Sưu Tầm từ Internet
Nghe NN quảng cáo quá là chừng chừng" Nhạc sĩ mù bên Cầu Bến Lức " hay lắm , còn mùi hơn " Tình anh bán chiếu " nữa , nên TL rán tìm bản cải lương nầy về làm quà cho Thầy Cô và các bạn cuối tuần đây ( Em bảo đảm xem hết Thầy V "hết buồn" luôn hay là buồn chết luôn hỏng biết nữa). Cái tựa là " Sầu Vương ý nhạc " NN ơi , hỏng phải là " Nhạc sĩ mù bên Cầu Bến Lức " đâu mà NN biết làm sao TL tìm ra bài nầy hông . Nói nhỏ cho nghe nhe đừng có cười tui à " Vì TL ưa hát vọng cổ lắm đó bạn hiền ui hi hi " . Kính mời quý vị cùng Tha Hương thưởng thức " Sầu Vương ý nhạc " của Viễn Châu
HTTL
SẦU VƯƠNG Ý NHẠC – Viễn Châu -
Lối: Em ở nơi nào em ở đâu,
lời ca tức tưởi giữa cung sầu,
quê nghèo áo nhuộm màu sương gió,
một kiếp phong trần mấy biển dâu.
Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức,
Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta,
Họ không là những nhạc sĩ tài hoa,
Nhưng đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt.
Câu 1: Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, Tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của em bé thơ ngây hát dạo ở ven đường. Nắm chiếc gậy tre em dắt theo một ông lão tật nguyền. Em cất lên tiếng ca buồn rười rượi: Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu. Ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não.
Câu 2: Không ai bảo ai nhưng cả xe đều im lặng và nghe đâu đây như có tiếng thở dài. Gío lạnh từ xa như họa theo tiếng nhạc u hoài. Ông lão sửa dây đàn, em bé cũng trở sang điệu khác: Ai đang đi trên đường đê, ai có nghe vang câu hò đê mê , vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về. Giữa trưa buồn nghe não nuột lòng ai.
Lối: Mưa lành lạnh buồn bay theo ngọn gió,
Gío trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa,
Buồn làm sao những tiếng nhạc lời ca,
Tình nhân loại chan hòa tình đất nước.
Câu 4: Những đường tơ như chùng theo mấy ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy cung đàn. Chiếc đàn long phím tang thương như một kiếp cơ hàn. Đôi hố mắt sâu thăm thẳm như chứa đựng một nỗi niềm dĩ vãng xa xăm, xe đến rồi đi kẻ xuống Hậu Giang người về đô thị, ai không nghe cõi lòng bâng khuâng với lời ca ngây thơ vụng dại vang vang trong tiếng nhạc thâm trầm.
Câu 5: Cầm chiếc lon rỉ sét đưa lên vài bàn tay bỏ vào đấy vài tờ giấy bạc, ông lão run run để lộ nét vui mừng. Em bé cũng hân hoan cất tiếng ca rằng: Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn, vui ca sang rồi đi tiễn binh ngoài ngàn, người đi ngoài vạn lý quan san, người mong chờ trong bóng cô đơn. Ôi buồn làm sao như người đi kẻ ở, buồn làm sao như rạn vỡ tâm hồn.
Câu 6: Bảng trắng đã lên rồi đoàn xe từ từ chuyển bánh, tôi nhìn lần cuối cùng hình ảnh của cha con người ca hát dạo lòng bỗng dâng tràn ngập một niềm thương. Người ly hương ta cũng ly hương, họ nhạc sĩ ta cũng là nhạc sĩ, đời của ai rày đây mai đó thì đời của ta cũng sương gió lâu rồi. Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu.
Lối: Em ở nơi nào em ở đâu,
lời ca tức tưởi giữa cung sầu,
quê nghèo áo nhuộm màu sương gió,
một kiếp phong trần mấy biển dâu.
Xe dừng lại bên kia cầu Bến Lức,
Nhạc ai làm ray rứt cõi lòng ta,
Họ không là những nhạc sĩ tài hoa,
Nhưng đời gian khổ là bài ca đầy nước mắt.
Câu 1: Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, Tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của em bé thơ ngây hát dạo ở ven đường. Nắm chiếc gậy tre em dắt theo một ông lão tật nguyền. Em cất lên tiếng ca buồn rười rượi: Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu. Ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não.
Câu 2: Không ai bảo ai nhưng cả xe đều im lặng và nghe đâu đây như có tiếng thở dài. Gío lạnh từ xa như họa theo tiếng nhạc u hoài. Ông lão sửa dây đàn, em bé cũng trở sang điệu khác: Ai đang đi trên đường đê, ai có nghe vang câu hò đê mê , vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về. Giữa trưa buồn nghe não nuột lòng ai.
Lối: Mưa lành lạnh buồn bay theo ngọn gió,
Gío trở chiều thổi nhẹ hạt mưa sa,
Buồn làm sao những tiếng nhạc lời ca,
Tình nhân loại chan hòa tình đất nước.
Câu 4: Những đường tơ như chùng theo mấy ngón tay gầy guộc đang run run bấm nhẹ mấy cung đàn. Chiếc đàn long phím tang thương như một kiếp cơ hàn. Đôi hố mắt sâu thăm thẳm như chứa đựng một nỗi niềm dĩ vãng xa xăm, xe đến rồi đi kẻ xuống Hậu Giang người về đô thị, ai không nghe cõi lòng bâng khuâng với lời ca ngây thơ vụng dại vang vang trong tiếng nhạc thâm trầm.
Câu 5: Cầm chiếc lon rỉ sét đưa lên vài bàn tay bỏ vào đấy vài tờ giấy bạc, ông lão run run để lộ nét vui mừng. Em bé cũng hân hoan cất tiếng ca rằng: Qua thiên san kìa ai tiễn rượu vừa tàn, vui ca sang rồi đi tiễn binh ngoài ngàn, người đi ngoài vạn lý quan san, người mong chờ trong bóng cô đơn. Ôi buồn làm sao như người đi kẻ ở, buồn làm sao như rạn vỡ tâm hồn.
Câu 6: Bảng trắng đã lên rồi đoàn xe từ từ chuyển bánh, tôi nhìn lần cuối cùng hình ảnh của cha con người ca hát dạo lòng bỗng dâng tràn ngập một niềm thương. Người ly hương ta cũng ly hương, họ nhạc sĩ ta cũng là nhạc sĩ, đời của ai rày đây mai đó thì đời của ta cũng sương gió lâu rồi. Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu.