Monday, April 30, 2012

PPS Cán Gáo

____________

Em chân thành cám ơn Thầy Võ văn Trí đã sửa chữa một số khuyết điểm để PPS  hoàn hảo hơn . Thân ái  kính mời Qúy Thầy Cô cùng bạn hữu thưởng thức 


HTTL
http://www.mediafire.com/download.php?jd4utyqqnh0n0jr

Đọc lại Sài Gòn ơi, ngày xưa ấy vẫn còn đây

______________


Ngày xưa Hoàng thị


Kính dâng hương hồn anh NTN . Riêng tặng chị Thế Mỹ và những ai đã một lần là người yêu của lính




Tiếng nhạc văng vẳng từ chiếc máy Cassette phòng kế bên đánh thức tôi dậy …"Sài gòn đẹp lắm SàiGòn ơi SàiGòn ơi !". Chẳng biết mấy giờ nữa . Trời đêm nay lạnh hơn mọi đêm . Kéo chăn lên phủ kín người . Tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ . Cửa kính một màu trắng đục . Tôi không nhìn thấy gì cả ngoài những hình ảnh một đời dấu yêu của Sài Gòn đi về …
Còn hơn nửa tháng Tết mới về mà Sài Gòn chừng như đã vào xuân . Các lớp học đều ở tình trạng vắng học trò ở giờ cuối . Các vị tướng thiếu quân cũng đâm ra hờ hững với bài giảng . Rạo rực cùng với những rạo rực của đám học trò xôn xao đó Tết về . Nắng trải vàng ngoài đường phố . Chiều nay có hai giờ Kinh Tế . Tôi muốn ở nhà phụ Mẹ làm cho xong mấy lọ kiệu để Ba ăn Tết , song vẫn tiếc giờ học của thầy Mẫu . Tôi đạp xe đến trường . Con đường Duy Tân cây dài bóng mát đã là người tình muôn thuở của dân trường Luật rồi . Con đường dễ thương chi lạ . Từng đôi , từng đôi đang chụm đầu vào nhau uống nước dừa bên đường . Đang lúi cúi khóa xe , nghe tiếng ai gọi . Tôi giật mình ngước lên . Thì ra là con nhỏ Dung
- Gì đó nhỏ
- Mau lên . Anh Nghiệm đang đợi mầy ở Thư Viện
Tôi bàng hoàng khẽ hỏi:
- Ủa ! Sao Nghiệm về giờ nầy

Saturday, April 28, 2012

Câu Chuyện Về Người TPB Phan Thế Duyệt Giao Chỉ, SJ.

_________

 Được chuyển đến từ Ngọc Hân
Thanks


Vào năm 2003 trong một chương trình giới thiệu hoạt động của hội « compassion » tại San Jose, California USA, ngay sau khi phát thanh lần thứ nhất, nhiều thính giả đã gọi vào thể hiện tâm tình họ dành cho câu chuyện thật đặc biệt, câu chuyện về một thương phế binh VNCH đang sống trong hoàn cảnh hết sức cô đơn tại một làng quê xa cách chốn phồn hoa đô hội … Câu chuyện có chút đau thương nhưng cũng lại có nhiều thơ mộng và đẹp của tình người.
Anh là một thiếu uý xuất thân từ trường Võ Bị QGVN và cũng đã từng mơ về một tương lai tươi sáng với những chiến công, những vòng hoa chiến thắng được choàng vào cổ từ tay của một nữ sinh sinh đẹp nào đó. Nhưng viên đạn AK47 ác nghiệt đã xuyên qua lưng anh ngay trong trận chiến đầu đời của một tân sĩ quan … Mọi giấc mơ tan vỡ, tương lai trở nên mịt mù và anh đã phải trải qua biết bao nhiêu đau thương sau đó.
 
Vết thương chưa lành hẳn thì biến cố 30/04 ụp xuống, anh bị đẩy ra khỏi Quân Y Viện khi viết thương còn rỉ máu, anh được cha mẹ gìa đưa về sống tại Tây Ninh, chẳng bao lâu sau đó anh đã phải cắt bỏ đôi chân vì ung thối để cứu mạng, thế rồi cha mẹ anh cũng lần lượt qua đời, còn lại một mình trong căn nhà nhỏ, anh đã sống 30 năm dài trong nỗi cô đơn tận cùng của kiếp người.
 
Đối với những người thương binh VNCH khác, hoàn cảnh của anh có lẽ chưa phải là tận cùng bằng số (?). Anh biết rõ điều này, nên không than van, chỉ vì buồn muốn viết thư đi khắp nơi để tìm người tâm sự và không kêu nài trợ giúp, lá thư gởi ra Hải Ngoại đi lang thang và được ai đó đưa lên internet, một cô gái ký tên « H » gởi về anh $50 Mỹ kim, anh viết thư cảm ơn …

PPS Chuyến Tàu Lúc Hoàng Hôn

_____________

http://www.mediafire.com/download.php?w40scgplirvlji4

Friday, April 27, 2012

PPS Long Giao Còn Đó Nỗi Buồn

___________

PPS Long Giao còn đó nỗi buồn của HTTL được hoàn thành và trình làng đến Qúy Thầy Cô cùng bạn hữu Tha Hương khắp nơi hôm nay phần lớn do sự khuyến khích của Thầy Võ văn Trí và chị Kim Quang cùng sự sửa chữa về mặt kỹ thuật và giúp đỡ TL trong phần lồng nhạc của Thầy . TL xin chân thành cám ơn Thầy và chị Kim Quang và xin ân cần giới thiệu PPS Long Giao còn đó nỗi buồn đến bạn đọc - version mới được sửa lại  thật tuyệt vời từ  Thầy, như một chút tưởng niệm cho Tháng Tư 2012, 37 năm viễn xứ ....

HTTL



http://www.mediafire.com/download.php?l99qryocbpyfzoa

Ông giáo sư dạy Sử Vương Mộng Long

____________


Được chuyển đến từ
-Thầy Lê Anh Kiệt
- Thầy Võ văn Trí
Thanks
HTTL

**********

Vương Mộng Long


Cựu học sinh Trung-Học Trần Quý Cáp, Hội-An.
Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 20 Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam.
Chức vụ sau cùng: Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân.
Từ 1975 tới 1988 tù “cải tạo” (13 năm) từ Nam ra Bắc.
Từ 1993 định cư tại Thành Phố Seattle, Tiểu Bang Washington, USA.
Năm 2003 tốt nghiệp University of Washington, cấp bằng B.A SocialSciences and Communication. 
Gia cảnh hiện nay: Một vợ, 4 con, 1 cháu nội, 3 cháu ngoại.


Một chiều cuối năm 1998 tôi vào Trường University of Washington (UW) để đón đứa con gái áp út tan giờ học. Tình cờ tôi nhìn thấy một ông già đứng chờ xe bên bến Bus. Có lẽ ông cụ lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hỏi chuyện, tôi mới hay, ông cụ đã qua tuổi bảy mươi, ăn tiền hưu, và đang học môn Truyền Thông (Communication) năm Senior. Tôi chợt nghĩ, thời gian này mình cũng không bận lắm, tại sao không trở lại trường? Ít ra cũng học thêm được vài điều hay. Thế là, hôm sau tôi nộp đơn xin trắc nghiệm trình độ Toán và Anh Văn để xếp lớp tại Shoreline Community College (Shoreline C. C.).

37 năm qua... Tính sổ sân khấu cải lương

___________

Nguồn : Thời Báo online

30 tháng 4 năm 1975 - 30 tháng 4 năm 2012 37 năm qua... Tính sổ sân khấu cải lương


alt
Soạn giả Nguyễn Phương

30 tháng 04 năm 1975 là ngày mà dân Việt Nam nhất là người miền Nam không thể nào quên. Đến nay, sau 37 năm, về hình thức thì thành phố Sài Gòn có nhiều tòa cao ốc, nghe nói các nhà tư bản nước ngoài mua đất ở vùng trung tâm Sài Gòn để cất những cao ốc cao đến 55 tầng ở khu Nancy ngang Tổng Nha Cảnh Sát cũ.
Nhà lầu xây càng cao thì đường phố Sài Gòn càng bị ngập lụt nhiều mỗi khi có một trận mưa đổ ập xuống, và mức sống của người dân nghèo càng bị hạ thấp theo tỷ lệ đối nghịch với chiều cao của các nhà cao ốc.
Nhiều người từng sống ở vùng đang bị giải tỏa đó qua nhiều chục năm, hết đời ông, đời cha rồi đến đời các con cháu, nhưng phút chốc bỗng mất hết nhà cửa, rồi bị xiêu lạc ra tận các vùng ngoại ô xa xôi như các làng xã tân lập ở các quận 2 Thủ Thiêm, quận 7, quận Bình Chánh... Có không ít dân bị giải tỏa mất nhà mà tiền bồi hoàn không đủ cho họ mua lại một căn nhà khác, dù căn nhà đó nhỏ hơn nhà cũ, ở một vùng thôn quê xa xôi, không đủ phương tiện giao thông và điện nước. Đó là chưa nói đến trường hợp họ bị đuổi, phải dọn đến chỗ ở mới (nếu có chỗ để ở), mất công ăn việc làm cũ nhưng cũng không kiếm ra việc làm mới để sinh sống.
Trong số những người dân bị xiêu lạc này có không ít nghệ sĩ tài danh như Nghệ Sĩ Nhân Dân Viễn Châu, Nghệ Sĩ Nhân Dân Thanh Tòng, và các gia đình nghệ sĩ tài danh khác như Bạch Long, Trường Sơn, Thanh Loan, Xuân Yến, Trinh Trinh, Thanh Thảo, Tú Xương, Châu Phong và rất nhiều nghệ sĩ hồ quảng và nghệ sĩ cải lương, những người trước đây có nhà ở trong các khu vực vùng Phạm Ngũ Lão, Cầu Quan, Cầu Muối, Nancy... (khu đang bị giải tỏa để cất cao ốc). 

Tuesday, April 24, 2012

PPS - Hiu Hắt Đêm

______________

http://www.mediafire.com/download.php?c37lwi13gkq52w9

Nhặt Cánh Hoa Buồn

____________


NHẶT CÁNH HOA BUỒN

*********

Tôi đi nhặt cánh hoa buồn,
Như đi tìm lại sầu thương năm nào !

Đỉnh buồn chất ngất trời cao,

Vực sầu sâu thẳm bao giờ cho vơi ?

Người ở lại, kẻ ra khơi.....

Người thì đi mải khỏi đời tang thương !

Sau lưng bỏ lại chiến trường ,

Mà sao luôn phải oán hờn trong tâm ?

Bao giờ dứt lệ âm thầm,

Bao giờ thù oán hờn căm không còn?

Ơn ai giữ dạ sắt son,

Một lòng yêu quý nước non không rời....

Vẫn là nước Việt ngàn đời,

Vẫn dân tộc Việt dù nơi phương nào.....

Xin buồn theo gió bay cao,

Xin sầu đổ trút biển sâu về nguồn....

Không còn lệ để sầu vương,

Khắp nơi dân Việt náu nương tìm về !!!


 KIM CHI


 






Sóng Thu - CDM

______________

Saturday, April 21, 2012

22 tháng 4 - Tưởng niệm anh Lương Phú Hùng

_____________




Vĩnh biệt anh Lương Phú Hùng
( Bài viết tiễn người ra đi năm 2009)

HOÀNG THỊ TỐ LANG

Như vậy thật sự là anh đã ra đi . Tai tôi lùng bùng . Mắt tôi hoa lên. Tin đến mà tôi vẫn không thể tin là sự thật. Giọt nước mắt nào ứa ra như ngậm ngùi chia tay, tiễn biệt anh - một lần đi không bao giờ trở lại - Biết là chuyện nầy sớm muộn rồi cũng sẽ tới, song tôi cũng như bạn bè và học trò của anh dường như ai cũng bám víu vào một phép mầu nào đó . Cho anh tai qua nạn khỏi . Cho nụ cười nở lại trên môi anh và gia đình . Đêm đêm trong những giờ thắp nhang lễ Phật tôi vẫn hằng nguyện cầu cho anh sớm  bình phục . Để anh trở về những ngày tháng cũ . Gảy lại cung đàn xưa.Hát lại khúc nhạc thuở nào. Vui chơi cùng học trò và bè bạn .

Đêm Tha Hương

___________

Friday, April 20, 2012

Chuyện một người mang tên Hợi

___________

 Ngày xưa Hoàng Thị
  
viết theo lời kể của một người bạn tại trại tị nạn Cheratin , Mã Lai- Nguyễn thị Kim Hợi 

  


Tôi tên là Hợi . Sở dĩ ba mẹ tôi đặt cho tôi cái tên nầy cũng rất dễ hiểu thôi vì tôi chào đời vào năm Hợi . Mẹ tôi sinh tôi vào những ngày cuối tháng chạp. Nghĩa là chỉ còn vài ngày nữa đã sang xuân .Nghe mẹ kể tôi ấm ức lắm, phàn nàn “Phải mẹ ráng chờ thêm vài ngày nữa sinh thì đỡ cho con biết chừng nào . Con gái mà tuổi con heo nó kỳ làm sao đó”. Mẹ xoa đầu tôi ,dịu dàng ôn tồn bảo “Tuổi con heo mới là tuổi sung sướng . Người xưa thường nói : tuổi Hợi nằm đợi mà ăn . Con không nghe sao”. Nghe Mẹ nói thì cũng an ủi phần nào . Nhưng thực tình tôi rất sợ khi bị ai hỏi tôi tuổi con gì ? Mà chẳng biết sao bao nhiêu cái xấu xa đều trút lên đầu lên cổ con heo . Người nào mập quá cũng bị chọc ghẹo “mập như heo”. Ai mà ở dơ thì con heo cũng là hình ảnh được đem ra để mắng mỏ “Đồ ở dơ như heo”. Thậm chí đến ăn uống mà cắm đầu cắm cổ ăn hùng hục cũng nghe bạn bè xỉa xói “Ăn tạp như heo”. Khổ thân cho con heo biết mấy . Nghĩ cho cùng miệng lưỡi con người cũng bất công lắm .Chẳng biết nó có tội tình chi mà bao nhiêu cái xấu xa đều bị người ta trút lên đầu lên cổ của nó.

Thơ Sông An

_____________

Sóc Trăng, Đã quen mà như lạ ...

____________


Tuesday, April 17, 2012

PPS -Tình ca cho Nguyễn thị Sài Gòn

_______________


Thân mời Click vào link sau để xem PPS
     658-NNS-Tinh Ca...AI GON-2012.pps

Lời bài hát: Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn



Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn
Tác giả: Việt Dzũng

Mẹ đặt tên em, Nguyễn Thị Sài Gòn
Em sinh ra đời, một ngày cuối tháng Tư
Con thuyền mong manh, vẫy tay từ biệt
Gạt lệ ra đi, xin làm thân lữ thứ

Mẹ đặt tên em, Lý Thị Tỵ Nạn
Cha đang giam cầm, vùng Việt Bắc xót xa
Gió buồn đưa nôi, ru lời nguyện cầu
Con sóng bạc đầu, đưa con vào đời lưu vong

Mẹ đặt tên em, Vũ Thị Nhục Nhằn
Nuôi con nuôi bằng, giọt lệ ôi đắng môi
Thương đời gian nan, thân phận tủi nhục
Hồn lạnh căm căm, mong tìm một lẽ sống

Mẹ đặt tên con, Lê Thị Hy Vọng
Con yêu của mẹ, là niềm tin thiết tha
Cho dù đau thương, cho dù đoạn trường
Sẽ có một ngày, con đưa mẹ về quê hương

Mẹ đặt tên em, Trần Thị Thương Nhớ
Nhớ quá quê xưa, bao nhiêu năm rồi đó
Đêm mẹ ru con, bao giờ khôn lớn
Trở về phố xưa, tìm nấm đất bên đường

Trong lòng quê hương, Mẹ đặt nơi đó
Biết mấy yêu thương, khi cha con còn sống
Con là tương lai, con là gió mới
Hãy nhớ đưa mẹ, về lại nơi cuối trời
__________________


Monday, April 16, 2012

Đặc San Reunion Kiên Giang 2013

__________


Thư Kêu Gọi Đóng Góp Bài Vở Cho Đặc San Hội Ngộ Liên Trường Kiên Giang 2013

Quý Thầy Cô kính mến,

Quý Anh Chị thân mến,

Để ghi dấu và làm quà lưu niệm trao tặng quý Thầy Cô, quý khách tham dự Hội Ngộ Liên Trường Kiên Giang 2013, quý ân nhân , qúy thân hữu cùng các cộng tác viên của Đặc San, Ban Tổ Chức chúng tôi sẽ phát hành Đặc San Hội Ngộ Liên Trường Kiên Giang 2013 với hy vọng sau ngày hội ngộ, chúng ta vẫn tìm lại được những cảm xúc quý báu của một thời thân thương.

Ban Biên Tập hy vọng sẽ nhận được sự hưởng ứng tinh thần cũng như đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh từ quý Thầy Cô, quý anh chị cựu học sinh của Liên Trường Kiên Giang cùng quý thân hữu để chúng ta có thể thực hiện được một Đặc San phong phú và đa dạng từ hình thức đến nội dung.

Ban tổ chức cũng như Ban biên tâp mong đón nhận những bài vở, sáng tác bao gồm nhiều thể loại và hình thức như văn, thơ, tùy bút, tham khảo, phóng sự, tài liệu, ký sự sinh hoạt, phỏng vấn, hình ảnh, âm nhạc…


Ban tổ chức xin quý Thầy Cô và quý anh chị lưu ý những điểm sau đây:

*  Thời gian gởi bài : Từ nay đến ngày 31 tháng 12 năm 2012.

*  Bài viết xin đánh máy có dấu tiếng Việt và dùng fonts Unicode, VPS hay VNI.  Xin đính kèm hình ảnh nếu có.


Ban tổ chức ước mong nhận được sự đóng góp bài vở của quý Thầy Cô và quý anh chị ở địa chỉ điện thư:  ddt@cypress.com.

Nếu quí vị muốn quảng cáo trên Đặc San xin gởi về ddt@cypress.com


Góp phần văn nghệ trong buổi dạ tiệc, yêu cầu quí thầy cô và các bạn  vui lòng liên lạc với trưởng ban văn nghệ để ghi danh:
Email về: hungdo@pacbell.net



Cuối thư, Ban Tổ Chức  xin gởi lời chào thân ái đến Quý Thầy Cô và quý anh chị.  Cầu chúc tất cả cùng gia đình mọi sự an vui.

TM/ BTC
Từ Thị Ngọc Nga

PPS Chiếc áo màu thiên thanh

____________

Góp với Tha Hương một chuyện tình thời chinh chiến
Nguyên Nhung

http://www.mediafire.com/download.php?m3kmo423wn45wpn

Ngắm hình Trường Petrus ký- Trầm Vân

____________

Sunday, April 15, 2012

Cô gái bán sầu riêng - Viễn Châu

___________
 Nhân đọc bài thơ Sầu Riêng của Thầy Chân Diện Mục Tha Hương xin post bài  Vọng Cổ Cô Gái bán sầu riêng thân tặng Qúy Thầy Cô và bạn hữu bốn phương . Xin mời chúng ta cùng nghe ....
HTTL



Cô gái bán sầu riêng
Ai Mua sầu riêng, có ai mua sầu riêng.
Hãy dừng chân ghé quán em
Em đây bán trái sầu riêng
Nhưng em không bán tình duyên.

Dù cho má thắm môi hồng
Sầu riêng chan chứa trong lòng
Thì xin đừng nói tiếng yêu thương
Khách đa tình xin chớ vấn vương

Hỡi cô em bán sầu riêng
Cớ sao không bán tình duyên
Rồi mai đây cánh xuân tàn
Em có còn đi bán sầu riêng

Sầu Riêng - CDM

_____________

Ngày Bỏ Nước Ra Đi…

__________


Chuyển đên từ Lý Thanh Phong 
Thanks
TH


Huy Lực Bùi Tiên Khôi

Những gì đã xảy ra trong tháng tư năm 1975, những ngày tháng hỗn loạn kinh hoàng trời long đất lở, ngày tự do sụp đổ đổi đời tận thế đó phải được mỗi người trong hàng chục triệu người ghi chép để truyền lại hậu thế mai sau. Bởi vì lịch sử của một dân tộc trong một giai đoạn nào đó, đâu có gì sống động trung thực hơn những câu chuyện được kể lại của nhiều người…

Tôi quen biết Alan Carter, trưởng phòng thông tin và thư viện của tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, như một tình cờ văn chương định mệnh. Tại một buổi nói chuyện với đề tài “Những người yêu thơ” tại thư viện Hoa Kỳ ở Sài Gòn, tôi đề cập đến câu chuyện Tổng Thống John F. Kennedy. Ông Kennedy, là một người đẹp trai, một Tổng thống yêu thơ nhất trong các vị Tổng thống, bên cạnh ông thường có những tập thơ để ông đọc giải trí sau những giờ đau đầu nhức óc giải quyết công vụ. Ông rất say mê những tác phẩm văn chương của nhà thơ Robert Frost. Năm 1960, trong ngày lễ nhậm chức Tổng thống, ông mời cho bằng được nhà thơ Robert Frost đến đọc một trong những bài thơ hay của thi sĩ như là một tiết mục trong chương trình lễ đăng quang nầy. Ở Việt nam ta, vua Tự Đức là một thi sĩ, nhưng không biết vua Tự Đức có mời các vị Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương đọc thơ trong ngày lên ngôi, tôi có nhờ học giả Tam Ích lục tìm tài liệu, nhưng câu hỏi chưa được trả lời thì giáo sư Tam Ích đã treo cổ, đạp chồng sách kê cao làm chỗ đứng, vĩnh biệt ra đi…

Đêm chôn dầu vượt biển - Châu Đình An

___________



alt
Nguồn : từ Thời Báo online


Đêm chôn dầu vượt biển


 Tác giả :Châu Đình An


(Chuyến tàu vượt biển Châu Đình An có dấu X đứng giữa tàu. Hình chụp từ Tàu của Tây Đức Melbourn Express chụp trước khi vớt lên giữa biển khơi. Hình được Tây Đức tặng cho các thuyền nhân chuyến tàu mang tên 992.)
Sau khi miền Nam Việt Nam thất thủ 30 tháng Tư 1975, hai miền đất nước dưới sự cai trị theo đường lối quốc hữu hoá các tài sản tư nhân do chế độ cộng sản Việt Nam thực hiện. Ngành dầu khí không còn được phép kinh doanh cá thể, tất cả đều tập trung vào sự quản lý của đảng cầm quyền.
Với một chính sách kinh tế tập trung, sự sản xuất bị ngưng trệ, yếu kém, kèm theo kế hoạch triệt hạ và đánh tư sản, bày ra đổi tiền đang có của miền Nam thành tiền của miền Bắc với số tiền hạn chế, cộng thêm ngăn sông, cấm chợ khắp nơi. Các trại tập trung mệnh danh cải tạo mọc ra nhanh chóng, hằng trăm ngàn quân, cán, chính của miền Nam Việt Nam Cộng Hoà bị bắt đưa vào trại tập trung, đã tạo ra một tình cảnh bi thương, đau khổ với không khí ngột ngạt bao trùm cả nước. Rồi chiến tranh biên giới xảy ra với Tàu năm 1978, thêm cuộc chiến tranh với Campuchia khiến cho Việt Nam trong chế độ mới bị thế giới xa lánh, cô lập. Trước tình cảnh bi đát này, hằng triệu người đã liều chết vượt biển tìm tự do.
Nếu nhìn trên bản đồ thế giới, con đường vượt thoát nhiều nhất ra đi là biển Đông và biển Thái Lan, để hi vọng đến Hồng Kông, đến Phi Luật Tân, đến Mã Lai, ngoài ra rất ít người dùng đường bộ đến Thái Lan qua nước Campuchia.
Do vậy, cuộc hành trình vượt thoát bằng thuyền trên đại dương bao la, đã đánh động lương tri nhân loại. Thống kê cho biết một con số ước đoán có trên 500 ngàn người Việt đã vùi thây dưới lòng biển sâu trên đường tìm kiếm tự do. Do đâu, mà người dân Việt cầm chắc cái chết trong tay, khi đặt sinh mệnh mình trên những chiếc thuyền con nhỏ bé, hầu mong vượt qua biển cả mênh mông trước ba đào sóng dữ.

Chuyện di tản 1975 - Tiểu Tử

_________


Được chuyển từ Thầy VVT . Tha Hương chân thành cám ơn Thầy 

TH







Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết !

Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…





Chuyện 1

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.

Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ gì mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao ? còn cậu thanh niên đã làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?... Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

Nỗi buồn tháng tư

____________

Nhớ về miền cuối Việt

_______________

Saturday, April 14, 2012

Ngụm cà phê Tháng Tư

__________

 Trần Mộng Tú


Ta ngồi một mình
ly cà phê cạn
lòng như tháng tư
đứt ra từng đoạn…
Tháng tư, tôi ngồi trong quán cà phê  Starbucks  trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy. Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao!
 Tháng tư, tháng tư, tháng tư năm đó!Đứt ra từng đoạn: đoạn cha, đoạn mẹ, đoạn vợ, đoạn chồng, đoạn con, đoạn anh, chị, em, đoạn bạn hữu. Mỗi đoạn đứt một chỗ, rơi một nơi, đoạn mất đi ngút ngàn biệt tích, không để lại dấu vết, đoạn còn sót lại ngơ ngẩn, mù lòa.
Tháng tư của ba mươi bẩy năm sau, ngụm nước mắt không bao giờ cạn được.
Tôi ngồi trong quán một mình. Ngó những khuôn mặt lạ, họ không phải bạn bè, nhưng vẫn thấy thân thuộc, vì đó là những khuôn mặt của dân bản xứ tôi gặp thường ngày. Cách ăn mặc và lối cư xử của họ na ná giống nhau. Mình nhìn mấy chục năm, mình quen với cách kéo ghế, cách chụm đầu vào nhau nói khe khẽ, cách nghiêng mình xin lỗi của họ khi phải đi qua mặt ai, nên bỗng trở thành gần gũi.

Tự ngậm ngùi tưởng tượng, nếu bây giờ mình ngồi ở trong một quán cà phê ở Việt Nam, ngắm những người ngồi chung quanh, chắc chắn mình sẽ thấy thất lạc lắm, vì cách ăn mặc và cư xử rất khác mình.Họ cũng sẽ chẳng để mắt nhìn đến mình, một kẻ thường thường trên mọi phương diện. Mình thất lạc ngay chính trên quê mình. 
Ngồi một mình với ly cà phê  Starbucks trong một ngày của tháng tư, quê người; tôi chỉ nhìn ra mình là người lạ với chính mình. Cúi nhìn mấy ngón tay đang cầm ly, những ngón tay gầy đã bắt đầu xanh xao gân lá, biết mình ở đây lâu lắm rồi. Đôi vai bỗng trĩu nặng như có bàn tay ai vô hình ấn xuống ghế. Thôi, đã đến đây rồi, thì ngồi xuống đây, còn đi đâu được nữa. Ngồi đây mà hồn như thác đổ, tiếng nước ầm ầm vọng tới từ một ký ức xa xôi, rồi bỗng òa ra khi chạm vào tảng đá cuối cùng, tảng đá tháng tư.