Friday, May 31, 2019
CON NHỒNG
___________________
ĐÔ DUY NGỌC
Đến tuổi sáu mươi thì anh mới qua Pháp định cư. Hồ sơ hoàn tất từ hồi tuổi năm mươi, không hiểu sao cứ kéo dài mãi. Toà lãnh sự kêu lên năm lần bảy lượt hết hỏi này nói nọ lại bổ túc hồ sơ. Anh thấy nản, chẳng muốn đi nữa, bỏ ngang. Sau khi vợ anh mất, anh lại càng không nghĩ đến chuyện đấy nữa. Nhưng cô em gái bảo lãnh cho anh, thương ông anh ruột côi cút một mình, cứ thúc anh mãi. Anh cứ lần khân vì anh không muốn làm gánh nặng cho cô em.
Tàn... Canh...
_____________
Tùy bút của Hình Toàn
Có một lần tôi nghe ai đó nói: Đêm năm canh ngày sáu khắc ...thật tình là tôi không hiểu, là một canh có mấy tiếng đồng hồ và ban ngày có sáu khắc là sao? Thú thật tôi không hiểu tại sao đêm lại nói là canh, còn ban ngày lại kêu là khắc (tui chỉ biết đứng bóng hay đúng ngọ là 12 giờ trưa, vì có một lần tôi thấy mẹ chồng nhìn bóng cây trước sân nhà mà đoán giờ, nhà chồng tôi ở quê) thời tôi sinh ra đã có đồng hồ rồi nhưng không phải nhà nào cũng có, chuyện đó cũng không sao mình có thể đi ngang nhà họ coi ké vì nhà nào sáng cũng mở toang cửa cái và cửa sổ, còn chiếc đồng hồ thì treo chình ình trên vách giữa nhà hướng mặt ra đường.
Còn mỗi buổi sáng thì đã có đài phát thanh chào cờ 5 giờ sáng, hoặc chuông nhà thờ bên kia sông (nhà thờ tạm) làm thánh lễ đầu tiên trong ngày hoặc tiếng chuông chùa gõ tiếng công phu .....ôi mọi âm thanh đánh thức mọi người .
Có một lần tôi nghe ai đó nói: Đêm năm canh ngày sáu khắc ...thật tình là tôi không hiểu, là một canh có mấy tiếng đồng hồ và ban ngày có sáu khắc là sao? Thú thật tôi không hiểu tại sao đêm lại nói là canh, còn ban ngày lại kêu là khắc (tui chỉ biết đứng bóng hay đúng ngọ là 12 giờ trưa, vì có một lần tôi thấy mẹ chồng nhìn bóng cây trước sân nhà mà đoán giờ, nhà chồng tôi ở quê) thời tôi sinh ra đã có đồng hồ rồi nhưng không phải nhà nào cũng có, chuyện đó cũng không sao mình có thể đi ngang nhà họ coi ké vì nhà nào sáng cũng mở toang cửa cái và cửa sổ, còn chiếc đồng hồ thì treo chình ình trên vách giữa nhà hướng mặt ra đường.
Còn mỗi buổi sáng thì đã có đài phát thanh chào cờ 5 giờ sáng, hoặc chuông nhà thờ bên kia sông (nhà thờ tạm) làm thánh lễ đầu tiên trong ngày hoặc tiếng chuông chùa gõ tiếng công phu .....ôi mọi âm thanh đánh thức mọi người .
Thursday, May 30, 2019
Khi thi sĩ chết
____________
Khi thi sĩ nằm xuống
người ta bỏ vào trong áo quan
người ta bỏ vào trong áo quan
những trang Thơ phủ kín chiều dài của thân thể
đó là những dòng chữ
viết cho suốt chiều dài của một đời người
Kỷ Niệm Mù Sương
Chương
1
Châu
ngừng xe trước tòa nhà sơn màu trắng. Đó là trụ sở cảnh sát của Pearland City.
Hôm qua trong lúc lái xe vòng quanh thành phố anh đã bị người khác hun đít vì vậy
anh phải tới trụ sở cảnh sát lấy cái biên bản đem về trình với hãng bảo hiểm.
Đi
dài dài theo hành lang và theo sự chỉ dẫn của một nhân viên cảnh sát anh vào một
căn phòng có hai nhân viên đang ngồi làm việc. Trình biên lai ra anh hơi thất vọng
khi được cho biết là cái biên bản mà anh cần hai ngày nữa mới có.
«
Thưa cô tôi ở bên Atlanta. Sáng mai tôi phải lên máy bay về lại bên đó. Có cách
gì để tôi được cái biên bản sớm hơn?
Wednesday, May 29, 2019
Hương Đồng Cỏ Nội
HƯƠNG ĐỒNG CỎ NỘI
Áo bà ba
Chân tình và mộc mạc
Chân tình và mộc mạc
Trên ruộng đồng
Thơm ngát hương mạ non
Dáng ai xinh
Lúng liếng nụ cười giòn
Vui chân đất
Cho lòng anh xao xuyến ...
Nhớ cô em
Gửi chút tình quyến luyến
Gửi chút tình quyến luyến
Nhớ quê nghèo
Nhớ cả bóng người thương
Dù xa xôi
Vẫn đượm nét vấn vương
Hoa đồng nội
Vẫn muôn đời tỏa sáng ...
NGỌC HUỆ
MAY 2019
Tuesday, May 28, 2019
Gió mãi thương tay
___________________
- tặng những bàn tay làm đẹp đời này -
Gió Mãi Thương Tay
Nguyễn Ngọc Hoàng
Ngàn năm gió vẫn đưa mây
Lênh đênh con nước vơi đầy nhánh sông
Tóc mai từng sợi tơ lòng
Cũng trăm năm khép một vòng tử sinh
Ngồi đây soi lại cuộc tình
Thấy trong đáy mắt bóng hình tôi ơi !
Như cơn mưa nhỏ ngậm ngùi
Như con chim gọi chiều phơi nắng gầy
Về đâu gió mãi thương tay
Những thiên thu với bóng ngày tháng xa…
Thuyền Về Bến Cũ ! Thoát Ly Hương
Thuyền Về Bến Cũ ! Thoát Ly Hương
*Hoạ bài: Mai thuyền viễn xứ ! Kiếp tha hương của Cố Quận
TRẦN PHIÊU.
Thuyền về bến cũ ! Thoát Ly Hương
Cất bước ra đi luống đoạn trường
Đất Mẹ cận kề bên ngục thất
Quê Người lặn lội lắm thê lương
Trời Nam cá chậu trong kềm kẹp
Viễn Xứ nổi trôi tận cuối đường
Khấn nguyện thanh bình mau trở lại
Thuyền về bến cũ ! Thoát Ly Hương
Monday, May 27, 2019
NGHĨ TỪ MỘT SỰ RA ĐI
NGHĨ
TỪ MỘT SỰ RA ĐI
LÊ NGUYỄN
Ngày
thi sĩ Tô Thùy Yên giã từ cõi tạm, không ai bảo ai hết, những tấm lòng còn biết
yêu thương cùng cất lên tiếng nói của lương tri, vinh danh một nghệ sĩ sống vì
cuộc đời, biết quên đi những ngang trái của riêng mình để thốt lên lời bao dung
và tình nhân ái.
Rồi chợt nhớ đến hai câu thơ đầy ấn tượng của một nhà thơ viết giữa những biển dâu đang ập đến đời mình:
Đời vốn không nương người thất thế,
Thì thôi, ô nhục cũng là danh
(Nguyễn Tất Nhiên)
Rồi chợt nhớ đến hai câu thơ đầy ấn tượng của một nhà thơ viết giữa những biển dâu đang ập đến đời mình:
Đời vốn không nương người thất thế,
Thì thôi, ô nhục cũng là danh
(Nguyễn Tất Nhiên)
Đó là tiếng kêu bi thương của loài chim bằng
gãy cánh trong mùa giông bão, tiếng gầm vang cuối cùng của con mãnh thú giữa rừng
xanh trước khi gục xuống ngàn đời. Khi con người đã chấp nhận “lấy ô nhục làm
danh” thì cũng là lúc họ không còn gì nữa.
Ta mất hết rồi, có thật không?
Hơn ba mươi tuổi đã long đong,
Vàng tan, đá nát, đời vô định,
Tựa chiếc thuyền ai lạc giữa dòng…
(LN – 6.1975)
Ta mất hết rồi, có thật không?
Hơn ba mươi tuổi đã long đong,
Vàng tan, đá nát, đời vô định,
Tựa chiếc thuyền ai lạc giữa dòng…
(LN – 6.1975)
LOẠN LY
_______________
Chân Diện Mục
Ôi! Những thời loạn ly!
Ly đây không ohải là xa lìa cha mẹ anh em, vợ con! Ly đây là bỏ đất chạy xa!
Chữ Quốc là nước của người
Tầu có chữ Vương ở giữa và một khung vuông bên ngoài! Cái khung vuông đó không
phải là cái khung hoang tưởng gồm 9 châu, 12 châu ….. rộng như nước Tầu ngày
nay đâu …Cái khung vuông đó tượng trưng cho nơi ở của Vua! Không có thành cao
hào sâu đâu! Mời quí vị mở sử Đông Hán ra mà coi : Mười dặm là một thành!!!
Những người trong thành gọi
là Quốc Nhân! Những người ngoài thành gọi là Dã Nhân! Người trong thành thì:Tửu
lâm nhục trì (rừng thịt ao rượu) còn Dã nhân thì “ trần truồng đi bứt cỏ để
ăn “!!!
Khi trong thành cha con,
anh em, thân thích đánh nhau lộn bậy thì người thua chạy ra ngoài thành đều được
gọi là tứ di …dã nhân!
Mai về quê Mẹ hết tha hương
Sunday, May 26, 2019
Saturday, May 25, 2019
BƯỚC KHÔNG QUA SỐ PHẬN
_____
ĐỖ DUY NGỌC
Đỗ Duy Ngọc sanh năm 1950 tại Đà Nẵng, hiện đang sống tại Sài Gòn. Ông kể lại cuộc đời mình và người bạn chí thân tên Nhân (Siêu Nhân) mà ông cho là một THIÊN TÀI BỊ ĐOẠ. Cả 2 người đều là Sinh Viên ưu tú du học ở Pháp …Cuộc đời 2 người thăng trầm theo vận mệnh từ năm 1964 đến năm 2011 là một đoạn đường rất dài …Chuyện gì đã xảy ra? Chuyện hồi ký rất hay! Mời các bạn đọc:
1.
Tôi học chung với Nhân từ năm 1964 lớp đệ ngũ. Trước đó, tôi có năm năm học nội trú trường Pellerin, một trường dòng Lasan ở Huế do các Frère giảng dạy. Những năm học ở đó, tôi luôn đứng đầu lớp, là niềm tự hào của các Frère phụ trách và gia đình. Nhưng từ khi về học ở Đà nẵng, tôi chưa bao giờ vượt qua được Nhân. Lúc nhỏ tôi rất xấu tính, hay ganh tị, không muốn ai hơn mình. Do vậy, tôi chẳng ưa gì Nhân.
TẬP THỂ DỤC TRỊ ĐAU LƯNG
Chuyển đến từ anh Vũ Đăng Khiêm
Cám ơn anh
________________
*Theo NTDTV
Bài tập thể dục này có thể nhanh chóng loại bỏ chứng mỏi
lưng, đau cột sống nhờ những động tác đưa hệ xương khớp đi vào trật tự vốn có của
nó.
Bác sĩ xương khớp, chuyên gia y học chỉnh hình Lâm Thừa
Cơ (TQ) cho biết mỗi ngày cơ thể hoạt động và làm việc nhiều khiến hệ xương mệt
mỏi, đặc biệt là cột sống luôn phải làm việc quá tải.
Muốn 24 giờ khỏe mạnh, ít nhất bạn cần phải làm động
tác này mỗi sáng sau khi thức dậy. Đây là động tác dành cho những người muốn
duy trì sức khỏe của cột sống một cách bền bỉ.
Yêu cầu: Phải kiên trì
tập vào các buổi sáng, ngay khi bạn thức dậy và vẫn nằm trên giường.
Friday, May 24, 2019
Ngăn Cách
Sáng tác Y Vân
Tiếng hát Kim Thơ
Tiếng hát Kim Thơ
Dạ Cổ Hoài Lang
HOÀI NAM
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu
“Trong cổ nhạc
Việt Nam, chưa có bài bản nào được như Dạ Cổ Hoài Lang biến thành vọng cổ. Từ
một sáng tác cá nhân đã biến thành sáng tác tập thể, sanh từ đầu thể kỷ, lớn
lên sống mạnh, biến hóa thiên hình vạn trạng và sẽ còn sống mãi trong lòng người
Việt khắp năm châu bốn bể” (Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê).
Quả thật vậy, Dạ Cổ Hoài Lang là tiền đề cho bao đoạn vọng
cổ đã đi vào lòng người trong các tuyệt tác cải lương, tuồng cổ. Hầu hết những cuộc
tham gia biểu diễn nghệ thuật của Việt Nam trên toàn thế giới, Dạ Cổ Hoài Lang
là tác phẩm tiêu biểu luôn có mặt và chiếm trọn tình cảm khán thính giả khắp
nơi. Tác giả của tác phẩm bất hủ " Dạ Cổ
Hoài Lang” đó chính là nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Sai... Lầm
_______________
Tùy bút của Hình Toàn
Trong suốt cuộc đời người ai mà chẳng phạm sai lầm, nhưng có người sai mà biết sửa (thì thật là quí) ....nhưng cũng có những người sai mà không biết mình sai hoặc biết mà không muốn sửa ...nên càng đi tới thì sai lại càng sai, nhẹ thì hại mình, nặng thì hại người, hại cả một thế hệ tương lai.
Ngày xưa khi đọc truyện tầu, truyện Tam Quốc Chí, truyện Nã Phá Luân, truyện Thành Cát Tư Hãn ....v...v... trên chiến trường khi ra trận nếu nguyên soái hay tướng lãnh quyết định sai lầm thì chẳng những mất mạng mình mà còn kéo theo cả mấy vạn quân binh, đó là chưa kể ...là khi quân vương nghe lời gian thần thì thân binh sĩ ngàn cân treo sợi tóc .....
Tôi thấy đời xưa ....hơi vô lý, dưới thời quân chủ ...khi vua quyết định chuyện gì dù sai hay đúng thì thần tử phải tuân theo (thần tử nghĩa là tất cả mọi người dân và các quan lại trong triều) ...Ôi ...cái câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” hay một người làm sai tru di cửu tộc (nhẹ thì tam tộc) vô lý quá ....
Trong suốt cuộc đời người ai mà chẳng phạm sai lầm, nhưng có người sai mà biết sửa (thì thật là quí) ....nhưng cũng có những người sai mà không biết mình sai hoặc biết mà không muốn sửa ...nên càng đi tới thì sai lại càng sai, nhẹ thì hại mình, nặng thì hại người, hại cả một thế hệ tương lai.
Đại chiến Xích Bích |
Tôi thấy đời xưa ....hơi vô lý, dưới thời quân chủ ...khi vua quyết định chuyện gì dù sai hay đúng thì thần tử phải tuân theo (thần tử nghĩa là tất cả mọi người dân và các quan lại trong triều) ...Ôi ...cái câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” hay một người làm sai tru di cửu tộc (nhẹ thì tam tộc) vô lý quá ....
Người di tản buồn
Sáng tác Nam Lộc
Tiềng hát Kim Trúc
Tiềng hát Kim Trúc
Thursday, May 23, 2019
Đoc bài thơ "Chim Kêu Bãi Quạnh" của TÔ THÙY YÊN
___________________
Trích từ FB của Thầy Nguyễn Anh Khiêm - cựu gs Trung Học NTT)
Bà con ở Hội An báo tin đang dời phần mộ ông
bà ngoại tôi từ nghĩa địa Tin Lành về làng Non Tiên vì chính quyền ra lệnh “giải
tỏa” để phân lô bán đất, kiểu “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý” thường thấy
như cơm bữa trên đất nước dân chủ tự do mấy chục năm nạy.
Tôi được biết mộ sẽ được cải táng ở Hóc Làm, địa danh nghe từ nhỏ, mọi người nói Hóc Lòm nhưng tôi ngờ từ này vô nghĩa do phát âm sai, chắc phải là Hóc Làm, nghe đỡ hơn, mặc dù vẫn kỳ kỳ. Làng tôi là một cô thôn ven rừng, giữa làng và chân núi uốn khúc một cánh đồng, chỗ hẹp chỗ rộng; men theo chân núi, chạy bao bọc một dải đất hoang mọc đầy sim, dủ dẻ, rau sưng và đủ thứ cây dại phần lớn có tên gọi, kể ra thì dài dòng. Những cánh rừng thấp đó cứ nhô ra thụt vào tạo thành năm bảy cái hóc, có tên gọi hẳn hoi: Hóc Làm, Hóc Cát, Hóc Ngay, Hóc Xiểm, Hóc Chiêu…Chẳng ai giải thích nổi vì sao chúng có tên như vậy. Suốt tuổi thơ, tôi theo ông đi săn bắn thú hoang, công, gà rừng…trên mấy cánh rừng thưa lúp xúp đó, không có ông thì đi thơ thẩn một mình hoặc với bọn trẻ nít trong làng, gài bẫy chụp, bắn dàn thun, hái sim, tắm khe…đủ trò hào hứng những ngày hoang dại. Ông tôi vẫn kể trước năm 45 không lâu, buổi chiều còn nắng trên núi, bầy cọp năm bảy con kéo nhau ra đùa nghịch, chờ tối khuya lén ra làng bắt heo bò.
Tất cả chuyện này đã lờ mờ lùi xa, sâu đậm nhất còn lại trong tôi là những tiếng chim kêu trong buổi chiều buồn bã trên những khoảnh rừng hoang nọ. Tôi đã đọc đâu đó, mấy nhà văn, thơ hậu hiện đại dè bĩu thứ văn chương nhà quê chỉ nặng chất ruộng đồng. Tôi không đủ trình độ thưởng thức văn chương, thi ca… hậu hiện đại văn minh chỗ đô hội, chỉ nhớ năm xưa vài câu thơ thành phố, đã quên tên tác giả:
Tôi được biết mộ sẽ được cải táng ở Hóc Làm, địa danh nghe từ nhỏ, mọi người nói Hóc Lòm nhưng tôi ngờ từ này vô nghĩa do phát âm sai, chắc phải là Hóc Làm, nghe đỡ hơn, mặc dù vẫn kỳ kỳ. Làng tôi là một cô thôn ven rừng, giữa làng và chân núi uốn khúc một cánh đồng, chỗ hẹp chỗ rộng; men theo chân núi, chạy bao bọc một dải đất hoang mọc đầy sim, dủ dẻ, rau sưng và đủ thứ cây dại phần lớn có tên gọi, kể ra thì dài dòng. Những cánh rừng thấp đó cứ nhô ra thụt vào tạo thành năm bảy cái hóc, có tên gọi hẳn hoi: Hóc Làm, Hóc Cát, Hóc Ngay, Hóc Xiểm, Hóc Chiêu…Chẳng ai giải thích nổi vì sao chúng có tên như vậy. Suốt tuổi thơ, tôi theo ông đi săn bắn thú hoang, công, gà rừng…trên mấy cánh rừng thưa lúp xúp đó, không có ông thì đi thơ thẩn một mình hoặc với bọn trẻ nít trong làng, gài bẫy chụp, bắn dàn thun, hái sim, tắm khe…đủ trò hào hứng những ngày hoang dại. Ông tôi vẫn kể trước năm 45 không lâu, buổi chiều còn nắng trên núi, bầy cọp năm bảy con kéo nhau ra đùa nghịch, chờ tối khuya lén ra làng bắt heo bò.
Tất cả chuyện này đã lờ mờ lùi xa, sâu đậm nhất còn lại trong tôi là những tiếng chim kêu trong buổi chiều buồn bã trên những khoảnh rừng hoang nọ. Tôi đã đọc đâu đó, mấy nhà văn, thơ hậu hiện đại dè bĩu thứ văn chương nhà quê chỉ nặng chất ruộng đồng. Tôi không đủ trình độ thưởng thức văn chương, thi ca… hậu hiện đại văn minh chỗ đô hội, chỉ nhớ năm xưa vài câu thơ thành phố, đã quên tên tác giả:
“…Thùng rác, cột đèn, chó đói và anh
Người bơ vơ làm một chuyến viễn hành
Trong cuộc sống toàn chuyện buồn ga nhỏ
Ông này còn thói gieo vần, tả thành phố (hơi thảm), có khi là nhà thơ tiền hậu hiện đại chăng? Tôi thì muôn đời nhận mình chỉ là người chốn quê, một tên quê mùa chính gốc và đọc thơ một phần cũng chỉ để nhớ tưởng quê xứ, thực tế chỉ còn trong chiêm bao.
Người bơ vơ làm một chuyến viễn hành
Trong cuộc sống toàn chuyện buồn ga nhỏ
Ông này còn thói gieo vần, tả thành phố (hơi thảm), có khi là nhà thơ tiền hậu hiện đại chăng? Tôi thì muôn đời nhận mình chỉ là người chốn quê, một tên quê mùa chính gốc và đọc thơ một phần cũng chỉ để nhớ tưởng quê xứ, thực tế chỉ còn trong chiêm bao.
Dưới lũng, trên triền nắng xếp nhỏ.
Nước ròng sâu, sông lảng lảng xa.
Đây là hai câu làm đoạn mở đầu bài thơ “Chim
Kêu Bãi Quạnh” của Tô Thùy Yên.
Subscribe to:
Posts (Atom)