Ký ức Sơ sài là bài viết của tác giả
Nguyễn Khiêm mà trong một tình cờ tôi đọc trong Face book của một cựu giáo sư
NTT -Nguyễn Anh Khiêm-
HTTL không nhớ Thầy Nguyễn Anh Khiêm về
NTT năm nào song xin phép Thầy được mang bài viết về trang
nhà Tha Hương để người Rạch giá có dịp đọc một bài viết từ một vị Thầy của
trường NTT thân yêu của chúng ta...
Thầy Phạm Huy Viên thì chắc rõ Thầy
Khiêm về NTT khi nào vì email Thầy gởi ra thường thường có tên Thầy Nguyễn
Anh Khiêm, có lẽ các Thầy có liên lạc cùng nhau
Kính thăm hỏi sức khỏe các Thầy cùng gia
đình mọi an vui..
Trân trọng
HTTL
____________
NGUYỄN KHIÊM
Tôi quen ông bạn Huỳnh Phương Đông, người Kiên Giang, nhà ở sâu vùng quê gần như mất an ninh, cách thị trấn Rạch Sỏi khoảng mười mấy cây số.
Năm đó tôi cùng đám giáo sư trung học Nguyễn Trung Trực Rạch Giá nhận sự vụ lệnh giám thị kỳ thi tú tài tại trường Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Xin mở ngoặc, Giáo sư là từ gốc Hán vô tội bị dằn vặt sau 75. Chế độ miền nam cũ theo kiểu người Pháp gọi bọn người dạy các lớp phổ thông cấp 3, ngay khi ra trường, là giáo sư trung học, phân biệt với người dạy đại học là giáo sư đại học. Chế độ mới hạ giáo sư xuống thành giáo viên. Thì cũng chỉ cách gọi, không gì phải phàn nàn, nhớ khi nghe tôi học sư phạm, ông tôi cười ‘đánh giá’ rằng ‘sĩ đáo cùng thời sĩ giáo nhi’, ý coi thường nghề giáo thấy rõ. Chỉ thắc mắc chút đỉnh, ngườì kèm trẻ tư gia (précepteur) thì vẫn gọi gia sư, thầy cúng là pháp sư, thầy tu gọi thiền sư, dạy múa là vũ sư, dạy đánh nhau gọi võ sư… nhưng người dạy chữ nghĩa cho thanh niên thì chỉ là giáo viên. Phải chăng sư hay viên là những từ đã bị chính trị hóa? Chế độ toàn trị nên cái gì cũng chính trị. Đá banh với ngoại quốc mà cứ dương lên thụt xuống hình lãnh tụ ‘kính yêu’, thấy bắt ớn; chưa đủ đô, gỡ huề một trái liền lôi cờ ‘tổ quốc’ từ trong vớ ra trưng lên rồi chạy loanh quanh như phát cuồng, thiệt có một không hai trên cõi người.