiện PPS nầy cho em
Biết nói gì hơn bằng sự ghi nhận và cám ơn những chân tình chị dành cho em và HTTL xin trân trọng giới thiệu đến Qúy Thầy Cô cùng bạn hữu Tha Hương bốn phương PPS tuyệt vời nầy của Chị Nguyễn Kim Quang- Một Cựu HS Phan Thanh Giản và cũng là Cựu Giáo Sư & Cựu Hiệu Trưởng Trung Học Cái Răng Cần Thơ
Kính mời Qúy Vị thưởng thức ...


Thanks
TL

Viet Cho toi_ H...I TO LANG 1.pps

Vẫn là kỷ niệm - KC

____________


Thân ái cám ơn Nguyễn thị Kim Chi đã dành nhiều tình cảm cho HTTL nói riêng và Trang nhà Tha Hương nói chung . Mong một lần nào chúng ta cùng nhau quây quần bên trang Blog mới tại quê nhà . Nha Kim Chi .Thân chúc bạn tôi nhiều niềm vui và hạnh phúc . Bên nhà có chuyện gì vui kể cho TL nghe với Kim Chi

HTTL

Wednesday, June 6, 2012

Chuyện Bên Nhà - Cầu Đúc Rạch Gía sắp xây lại mới

__________

From : Trịnh Thị Kiều Diễm ( Rạch Gia'- Việt Nam)

Gửi tặng chị Tố Lang  tấm hình mới chụp cầu Đúc Rạch Giá

Cầu Kinh Nhánh (tức cầu Đúc) đã hết thời hạn sử dụng.

Từ ngày 06.06.2012 tại Rạch Giá việc lưu thông qua cầu Kinh Nhánh sẽ ngưng lại để tháo gở cầu xây lại mới. 
Theo thiết kế: Kết cấu Kinh Nhánh mới gồm 03 nhịp, rộng 15,40 mét theo hướng mở rộng 02 bên, dài 65 mét, tổng kinh phí gần 32 tỷ đồng, thời gian thi công là 18 tháng. 
    Trong khi chờ xây xong cầu mới,  ngành giao thông đã cho xây dựng 2 cầu tạm bằng sắt, mỗi cây rộng 4 mét, dài 60 mét song song với cầu hiện hữu với  2 làn xe lưu thông riêng biệt.


Mùa hè đến sớm

___________


Phan


alt- Phan

Cô bé hàng xóm, tôi nhớ chừng mấy mùa hè trước, cô còn chơi nước với lũ trẻ hàng xóm ngoài sân. Chúng mua từ Wal-Mart về những tấm trải ny-lon thật lớn để trải lên cỏ dốc, xịt nước và xà bông cho trơn rồi tuột và cười râng một góc trời mùa hạ. Rồi mùa hạ qua đi như tuổi thơ, gặp lại cô như thiếu nữ ở cuối đường, nơi xe bus vàng đón rước học sinh. Những mùa về không hẹn, mùa đi không giã từ cho lòng chợt bâng khuâng khi sớm ra lá mới đã đầy cành, hay lá vàng không dưng nhuộm cả không gian... thì ông ngoại của cô bé vẫn ngồi như gốc cây mục ở một góc sân để trông chừng bọn nhỏ chơi nước. Nhưng từ bao giờ đã không thấy ông ngồi đấy nữa, một kết thúc buồn tênh như phận người, ai đến cũng ồn ào với tiếng khóc