____________
PHAN LẠC PHÚC - Bút ký
Nguyễn Phụng sưu tầm và chuyển
Biệt kích Dù
Tôi
đã nhiều lần định viết về những người tù kiệt xuất của Quân Lực VNCH: những anh
em Biệt kích dù, những người "từ trên trời rơi xuống", nhưng tôi cứ lần
lữa mãi. Lười biếng thì chỉ có một phần.
Lý
do chính yếu là những người bạn tù mà tôi bội phần cảm phục ấy đang ở trong một
tình trạng hết sức khó khăn. Chúng tôi đi cải tạo sau tháng 4 đen 1975, dù đớn
đau, khổ nhục đến đâu, vẫn có tên, có tuổi, hàng tháng, hằng quý vẫn còn liên lạc
được với gia đình. Anh em, bè bạn ở nước ngoài vẫn còn có chút âm hao để mà
theo dõi. Những anh em Biệt kích dù thì đúng là "thượng diệt, hạ tuyệt"
-không có quân bạ, quân số, không có tên có tuổi nào được dăng ký, không có
chính phủ nào, quân đội nào công nhận có những người lính ấy ở dưới tay. Không
được liên lạc với ai, coi như không còn hiện diện ở trên trái đất. Ở trên trời
rơi xuống Bắc Việt vào đầu thập niên 60 thời Đệ Nhất Cộng Hòa, những anh em Biệt
kích dù đã tham dự một cuộc chiến tranh tối mật (secret war). Những người tình
nguyện tham gia cuộc chiến này đã tự coi mình đã chết; Nhảy xuống, tìm được địa
bàn hoạt động, trà trộn được, Nn giấu được là sống là thi hành xong nhiệm vụ, nếu
bị lộ, bị bắt, bị giết thì "Anh tự lo liệu cho cái thân anh, không có cơ
quan nào, tổ chức nào đứng ra can thiệp hay bảo trợ cho anh được". Những
người tù "đứt dây rơi xuống" này không được hưởng chút quyền lợi nào
từ quy chế tù binh (Genève); các cơ quan nhân đạo quốc tế như Hội Hồng Thập Tự,
Hội Ân Xá Quốc Tế cũng không biết làm sao can thiệp vì các anh đâu có quân bạ,
quân số, đâu có tên tuổi được đăng ký hợp pháp ở một chính phủ nào.
Dưới
thời Đệ Nhất Cộng Hòa (thời tổng thống Ngô Đình Diệm), nghe nói đại tá Lê Quang
Tung, em là thiếu tá Lê Quang Triệu phụ trách công tác này. Ở đằng sau có cơ
quan tình báo hay phản gián nào của Mỹ yểm trợ hay không, điều này ai cũng hiểu
là phải có, nhưng cơ quan nào: CIA hay thuộc cơ quan tình báo Ngũ Giác Đài,
không ai dám đoan chắc, mà cũng không ai dám biết.
Nghe
nói những người được tuyển chọn vào Biệt Kích dù tham gia vào cuộc chiến tranh
tối mật, ngoài những khả năng đặc biệt về nghiệp vụ như tình báo, truyền tin,
phá hoại, trà trộn dưới đồng bằng, Nn giấu trong rừng sâu, chiến đấu với đối
phương, với bịnh tật với thiên nhiên, được trang bị thật kỹ từ A đến Z về mưu
sinh thoát hiểm, họ còn phải là những người tuyệt đối tin tưởng vào quốc gia,
lãnh tụ. "Sống không rời nhiệm vụ, chết không bỏ lập trường" đó là vũ
khí chung của anh em Biệt kích...
Như
mọi người đã biết, cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963 đã làm sụp đổ nền Đệ Nhất
Cộng Hòa, anh emtổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát; người rất thân tín, người ủng
hộ đến cùng anh em tổng thống Diệm là anh em đại tá Lê Quang Tung, thiếu tá Lê
Quang Triệu tất nhiên cũng bị triệt hạ theo. Các anh em Biệt kích dù sau tháng
11 năm 1963, khi anh em tổng thống Diệm chết đi, khi anh em người chỉ huy chiến
dịch Lê Quang Tung - Lê Quang Triệu bị hạ sát, đã rơi vào tình trạng rắn mất đầu.
Sự tan vỡ như thế là không tránh khỏi. Không biết có một sự kiện "vỡ kế hoạch"
vô tình hay cố ý nào không, nhưng các anh em Biệt kích dù ra Bắc lần lượt bị
phát giác bị truy bức, bị giết và bị bắt. Không ai biết rõ hay là biết mà không
dám nói ra, đã có bao nhiêu Biệt kích dù ra Bắc, công trạng họ lập nên được những
gì" Bao nhiêu người sống, bao nhiêu người chết" Chiến tranh tối mật
nên những người thực hiện sống hay chết đều nằm trong bóng tối. Đó là quy luật
của cuộc chơi. Một cuộc chơi quyết liệt và tàn nhẫn. Có nhiều người cho rằng
trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, người có công nhất chưa chắc đã là viên thống
soái chỉ huy ba quân tướng sĩ, mà người có công nhất có thể là người chiến sĩ
vô danh chết chồng đống trong chiến hào, chết âm thầm trong rừng sâu, chết lạnh
lùng dưới biển. "Gươm anh linh, biết bao lần vấy máu, còn xác xây thành,
thời gian luống vô tình" (Chiến sĩ vô danh - Phạm Duy). Thời gian cũng như
lòng người, đều vô tình như nhau. Nào ai còn nhớ trong biết bao nhiêu người chiến
sĩ Biệt kích dù ra Bắc đầu thập niên 60 năm ấy, ai còn, ai mất".
Năm
1980 khi lũ tù cải tạo chúng tôi đến huyện Như Xuân chốn rừng sâu Thanh Hóa, gần
biên giới Lào, chúng tôi thấy đây là một trại tù mới dựng giữa rừng sâu. Trước
đó, chắc trại Thanh Phong này chưa có tên trên bản đồ các trại tù miền Bắc. Đây
là trại tù Nn giấu, nơi giam giữ những tù nhân "Ẩn giấu". Lũ tù cải tạo chúng tôi đến
đây, thuộc loại được đánh giá là "ác ôn nợ máu" gồm thành phần An
ninh, Phòng Nhì, Trung ương tình báo, Chiến tranh chính trị, Bình định nông
thôn... thành phần mà "Cách mạng" cho rằng có liên hệ với CIA. Nhưng
so với anh em tù nhân lưu cựu ở đây thì anh em chúng tôi chưa có ký lô nào hết.
Chúng tôi ở phân trại mới K2, phân trại chính và có mặt ở đây trước là K1, nơi
giam giữ tù nhân kêu bằng CIA, nhưng thực ra chính là anh em Biệt kích dù từ đầu
thập niên 60 đã nhảy dù ra Bắc.
Lũ
chúng tôi mới tới được đưa ra tắm suối. Chợt gặp 2 người, lưng mang dao quắm,
khiêng mỗi người một bó nứa khá to. Hai người đặt bó nứa xuống và hỏi:
"Các bác mới ở Tân Lập, Vĩnh Phú xuống"" Chúng tôi gật đầu đồng
ý. Hai người liền lật đật đứng nghiêm, giơ tay chào theo đúng lễ nghi quân cách
mà đồng thanh nói: "Chúng em là Biệt kích dù đây".
Chúng
tôi vừa xúc động, vừa hoang mang chưa biết nói năng gì thì một người vừa giơ ống
tay áo lên lau mắt vừa nghẹn ngào: "Gần hai mươi năm nay chờ đợi các anh.
Không ngờ lại gặp các anh trong tình cảnh này, đau đớn quá".
Anh
em Biệt kích dù về miền thượng du Thanh Hóa, gần biên giới Hạ Lào này trước
chúng tôi chừng vài năm, sau khi đã trải qua những năm tháng tù đầy khốn khổ ở
những trại tù rùng rợn vùng biên giới phía Bắc: Trại Cổng Trời Hà Giang, trại
"Mục Xương" Cao Bằng hay trại Sơn La "âm u núi khuất trong sương
mù". Nếu quân "bành trướng Trung Hoa" không tấn công 6 tỉnh miền
Bắc sát biên giới hồi đầu 1979 thì có lẽ anh em Biệt Kích Dù vẫn còn quNn quanh
nơi núi rừng phía Bắc. Ở đâu anh em cũng bị "cất giấu" chốn rừng sâu,
cách biệt hẳn với loài người. Một anh Biệt Kích Dù nói với tôi: "Coi như ở
đây, trại Thanh Phong này là tụi em được gần gũi với "nhân dân" nhiều
nhất. Cũng vì thế nên mới được gặp các anh ngày hôm nay" Trong số các anh
em Biệt Kích Dù ở trại Thanh Phong năm ấy (1980) người tù lâu nhất là 20 năm,
người ít nhất là 17 năm. "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại",
chúng tôi đi cải tạo đã được 5 năm, đã thấy cuộc đời tù dài dằng dặc, nhưng so
với anh em Biệt Kích Dù này thì thật là chưa thấm vào đâu. Anh em cải tạo tụi
tôi vẫn còn liên lạc được với gia đình, vẫn nhận thư, nhận quà, có anh còn được
người nhà từ trong Nam ra thăm nuôi nữa. Mới đây một số anh em trẻ, cấp bậc nhỏ
đã lác đác được về. Như vậy là ở cuối đường hầm chúng tôi đã có leo lét một vài
tia sáng. Anh em Biệt Kích Dù thì từ 20 năm nay hoàn toàn nằm trong bóng đêm, sống
cách biệt hẳn với loài người, coi như những người "bị bỏ quên" trên
hành tinh trái đất. Người tù truyền thuyết trong cổ tích Trung Hoa là ông Tô Vũ
cũng chỉ chăn dê ở Hung Nô đâu có 17 năm. Xem ra thâm niên đi tù của ông Tô Vũ
cũng còn thua xa anh em Biệt Kích Dù. Từ 20 năm nay, tù Biệt Kích Dù chưa hề có
ai được tha về. Không, cũng có một số anh em được về - nhưng... đó là "về
với đất".
Khấu Lệnh Biệt Kích Dù
Phân
trại K2 của chúng tôi nằm cách K1 nơi giam giữ các anh em Biệt Kích Dù chừng 4
cây số đường rừng. Ở cách K2 chừng 1 giờ đi bộ còn có K3 - nơi giam tù hình sự
loại hung dữ nhất: cướp của, giết người. Từ huyện lỵ Như Xuân, vào đến K1 khoảng
15 cây số. Ngày xưa hồi kháng chiến chống Pháp cuối thập niên 40, đi vào khu 4,
nghe nói đến địa danh Hồi Xuân - La Hán so với đường vào trại Thanh Phong thì
chưa đi đến đâu... Một người bạn có vợ thăm nuôi vào được đến Thanh Phong, gặp
chồng rồi là cứ ôm chồng mà khóc. Người vợ ấy không dám nói cho người chồng xấu
số biết chị vừa trải qua những khốn khổ nào. Chỉ biết chị đi từ huyện Như Xuân
vào đây chưa đầy 20 cây mà hai ngày mới đến, phải ngủ giữa rừng. Cái gì đã xảy
ra cho người đàn bà miền Nam một nách trên 30 ký quà cáp, không có xe phải đi bộ
trên những con đường băng rừng lội suối. Nếu đang đi mà trời đổ mưa xuống thì
là tai họa. Suối đang nông lội qua được, mưa xuống chẳng bao lâu là nó thành
sông. Miền Trung đất hẹp, rừng không giữ được nước nên nước trên trời đổ xuống
là nó theo sông theo suối cuốn trôi ngay ra biển. Suối liền trở thành sông. Người
ở đâu ở đó, làm gì có phương tiện sang sông lúc nước đang lên cuồn cuộn. Nước
lên rất mau và xuống cũng rất mau. Người đàn bà thăm nuôi chồng phải nghỉ qua
đêm ở một cái chòi vắng ven rừng. Đêm đến, những "con người thú" đã
khai thác đến tận cùng thân xác và của cải người đàn bà thân cô thế yếu giữa rừng
sâu. Sáng ra chị đã muốn cắn lưỡi tự tử, nhưng vì không muốn bỏ rơi mấy đứa con
còn nhỏ lại ở Sàigòn, nên chị mới lê tấm thân nhơ nhớp đến gặp chồng đang cải tạo. Quà cáp cũng bị
cướp đi luôn. Hai vợ chồng cứ ôm nhau mà khóc.
Câu
chuyện đau khổ ấy, dù người chồng câm nín không tiện nói ra nhưng dần dần anh
em ai cũng biết. Nó trở thành một nỗi lo âu trong đám tù cải tạo. Ai mà không
mong một ngày nào đó được thăm nuôi, được gặp vợ, gặp con. Nhưng nếu vợ con
mình, thân nhân mình phải hứng chịu những tai vạ đau thương nhường ấy để được
thăm nuôi mình thì khốn nạn cho vợ con mình quá. Nhưng lo thì lo vậy, biết tính
làm sao. Thân mình còn chưa chắc là của mình thì còn lo cho ai được nữa. Trước
sự kiện mất an ninh, cướp bóc, hiếp đáp giữa đường như vậy, trại cũng ra thông
cáo là sẽ điều tra, sẽ trừng trị nhưng chưa thấy biện pháp nào cụ thể. Anh em
Biệt Kích Dù thì ngược lại phản ứng tức thời. Đa số anh em Biệt Kích Dù ở đây
là "diện rộng" tỏa ra đi lao động trên rừng. Trại Thanh Phong ngán ngại
anh em Biệt Kích Dù, nhưng trong thực tế, trại "nể" anh em. Trại nể
anh em Biệt Kích Dù vì tác phong của họ, vì sự trên dưới một lòng của họ, nhưng
lý do chính yếu nhất là vì Biệt Kích Dù chính là cái "túi tiền" của
ban Giám thị trại. Trại tù ở trên rừng, đâu còn chấm mút được gì. Nhưng vì ở chốn
rừng sâu, không ai léo hánh đến đây nên trại dễ làm mưa làm gió. Tục ngữ có câu
"Nhất phá sơn lâm, nhì đâm Hà bá". Chỉ cần có nhân công biết nghề rừng,
có kỹ thuật và có sức. Điều này thì không ai sánh được với Biệt Kích Dù. Rừng ở
đây thuộc loại rừng đại ngàn nên gỗ quý thiếu gì, lại còn có quế nữa. Quế Thanh
Hóa xưa nay vẫn có tiếng trong nền y dược Đông Phương.
Bây
giờ không còn bao nhiêu nhưng một tổ anh em Biệt Kích Dù vẫn được lên rừng tìm
quế cho trại trưởng Thùy "mồi", bên ngoài gọi là đi lấy nứa. Anh em
diện rộng Biệt Kích Dù có 3 đội đi rừng lấy gỗ. Lấy về trại xây dựng thì ít mà
lấy gỗ súc đem ra Thanh Hóa bán chui thì nhiều. Tôi được biết trại trưởng Thùy
"mồi", phân trại trưởng K2 Vũ B., ai cũng được anh em Biệt Kích Dù lo
sẵn mỗi người một số danh mộc (như lim sến, cán bộ vừa vừa thì có gỗ thao lao,
bằng lăng) đủ làm một căn nhà bề thế ở quê nhà.
Anh
em Biệt Kích Dù như vậy là một thứ tù "thượng thừa" của trại. Tiếng
nói của anh em rất được lắng nghe. Phần lớn anh em Biệt Kích Dù là hạ sĩ quan,
có một số là dân sự nữa. Chỉ có một sĩ quan chỉ huy, đại úy Nguyễn Hữu L. Chưa
được gặp anh, nhưng tất cả anh em Biệt Kích Dù nói đến người chỉ huy của họ với
tất cả tấm lòng kính mến. Rất ít người được gặp vị sĩ quan Biệt Kích Dù này, vì
anh không lao động, không đi ra ngoài. Tuy vậy một mệnh lệnh của vị chỉ huy Biệt
Kích Dù đưa ra, dù là ở trong cảnh tù đày, nhưng anh em Biệt Kích Dù vẫn tuân
hành răm rắp.
Phản
ứng trước sự mất an ninh con đường từ huyện Như Xuân đến trại, anh em Biệt Kích
Dù đề nghị mở một "dịch vụ chuyên chở" từ huyện lỵ đến trại Thanh
Phong. Lúc ấy đang có phong trào "hạch toán kinh tế". Anh em Biệt
Kích Dù có kế hoạch đóng hai xe trâu, do trâu của trại kéo cùng với 2 anh em Biệt
Kích Dù phụ trách. Hai xe, 1 ra, 1 vào giúp cho thân nhân của anh em cải tạo
viên có phương tiện đi lại, khỏi phải gồng gánh đi chân như trước, trại cũng có
một nguồn thu ổn định. Hoặc có thể dùng xe trâu để chuyên chở nông lâm sản hay
hàng tiêu dùng cho trại và dân chúng. Đề nghị này được chấp thuận và sau đó gia
đình cải tạo viên tới thăm nuôi có xe trâu chở hàng, chở người, tuy chậm nhưng
mà chắc, không bị dân vùng đó hà hiếp, bắt chẹt giá cả gồng gánh - quà cáp và
thân nhân tù cải tạo cũng được bảo vệ an toàn.
Cùng
một lúc với việc đóng xe trâu chở hàng, chở người, anh em Biệt Kích Dù "diện
rộng" đi "rỉ tai" khắp các vùng thôn bản xa gần trong huyện Như
Xuân "khNu lệnh" của Biệt Kích Dù. KhNu lệnh như sau: "Thân nhân
cải tạo viên ở trại Thanh Phong này là bà con ruột thịt của Biệt Kích Dù. Anh
em Biệt Kích Dù xưa nay không động đến ai, nhưng thằng nào con nào động đến
thân nhân của anh em cải tạo, dù là về của cải, dù là về nhân thân, là Biệt
Kích Dù nhất định không để yên. Luật của Biệt Kích Dù là "mất một đền mười".
Động đến thân nhân cải tạo viên, nhẹ là chặt chân tay, nặng là giết mà giết cả
nhà. Biệt Kích Dù không có gì để mất, đã nói là làm". Từ đó về sau, thân
nhân cải tạo viên trại Thanh Phong đi thăm nuôi an toàn tuyệt đối...
Gặp
người chỉ huy Biệt Kích Dù
Hai
cái xe trâu, mộ ra, một vào từ trại Thanh Phong tới huyện Như Xuân do anh em Biệt
Kích Dù phụ trách không những giúp cho thân nhân cải tạo viên thăm nuôi đi lại
an toàn thuận tiện, mà còn là một đường giây giúp chúng tôi liên lạc với
"thế giới bên ngoài". Muốn "bắn" một cái thư khNn cấp về
Sàigòn, muốn mua thuốc lào, thuốc lá, hay thuốc tây, báo chí... cứ nhờ anh Biệt
Kích Dù đánh xe trâu. Chiều nào khoảng 3, 4 giờ là xe trâu của anh Biệt Kích Dù
cũng lịch kịch đi qua mấy cái lán của đội mộc, đội rau, đội mía, đội nông nghiệp
tụi tôi ven đường. Biệt Kích Dù gần như quen biết hết cán bộ coi tù. Anh em có
"mánh" để giao thiệp với họ. Bao giờ anh em cũng làm đầy đủ thủ tục đầu
tiên: đồng quà, tấm bánh, ít ra cũng là điếu thuốc có cán, hay là tờ báo. Cán bộ
nào tới đây cũng nhờ vả anh em Biệt Kích Dù không ít thì nhiều. Vài bó nứa sửa
lại căn nhà, cây tre làm cột, ít vòng mây buộc lại cái cổng, cái giàn hoa. Cán
bộ có chức có quyền thì như đã nói, anh em Biệt Kích Dù "đấm mõm" hết:
không một bộ khung nhà bằng danh mộc thì cũng gỗ súc hay đóng bàn đóng ghế.
Trên 250 anh em Biệt Kích Dù ở K1 làm đủ mọi nghề, cung cấp nhân lực và kỹ thuật
cho hoạt động của toàn phân trại K1. Diện rộng đi rừng lấy gỗ, lấy nứa, lấy mây
- ở nhà thì có các đội mộc, đội rèn, đội xây dựng, đội chăn nuôi... anh em Biệt
Kích Dù bao thầu hết. Tù thâm niên 20 năm có khác. Biết rõ hết đường đi nước bước
của cán bộ coi tù.
Trên nguyên tắc trại Thanh Phong K1 đặt dưới quyền chỉ
huy của trại trưởng, trung tá công an Thùy "mồi", nhưng trên thực tế
anh em Biệt Kích Dù suốt 20 năm tù đầy gian khổ, vẫn tuân hành tuyệt đối mệnh lệnh
của vị chỉ huy của họ, đại úy Nguyễn Hữu Luyện. Đây là một con người huyền thoại.
Chúng tôi nghe đến tên anh từ lâu nhưng chưa bao giờ được gặp, vì anh không đi
lao động ở ngoài. Anh em Biệt Kích Dù đều tỏ ra rất nghiêm trang, rất kính cNn
mỗi khi nhắc đến "ông thầy" của họ. Truyện về đại úy Biệt Kích Dù này
khá nhiều, đầy vẻ hoang đường, truyền thuyết. Đây là người tù sau 20 năm bị bắt
vẫn còn tuyên bố: "Tôi Nguyễn Hữu Luyện, đại úy QLVNCH... tôi chưa thua
các anh. Tôi mới thua một trận, chưa thua cuộc chiến này". Bắt Nguyễn Hữu
Luyện đi lao động, anh nói: "Các anh có thể giam tôi, bắn tôi, nhưng danh
dự của một sĩ quan QLVNCH không cho phép tôi làm những công việc mất nhân cách.
Quy chế sĩ quan không cho phép tôi làm như vậy". Anh đã bị kiên giam nhiều
năm tại rất nhiều trại rùng rợn, dã man nổi tiếng nhưng Nguyễn Hữu Luyện trước
sau vẫn là Nguyễn Hữu Luyện, không thay đổi, không khiếp sợ, không khuất phục.
Việc Nguyễn Hữu Luyện, không đi lao động như mọi tù nhân khác từ gần 20 năm nay
đã trở thành một nề nếp đặc biệt, các trại tù ngoài Bắc dù muốn dù không đều phải
chấp nhận. Người ta chưa lường được hết quyền năng của Nguyễn Hữu Luyện đối với
anh em Biệt Kích Dù như thế nào. Khi cần Nguyễn Hữu Luyện ra lệnh là tất cả anh
em Biệt Kích Dù nghỉ hết. Như bữa ở trại Thanh Phong có một anh em Biệt Kích Dù
ho "tổn" nhiều năm không có thuốc nên anh "về nước Chúa".
Phần lớn các anh em Biệt Kích Dù đều là người Thiên Chúa Giáo nhiệt thành, kể cả
Nguyễn Hữu Luyện. Nói chuyện với anh em Biệt Kích Dù họ đều nói "anh em
lãnh tụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu chúng tôi chưa có chết. Còn ẩn lánh đâu đó... Lãnh tụ chúng tôi ngày nào đó sẽ trở về...".
Nghe anh Biệt Kích Dù ho tổn nằm xuống, các đội Biệt Kích Dù khi có lệnh xuất
trại đều ngồi yên không đi làm. Họ nói "được lệnh của đại úy Nguyễn Hữu
Luyện anh em Biệt Kích Dù ở nhà để lo hậu sự cho người anh em vừa mới mất".
Cán bộ trực trại đến hỏi Nguyễn Hữu Luyện tại sao ngăn trở việc điều hành của
trại. Nguyễn Hữu Luyện trả lời: "Các anh tôn trọng đồng chí của các anh
thì chúng tôi cũng yêu thương đồng đội của chúng tôi. Nghĩa tử là nghĩa tận,
anh em chúng tôi phải ở nhà để một lần cuối cùng vĩnh biệt người nằm xuống".
Sau điều đình mãi, chỉ có đội Biệt Kích Dù lo về cơm nước cho phân trại và bộ
phận chạy máy điện là đi làm, kỳ dư anh em Biệt Kích Dù khác đều nghỉ hết.
Gặp
gỡ anh em Biệt Kích Dù, nghe chuyện kể về đại úy Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện,
tôi vừa tự hào vừa buồn bã. Tự hào vì đồng đội đã có những người kiệt xuất như
vậy, buồn bã vì nhìn lại bản thân, nhìn anh em xung quanh mình thấy khá nhiều
người bất xứng. Những năm tháng trong trại tù giữa rừng núi Thanh Phong, anh em
Biệt Kích Dù đối với chúng tôi, vừa là một đường giây yểm trợ vật chất, mà cao
trọng hơn, còn là một nơi nương tựa tinh thần.
Tết
năm 1982. Một số lớn anh em trong trại K2 đã chuyển về Nam. Đội văn nghệ nghiệp
dư của tụi tôi thiếu rất nhiều "nhân tài" nhưng vẫn phải trình diễn
cho anh em vui Tết. Thiếu người, thiếu tiết mục, chúng tôi nhập luôn đội múa
lân vào đội văn nghệ cho xôm tụ. Không ngờ đội văn nghệ "què" như vậy
tết lại phải đi "lưu diễn" trên K1 và K3. Mùng 2 chúng tôi lên K1 -
đường dài 4 cây số chúng tôi đi gần 2 tiếng đồng hồ khoảng gần 9 giờ mới tới. Một
đại diện anh em Biệt Kích Dù nói rằng: "Chẳng mấy khi được đón tiếp các
anh, bữa nay anh em K1 chúng tôi xin được hạ một con heo để đón mừng anh em văn
nghệ". Tôi được biết sau này sự hậu đãi ấy là do ý kiến của đại úy Nguyễn
Hữu Luyện đề xuất. Chưa bao giờ đội văn nghệ tù chúng tôi được tiếp đón long trọng
và săn sóc chu đáo như vậy. Theo chương trình, đội văn nghệ trình diễn buổi
trưa, diễn xong, ăn uống rồi về.
Đang
trông nom cho anh em dựng sân khấu ở hội trường, chợt có một anh em Biệt Kích
Dù đến bên tôi khẽ nói: "Anh Luyện em mời anh vô trong lán uống trà".
Đi lên đây K1, ước mong thầm kín của tôi là được gặp người sĩ quan Biệt Kích Dù
truyền thuyết ấy. Xem con người thật và con người "huyền thoại" giống
nhau, khác nhau ra sao. Tôi vội vàng theo người anh em Biệt Kích Dù đi vào
trong lán. K1 cũng như K2 cũng như K3 lán tù thường tối và thấp. Đi qua 2, 3
căn nhà dài hôi hám, mờ mịt tôi tới một căn buồng đầu lán. Vừa bước chân vô
chưa kịp định thần, tôi đã thấy một người cao lớn, mắt sáng trán cao đứng phắt
dậy, chụm chân theo động tác quân sự, giơ tay chào đúng lễ nghi quân cách, miệng
nói: "Mes respects, mon colonel!"
Tôi
thảng thốt không biết phản ứng ra sao" Đi tù 5, 6 năm nay, mình là giai cấp
đang bị triệt tiêu, là tù nhân đứng hàng thứ bét của nấc thang xã hội, tại sao
lại có người chào mình trân trọng như vậy. "Mes respects mon colonel" là lễ nghi theo
kiểu Pháp. Bao nhiêu năm nay, có nghe thấy, nhìn thấy kiểu chào này đâu. Mình
bây giờ là tù khổ sai biệt xứ, đâu còn gì mà "Kính chào trung tá".
Tôi vội vàng tiến tới nắm lấy tay người đang đứng cứng người chào tôi theo đúng
lễ nghi quân cách mà hỏi: "Thưa anh, anh là Nguyễn Hữu Luyện""
Người ấy, vẫn đứng nghiêm, chỉ đưa tay xuống rồi tiếp: "Vâng, thưa anh tôi
là Luyện". "Anh Luyện ơi, anh làm vậy, tôi khó xử quá, thời buổi này
anh em mình gặp nhau là quý". Lúc ấy, Nguyễn Hữu Luyện mới rời bỏ tư thế đứng
nghiêm, khẽ nói, "Thưa anh, anh vẫn cứ phải cho phép tôi làm như vậy. Dù
sao chăng nữa, anh vẫn là đàn anh của tôi".
Nguyễn Hữu Luyện học khóa 4 phụ Thủ Đức. Tôi học khóa
2 có ra trường trước anh vài khóa thật, nhưng 20 năm qua, nếu anh còn ở lại miền
Nam, với khả năng ấy, thiện chí ấy không biết anh đã lên tới cấp nào, đâu có lẹt
đẹt như tôi. Khóa 5 Thủ Đức đã có người lên tướng. Nhưng đối với người như Nguyễn
Hữu Luyện theo tôi cấp bậc là thứ yếu, nhân cách mới là chính yếu. Ở trong quân
đội miền Nam, về nhân cách, ai xứng đáng là đàn anh của đại úy Biệt Kích Dù
Nguyễn Hữu Luyện bây giờ"
Sau một tuần trà Nguyễn Hữu Luyện chậm rãi nói nhỏ với
tôi: "Có một 'thằng em' vừa nhận được một cái tin rất lạ, rất mới. May mà
lại được gặp anh hôm nay ở đây. Được biết anh vốn là một nhà báo. Xin anh cho ý
kiến về tin vừa mới nhận này". Nói xong Nguyễn Hữu Luyện ra dấu cho một
anh em nào đó đứng gần bên "Gọi Th. lên đây". Trước khi Th. tới, anh
Luyện có cho tôi hay Th. là một biệt kích dù cấp bậc thượng sĩ chuyên lo về
truyền tin. Th. là một chuyên viên về địa hạt này. Hai chục năm bị bắt nhưng
Th. vẫn xử dụng được tay nghề. Ở ngoài Bắc lúc ấy, tiêu chuNn của một người
"phấn đấu tiến bộ" là đạt 3Đ: Xe Đạp, Đồng Hồ và Đài (radio). Trong
hàng ngũ cán bộ thì công an vốn là một nơi an toàn "kiếm được". Chỉ
có hàng ngũ bộ đội là phải đi chiến trường chết banh thây mất xác hoặc phải
đóng quân ở những nơi đầu sóng ngọn gió nghèo mạt rệp mà thôi. Cán bộ công an
tương đối có nhiều người đạt tiêu chuNn 3Đ. Nhưng đài ngoài Bắc phần lớn thuộc
loại xưa, khó xài, dễ hỏng. Vì vậy nên chuyên viên truyền tin Th. luôn luôn có
việc làm. Một lát sau anh Th. lên gặp chúng tôi. Anh nói rằng: "Em sửa đài
cho cán bộ quanh năm không lúc nào hết việc. Nhưng không bao giờ em sửa đài
xong xuôi, rốt ráo. Lúc nào em cũng phải lấy cớ này cớ kia để giữ lại bên mình
một cái đài "chạy được". Em giữ lại để đeo "ê cút tưa" vào
nghe tin tức một mình. Thưa anh, tối hôm qua, mùng 1 Tết, chính tai em nghe có
một ông tướng Mỹ mà em không nhớ tên đang ở VN, nói chuyện với các nhà lãnh đạo
Hà Nội về vấn đề cựu chiến binh Mỹ mất tích, về tù nhân chính trị... Lần đầu
tiên chính tai em nghe là những biệt kích nhảy dù ra Bắc đầu thập niên 60 cũng
được xét đến trong dịp gặp gỡ này. Thưa anh, vài chục năm nay nghe đài, đây là
lần đầu em nghe đài nhắc đến số phận tụi em. Chúng em là những người bị bỏ
quên, coi như đã chết rồi. Không số quân, không tên tuổi, không nơi nào nhận.
Chúng em là những người "đứt dây rơi xuống" luôn luôn sống ở một xó rừng
góc núi "trên không chằng dưới không rễ", không còn liên hệ gì với xã
hội loài người. Bây giờ em nghe tin ông tướng Mỹ sang Hà Nội nói đến số phận tụi
em, em nghe xong mà tự nhiên nước mắt chảy ròng ròng... không biết là mơ hay thật
đây". Tôi vội cầm lấy tay người thượng sĩ Biệt Kích Dù mà nói: "Đúng
đấy bạn ơi, thời gian này ông tướng Vessy, đặc sứ (special envoy) của tổng thống
Reagan đang viếng thăm Hà Nội. Các báo VN đều nhắc đến sự kiện này. Tin mà bạn
vừa nghe được rất đáng tin cậy". Nguyễn Hữu Luyện vội chen vào
"Làm sao mình tin được đài Hà Nội". Tôi nói tiếp: "Đây là một sự
kiện có tính quốc tế, truyền thông thế giới đều theo dõi sự viếng thăm của tướng
Vessey, nên đài Hà Nội dù muốn giấu cũng khó lòng. Vả chăng thông tin của khối
Xã Hội Chủ Nghĩa xưa nay chỉ loan tin nào có lợi cho họ. Tin bất lợi, họ quên
ngay đi. Việc tướng Vessey đến VN, ở bên trong chắc đã có một thỏa thuận nào có
lợi cho Hà Nội không mặt này thì mặt kia. Mình chưa biết được sự thỏa thuận ấy
đến đâu, chi tiết ra sao nhưng việc loan tin sự hiện diện của đặc sứ Vessey đến
Hà Nội, nhìn chung là một chỉ dấu thuận lợi cho lũ tù nhân chúng ta, đặc biệt
là đối với các anh, những người mà trên 20 năm nay họ cố ý hay vô tình quên
lãng". Nguyễn Hữu Luyện trầm ngâm "Như bản thân tôi và anh em chúng
tôi ở đây đã từng rút kinh nghiệm, không nên tin tưởng nhiều quá vào người Mỹ".
"Đồng ý trên nguyên tắc, nhưng trong số những người Mỹ còn nhớ đến đồng
minh cũ, còn lưu ý đến số phận khốn khổ của chúng ta thì ông Reagan là số 1. Nếu
năm ngoái cái tên Mỹ khùng nào nó bắn ông ấy chết thì chúng ta còn vất vả hơn
nhiều. Bây giờ đặc sứ của ông Reagan, tướng Vessey sang đây có đích thân nhắc đến
Biệt kích dù thì tôi nghĩ sớm muộn trường hợp các anh sẽ được giải quyết. Các bạn
có thể được về...". Một nụ cười mơ hồ trên khuôn mặt Nguyễn Hữu Luyện. Anh
như nói một mình "Được về, được về, mà về đâu"..."
Lời bình "Mao Tôn Cương của tôi hồi đầu năm khi
lưu diễn ở K1 không ngờ được chứng nghiệm. Đến nửa năm 1982, có 2 đợt thả Biệt
Kích Dù, mỗi đợt trên dưới 100 người. Chuyện không ai ngờ mà tới. Ông tướng
Vessey đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan đã giở lại chồng hồ sơ mật đầu thập niên
60, can thiệp với Hà Nội để cho những Biệt Kích Dù bị giam trên dưới 20 năm ở
nơi thâm sơn cùng cốc được trở về hội nhập với loài người. Cùng thời gian đó
chương trình "nước sông công tù" đem cải tạo viên đến khai hoang những
vùng rừng núi âm u (như trại Thanh Phong huyện Như Xuân giáp với Hạ Lào này) trở
thành nông trường, lâm trường rồi đem gia đình cải tạo viên lên chỉ định cư trú
ở những chốn rừng sâu nước độc, cũng được dẹp bỏ luôn. Phần lớn anh em tù chính
trị được chuyển về Nam hay đổi đi trại khác. Đến cuối năm 1982, trại Thanh
Phong K 2 chỉ còn lại trên 50 tù chính trị. Còn lại toàn là tù "đui, què,
mẻ, sứt", già yếu bệnh tật... hay là thuộc loại "không tiện cho về
Nam". Tôi thuộc số trên 50 người còn lại này. Ngày 14 tháng 11 năm 1982
trên nguyên tắc phân trại tù chính trị K2 giải thể. Những người tù còn lại đi
ra K1. Ở đây tù chính trị sẽ cùng anh em Biệt Kích Dù còn lại lên xe đi đến một
trại khác ở Nghệ Tĩnh: Trại Tân Kỳ.
Về Trại Tân Kỳ
Trại Tân Kỳ này là một trại "trung chuyển".
Bao nhiêu tù chính trị ra Bắc còn lại hồi 76-77 trước khi về Nam về tập trung ở
trại này và một số khác ở Ba Sao, Hà Nam Ninh. Trại Tân Kỳ này chứa đựng đủ loại
tù: tù chính trị, tù CIA, tù Biệt kích, tù Fulro, tù hình sự thứ dữ. Trại này
có 2 khu, khu Tây và khu Đông. Chúng tôi gọi là "Tây Đức" và
"Đông Đức" vì khu Tây tương đối dễ thở hơn khu Đông. Ở đây tôi được gặp
nhiều loại người: Ông Võ Tr. lãnh tụ VNQDĐ ở miền Trung Quảng Ngãi, linh mục
duy nhất Trần Hữu L., những ông tướng Fulro, mấy ông thủ tướng, bộ trưởng
"chính phủ trong bóng tối" và đặc biệt tôi được ở cùng lán với người
thủ lĩnh Biệt Kích Dù. Chính trong thời gian này, vì chung đụng, gần gũi nên
tôi mới được hiểu thêm về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện.
Anh em Biệt Kích Dù về trại Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh) chỉ còn
độ 50 người. Vì có tay nghề riêng nên các anh em Biệt Kích Dù được biên chế về
các đội chuyên môn như đội mộc, đội rèn, đội chăn nuôi... Riêng thủ lãnh Biệt
Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện lại chuyển đến một đội khác, đội rau. Tôi xưa nay đi
tù cũng có chút "chuyên môn" nên ở đây, trại mới, tôi cũng được xử dụng
theo đúng theo "tay nghề": chuyên trị về phân và nước tiểu. Ở các trại,
đội rau nào cũng cần đến loại phân bón này. Tôi nghiệm ra ở các trại cũ như Yên
Hạ (Sơn La) Tân Lập (Vĩnh Phú), Thanh Phong (Thanh Hóa) và bây giờ ở đây Tân Kỳ,
đồng nghiệp phân tro của tôi thường được tuyển lựa trong mấy ngành Quân huấn,
Quân pháp hay Chiến tranh chính trị. Đồng nghiệp cũ của tôi là thượng tọa
nguyên Giám đốc Nha tuyên úy Phật giáo, là mục sư Tin Lành, là thNm phán tòa
Quân sự là Giáo sư trường Võ Bị Quốc Gia... Ở đây thì đại loại cũng như vậy, ở
khu "Tây Đức" này có 4 lán, có 4 người lo về nhà cầu thì 1 là biện
lý, 1 là đại đức, 1 là ông thầy dạy Anh văn trường Chiến tranh chính trị và
tôi. Sự tuyển dụng "trước sau như một" này là chấp hành đúng tinh thần
"Mao ít": "Chữ nghĩa không bằng cục phân". Tôi lại nhớ đến
thái độ của đại úy Nguyễn Hữu Luyện khi anh nhất định không đi lao động. Ở đây
cũng như ở các trại khác từ trên 20 năm qua, và đã trở thành biệt lệ Nguyễn Hữu
Luyện được biên chế về đội rau nhưng anh nhất quyết không đi làm...
Toán "nhà cầu" tụi tôi khoảng 10 giờ sáng là
công việc tạm xong. Phân, nước tiểu đã dọn sạch, chuyển cho đội rau. Nhà cầu đã
quét tước, rắc vôi. Lúc bấy giờ là lo đi tắm. Vì đã đeo khNu trang, bịt mũi bịt
mồm, nhưng tự thấy thân thể mình hôi hám quá. Mùa nực được đi tắm là một cái sướng,
nhưng mùa rét mà phải đi tắm trong khi bụng đói cồn cào lại là một cực hình. Nước
suối lạnh cắt da, mấy tên tù mặt mũi xám xịt, thân thể gầy còm, co ro run rNy,
ngần ngại đứng bên bờ suối. Nguyễn Hữu Luyện không lao động, người luôn luôn sạch
sẽ nhưng ngày nào dù rét đến đâu Luyện cũng cùng chúng tôi đi tắm. Người lội xuống
suối đầu tiên là Luyện. Anh nói: "Cứ ào một cái là xong", Cái lạnh ở
miền Trung này đối với Nguyễn Hữu Luyện xem ra không có nghĩa lý gì. Anh bao
nhiêu năm nằm trong hốc đá ở trại cổng trời Hà Giang. Bao nhiêu năm cùm kiên
giam trong trại mục xương Cao Bằng. Ở miền cực Bắc nước ta, cái lạnh còn ác liệt
hơn nhiều. Người tù Biệt kích trên 20 năm, đi qua mọi gian lao thử thách bằng một
câu vô cùng giản dị: "Cứ ào một cái là xong".
Ở gần bên, trong cùng một lán, tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện
sống như một thiền sư. Trong tù có một vấn đề hết sức quan trọng là ăn. Ai cũng
đói mờ người. Bữa ăn và cái ăn là giấc mơ lớn nhất của tù. Nhưng đối với Nguyễn
Hữu Luyện hình như anh coi rất nhẹ vấn đề ăn. Anh được phát đồ ăn thế nào, ăn
thế ấy, mà ăn rất nhẹ, rất nhanh, không biết anh ăn lúc nào. Không thấy anh
phàn nàn bao giờ về vấn đề đói. Hình như anh ở tù lâu quá, đói trở thành thường
trực nên anh đã quen đi. Một vài anh em được thăm nuôi hoặc nhận quà có lòng
quý mến anh, biếu anh cục đường, nắm xôi, tấm bánh hay mời anh ăn một bữa cơm,
nhưng trước sau không thấy anh nhận của ai một tặng vật nào. Tôi một bữa nhận
quà có đưa đến anh một chiếc bánh chưng nho nhỏ, anh nhất định chối từ. Tôi mới
nói: "Chỗ anh em sao anh kỹ quá". Anh Nguyễn Hữu Luyện cười cười, nắm
tay tôi mà nói nhỏ: "Bao nhiêu năm tôi tập cho cái bao tử nó đòi hỏi thật
ít. Bây giờ anh em cho tặng vật, ăn vào nó quen dạ thì lại khổ đấy anh ạ".
Nhưng có một thứ mà ai cho anh cũng nhận, một cách hân
hoan. Đó là xà bông. Không hiểu sao, Nguyễn Hữu Luyện có một nhu cầu về tắm rửa,
về sạch sẽ một cách lạ lùng. Xà bông đối với anh thật là cần thiết. Như đã nói ở
trên, chúng tôi dân "nhà cầu" làm việc xong, mình mẩy
hôi hám nên cực chẳng đã mùa rét mà vẫn phải đi tắm. Nguyễn Hữu Luyện không đi
lao động mà trưa nào cũng ra suối với chúng tôi.
Nguyễn Hữu Luyện người rất cao, ít ra là 1,75m. Quần
áo trại phát anh mặc vào ngắn cũn cỡn. Người đã cao anh lại còn đi một đôi guốc
mộc do anh đẽo lấy nên trông lại càng lênh khênh. Đi tù anh nào anh nấy chân sứt
mẻ, bè ra như tổ tiên Giao Chỉ, riêng Nguyễn Hữu Luyện chân trắng bóc, gót đỏ hồng.
Trông gót chân của người Biệt Kích Dù đi tù trên 20 năm tôi bỗng nhiên nhớ đến
2 câu thơ của Vũ Hoàng Chương thuở nào:
Ta van cát bụi trên đường,
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót giầy.
Trong
món đồ hàng ngày đi tắm rửa của Nguyễn Hữu Luyện có một vật rất lạ, rất ít có ở
đây. Tù đi tắm thì cứ thế mà cởi truồng ra vục tay xuống suối mà kỳ cọ, tắm rửa.
Hoặc buổi sáng có ra giếng rửa mặt thì cũng chỉ mang cái thùng kéo nước với cái
bàn chải đánh răng là cùng. Nguyễn Hữu Luyện đi tắm khác với người ta, mang
theo một cái chậu men xanh thật đẹp. Màu men óng ả chói ngời... tương phản rõ rệt
với màu cố hữu của trại tù là màu xám xịt. Tôi mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện: "Ở
đâu mà có cái chậu men xinh đẹp vậy"". Nguyễn Hữu Luyện trả lời:
"Tôi cũng không ngờ là tôi lại nhận cái chậu này. Của tên trại trưởng trại
"mục xương" ở Cao Bằng tặng cho tôi đấy. Cao Bằng giáp với biên giới
Trung Hoa nên vẫn có hàng lậu đi từ Trung Quốc sang. Cái chậu này là đồ làm từ
Quảng Châu có nhãn hiệu chỉ rõ. Dạo cuối thập niên 70, tên trại trưởng thiếu tá
công an nó hành tôi ghê lắm. Nhất định nó bắt tôi đi lao động. Tôi thì nhất định
không đi. Nó liền cùm chân. Cùm chán rồi đem xuống hầm tối. Rồi bắt nhịn ăn.
Mùa lạnh nó còn đổ nước xuống hầm nữa. Tôi người Công giáo nên tôi cầu Đức Mẹ
Maria, trong cơn thập tử nhất sinh tôi cũng cầu luôn Phật Bà Quan Âm nữa. Nó
hành tôi mãi năm này sang năm khác mà cuối cùng tôi vẫn còn sống. Nhưng mà chết
thì thôi tôi nhất định không đi lao động. Không chịu thua chúng nó".
"Như vậy thì tên trại trưởng này nó hận anh ghê lắm, tại sao nó lại tặng
anh cái chậu này"". - "Tôi cũng không biết nữa, hắn hành tôi
luôn mấy năm, nhưng cuối cùng hắn thả tôi ra khỏi hầm kiên giam. Một bữa hắn
cho gọi tôi lên. Hắn nói: "Tôi sắp đổi đi trại khác, có phải anh ưa tắm rửa
lắm phải không" Tôi tặng anh cái chậu Trung Quốc này". Tôi từ chối
nhưng hắn ta cứ để cái chậu lại, rồi bắt tay từ biệt. Chẳng đặng đừng tôi
phải giữ cái chậu men xanh này, mà tôi cũng không hiểu tại sao hắn lại làm như
thế""
Tấm hình nhận đêm cuối năm
Ở cùng lán tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện là một người ít nói,
ít giao thiệp. Không đi làm, cả
ngày tôi thường thấy anh ngồi quay mặt vào tường, kiểu thiền như diện bích.
Nhưng không phải anh ngồi mà anh đọc sách. Một cuốn sách dày để trước mặt. Anh
người Công Giáo, tôi tưởng anh ngày ngày đọc thánh kinh. Nhưng một hôm tôi biết
là không phải. Một buổi chiều anh mời anh bạn giáo sư Anh văn lại chỗ anh. Anh
hỏi về văn phạm, về cách đọc một vài chữ khó. Thì ra cuốn sách anh luôn để trước
mặt là một cuốn tự điển Anh-Việt. Bạn tôi hằng ngày ngồi học thuộc từng trang tự
điển. Tôi mới hỏi: "Ông học Anh văn kiểu ấy thì bao giờ cho
xong"". Luyện trả lời: "Được chữ nào hay chữ nấy mà cũng để cho
nó quên ngày quên tháng đi ông ơi".
Nhưng học Anh văn theo tôi nghĩ rất khó mà tự học. Còn
văn phạm còn cú pháp, còn cách đọc, cách nhấn... làm sao cho người ta hiểu. Ông
bạn giáo sư Anh văn và tôi cùng dân "nhà cầu" nên ở gần nhau. Thỉnh
thoảng buổi chiều, buổi tối Nguyễn Hữu Luyện lại tới rù rì bàn chuyện tiếng
Anh. Ở trong trại cải tạo, tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Pháp, tiếng Anh
nguyên tắc là cấm chỉ. Nhưng dạo này ở Sàigòn có phát hành tuần san Nga Sô ấn bản
tiếng Anh gọi là New Time. Vì nhu cầu đọc báo cũng như nhu cầu tìm học tiếng
Anh nên tờ New Time anh em nhận được từ gia đình gửi tới khá nhiều. Thấy sách
báo của đàn anh Nga Sô vĩ đại là cán bộ trực trại gật đầu cho nhận. Anh em đọc
New Time với quan niệm "Nó nói gì kệ cha nó - miễn là mình có tài liệu học
Anh văn". Nguyễn Hữu Luyện là người tìm đọc New Time kỹ nhất.
Chúng tôi về trại mới Tân Kỳ đã được gần 3 tháng. Anh
em Biệt Kích Dù đã được tha về từ trại cũ Thanh Phong có lẽ cũng đã được trên
dưới nửa năm. Đã gần tới Tết, sắp sang năm mới 1983. Anh em nhận được quà nhà gửi
"đông" hơn dạo trước. Trại này ở gần ngay huyện lỵ Tân Kỳ nên thư từ,
quà cáp tới mau hơn Thanh Phong nhiều. Tôi nhận thấy hàng ngày vào khoảng buổi
chiều, sắp sửa đóng cửa lán, thế nào cũng có một vài anh em Biệt Kích Dù đến
nói gì đó với Nguyễn Hữu Luyện, như là "báo cáo" hằng ngày của anh em
với chỉ huy trưởng. Vừa có một sự kiện đặc biệt xảy ra với anh em Biệt Kích Dù.
Trên 20 năm nay, anh em Biệt Kích Dù không bao giờ nhận được thư, quà... Anh em
là những người bị bỏ quên trong xã hội loài người. Nhưng gần đếnTết năm 1983 có
trên 10 gói quà gửi đến cho một số anh em Biệt Kích Dù. Những anh em được về từ
nửa năm trước đã họp nhau gửi quà cho những người còn ở lại. Trong một buổi tối
lên ngồi nói chuyện với tụi tôi, anh Luyện kể: Một số lớn anh em được về nhưng
không còn liên lạc được với gia đình nữa. 20 năm qua gia đình đã xiêu tán không
còn nhận được âm hao. Có anh thì vợ đã lấy chồng khác, đã an phận với một cuộc
đời mới từ mười mấy năm qua. Ván đã đóng thuyền người trở về không muốn gây phiền
muộn cho cố nhân làm gì nữa. Những anh em tìm lại được thân nhân, gia đình phải
nói là hiếm. Vì vậy nên một số lớn anh em Biệt Kích Dù sau khi đi tù 20 năm biệt
xứ trở về đành tụ họp cùng nhau, tùy nghề nghiệp, tùy hoàn cảnh mà quây quần
bên nhau xây dựng một cuộc đời mới, trong một xã hội mới đầy khó khăn, thù hận.
Cuộc sống mới của anh em hẳn là vất vả, gian nan nhưng những món quà của anh em
ở ngoài gửi vào cho anh em ở lại đều là những đồ gia dụng cả: gạo, nếp, mì, trứng
muối, thịt ướp, cá khô, cá hộp... những thứ cần thiết cho một ngày Tết cổ truyền.
Anh em được về như vậy đã không quên những người ở lại. Tôi có nghe buổi chiều
Luyện dặn một anh em Biệt Kích Dù "sẽ họp lại ăn chung". Một số anh
em nhận được quà, được thư, nhưng bản thân Nguyễn Hữu Luyện thì không. Anh là
người ít nói, không thích tỏ bày nên tôi cũng không tiện hỏi. Không biết gia
đình của anh bây giờ ra sao" Có thể bản tính anh kín đáo, hoặc là nghề nghiệp
Biệt kích, được huấn luyện về bảo mật quá kỹ nên anh không muốn nói về mình;
hay là những năm tù kiên giam trong hầm đá đã làm cho anh quen đi với bóng tối
và im lặng. Tôi không biết nữa. Tôi chợt nhớ đến chi tiết khi tôi gặp anh lần đầu
ở trại Thanh Phong, sau khi nghe tin đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan, tướng
Vessey can thiệp thì các anh em Biệt Kích Dù có thể được về, Nguyễn Hữu Luyện
đã âm thầm khẽ nói "Được về, được về... mà về đâu""
Bây giờ tôi mới hiểu hai chữ "về
đâu"..." của Nguyễn Hữu Luyện. Không biết anh có còn gia đình, có còn
người thân chờ đợi" Trên 20 năm biệt xứ, không thư từ, không liên lạc,
không tin tức... đâu phải người đàn bà nào cũng bền gan hóa đá vọng phu"
Cái dấu hỏi sau chữ "về đâu"" của Nguyễn Hữu Luyện là hoàn toàn
hữu lý. Gần Tết năm nay, khi một số khá đông anh em Biệt Kích Dù đã có tin tức...
tôi băn khoăn, hồi hộp lo lắng cho tình trạng của anh mà không dám nói ra. Đây
là một vấn đề riêng tư rất tế nhị, có khi thiêng liêng nữa, không nên vội vàng
đề cập tới.
Một buổi tối Nguyễn Hữu Luyện đến với tụi tôi, dáng điệu
hấp tấp hơn thường lệ, trên tay không cầm tờ New Time như mọi khi mà thay vào
đó là một bao thư. Chuyến quà buổi trưa vừa tới có thêm một số gói cho anh em
Biệt Kích Dù và trong gói quà mới có bao thư này. Gói quà gửi cho một anh em Biệt
Kích Dù khác, nhưng có một số hình ảnh nhờ anh Biệt Kích Dù này gửi cho Nguyễn
Hữu Luyện, anh vừa nhận được buổi chiều. Anh ngồi quay lại, đưa hình cho chúng
tôi coi. Hình ảnh một đám cưới. Cô dâu, chú rể đang đứng lạy trước bàn thờ khói
hương nghi ngút. Trên bàn thờ có tấm hình phóng lớn của thân sinh cô dâu. Tấm
hình trên bàn thờ nhìn kỹ đâu phải ai xa lạ chính là hình Nguyễn Hữu Luyện 20
năm về trước. Nguyễn Hữu Luyện nói trong xúc động: "Khi tôi đi con gái đầu
lòng tôi mới có 4 tuổi, năm ngoái con tôi nó đã lấy chồng. Hơn 20 năm cách biệt
không thư từ, không tin tức, vợ con tôi tưởng rằng tôi đã chết".
Đây là lần đầu tiên, tôi thấy một giọt nước mắt ngập
ngừng trên khuôn mặt phong sương của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện. Trong
đêm cuối năm giá buốt ở trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, có 3 người tù cùng âm thầm nhỏ
lệ trong đêm.
Bạn
tù Fulro
Ở trại
"Tây Đức" có 4 lán thì 3 lán là tù chính trị ở cùng với tù Fulro, lán
còn lại là tù hình sự. Trại Tân Kỳ này thời kỳ "phồn thịnh" chứa trên
1000 tù, bây giờ tù chính trị được đưa về Nam khá đông nên cả 2 khu "Đông
Đức" - Tây Đức" chỉ còn lại chừng 500 tù. Chúng tôi ở đội rau cùng
lán với anh em Fulro thuộc đội "củ quả", chuyên trồng bí, trồng
khoai, trồng trà, trồng mía... Những anh em Fulro theo chức danh ghi trong
"lý lịch trích ngang" đều là những nhân vật lớn như thiếu tướng,
chuNn tướng, đại tá, trung tá, thiếu tá... Nhưng thật ra chỉ là những đồng bào
thiểu số không biết chữ, nói tiếng Việt không bỏ dấu, rất khó nghe... luôn luôn
cười nhe hai hàm răng cà sát lợi. Sự ngây thơ, chân thật hiện rõ trong từng
dáng điệu, từng lời nói. Nghe, nhìn họ khó có thể tưởng tượng họ là tướng, tá
trong mặt trận giải phóng liên kết các dân tộc bị áp bức Fulro (Front Unité
pour la Libération des Races Opprimées). Phong trào này đã phát khởi từ lâu, giữa
những năm 60 và đã gây phiền nhiễu không ít cho chính quyền miền Nam. Sau tháng
Tư đen 1975 khi miền Nam được "giải phóng", phong trào Giải phóng các
dân tộc bị áp bức Fulro không những không tiêu trầm mà ngược lại Fulro lại trở
thành một mặt trận võ trang chống đối CS rất mạnh mẽ tại miền Cao Nguyên Trung
phần thuộc Hoàng Triều Cương Thổ cũ. Rất đông các đồng bào thiểu số thuộc nhiều
bộ tộc ở Kontum - Pleiku bị bắt, cho rằng có dính líu tới Fulro. Riêng ở trại
Tân Kỳ này có tới hơn 200 tướng, tá Fulro bị bắt giữ.
Chúng
tôi tù ngụy quân, ngụy quyền, biệt kích ở với anh em Fulro tương đối thuận thảo,
không thấy anh em Fulro lộ vẻ "căm thù" gì hết. Nhiều khi anh em còn
tiếp tế cho củ khoai, đẫn mía... Anh em đội rau thì đưa lại su hào, rau cải.
Không nói ra nhưng tù chính trị và tù Fulro thông cảm nhau trong tình cảnh "cùng
một lứa bên trời lận đận". Nhưng một tuổi tối có một sự kiện không ngờ xảy
ra. Trong số anh em Fulro ở lán tôi có một anh còn trẻ, nghe nói là thiếu tá,
trước đây có đi lính Biệt kích Mũ Xanh (Green beret) của Mỹ hoạt động trên vùng
cao nguyên "Hoàng Triều Cương Thổ". Anh này chắc làm việc lâu ngày
bên người Mỹ nên ở nơi anh hiện ra một sự kiện nghịch thường. Anh không biết chữ
nhưng ngược lại nói tiếng Anh rất "chạy". Anh nói tiếng Anh dễ hơn,
giỏi hơn tiếng Việt nhiều, một loại tiếng Anh người ta thường nghe thấy nơi các
ghetto ở Mỹ. Tâm tính anh cũng là một sự cộng hưởng kỳ lạ, cái thơ ngây man dã ở
bên cái khôn lanh quỷ quyệt. Anh có củ khoai, củ sắn thì anh đánh đổi lấy rau,
lấy đường với anh em tù chính trị "tiền trao cháo múc". Đêm nằm anh
nghêu ngao một bài hát núi rừng nào đó, nghe không hiểu được nhưng phảng phất một
nỗi buồn rờn rợn, trầm thống như nghe một khúc spiritual của người da den ở Hoa
Kỳ. Anh thạo nghề mưu sinh trong rừng nên anh luôn luôn bắt được cá, lươn, ếch
nhái, có khi rắn nữa để cải thiện bữa ăn. Ăn không hết anh mới bỏ những con vật
ấy vào trong một cái hũ sành để làm một thứ mắm riêng. Cái hũ sành này anh để ở
dưới sàn, gần chỗ đầu nằm. Lâu ngày mắm có mùi, anh thì chịu được nhưng mấy anh
em tù chính trị nằm gần không chịu nổi mới nói với anh trực buồng. Anhtrực buồng,
một anh công binh già cận thị phải nhờ một anh Fulro có tuổi, nghe nói là đại
tá, nói với anh bạn thiếu tá Fulro xin dời cái hũ mắm của anh đi chỗ khác. Anh
này nghe xong gạt phăng ông già đại tá sang một bên rồi vùng vằng đi nằm, hết sức
bất bình. Cái hũ mắm càng ngày càng bốc mùi càng nặng nên một buổi nhân mọi người
đi làm hết, anh trực buồng mới mang cái hũ mắm ấy ra ngoài, đặt ở sau lán, bên
đống củi. Đi làm buổi chiều về khi lán đã đóng cửa anh thiếu tá Fulro mới nhận
thấy cái hũ mắm của anh không còn ở chỗ cũ. Anh nổi giận đùng đùng, chửi mắng
loạn xạ. Một người nào đó mới chỉ anh trực buồng. Anh này chạy bay đến chỗ anh
trực buồng già cận thị, nắm ngực áo lôi xềnh xệch hét lên: "Sao mày lấy của
tao, I'm gonna to get you, to kill you... (Tao sẽ đánh mày, giết mày). Một anh
Fulro có tuổi ở gần đấy, đứng dậy, định can ra, anh Fulro trẻ tuổi đang cơn
nóng giận đNy anh Fulro già ngã chúi, kéo áo anh trực buồng rách toạc, cái kính
cận văng xuống đất. Người ta không biết sự thể sẽ diễn biến ra sao khi anh
Fulro đang lên cơn điên loạn rừng rú. Bỗng có một người cao lênh khênh bước tới,
đó là tay thủ lĩnh biệt kích dù Nguyễn Hữu Luyện. Không biết rằng một chiêu thức
Judo hay cầm nã thủ tuyệt vời nào, hai tay anh Fulro điên loạn đã bị khóa chặt.
Anh Fulro vùng vẫy nhưng không thoát ra được. Nguyễn Hữu Luyện nói gằn giọng:
"Đừng làm ồn". Tay Fulro hét lên: "It's nona your business"
(không phải chuyện anh đừng dính vô). Luyện ôn tồn nói tiếp: "Chuyện không
đáng gì. Sáng mai chúng ta gặp nhau giải quyết". Không biết lời nói của
tay thủ lĩnh Biệt Kích Dù có một mãnh lực gì mà sau đó thiếu tá Fulro đang trừng
trợn bỗng nguôi đi, nhìn xuống đất, Nguyễn Hữu Luyện dừng tay khóa nhẹ nhàng vỗ
vai anh Fulro, khẽ nói "Thôi đi nghỉ đi".
` Sáng
sớm hôm sau trước khi đi làm, hai người (anh thiếu tá Fulro và Nguyễn Hữu Luyện)
có gặp nhau và không hiểu sao cái hũ mắm được để lại ngoài lán, bên đống củi. Mối
giao hảo giữa anh em tù chính trị với tù Fulro tưởng rằng sau vụ này sẽ căng thẳng
không ngờ ngược lại, nó tốt hơn lên, kiểu "đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận
anh em". Tay Fulro biệt kích Mũ Xanh bây giờ mới nhận ra "ông thầy"
ở nơi thủ lĩnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện. Thỉnh thoảng buổi tối tôi lại thấy
anh bạn Fulro tới chỗ Nguyễn Hữu Luyện nói tiếng Anh, nói bất cứ chuyện gì để
cho Nguyễn Hữu Luyện luyện "accent". Có khi anh ta còn đem tới củ
khoai, đẫn mía nữa nhưng theo như cựu lệ, Nguyễn Hữu Luyện chỉ cám ơn mà không
nhận bao giờ. Sau khi những tấm hình của vợ con anh nhờ một anh em BK khác được
gửi tới trại Tân Kỳ, tôi một bữa mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện "Tại sao anh
không có quà riêng của gia đình"". Trầm ngâm một lát, Nguyễn Hữu Luyện
mới nói: "Thực tình tôi không nghĩ là vợ con tôi còn đó, đợi chờ tôi. Khi
một số anh em Biệt Kích Dù được về tôi có nhờ anh em kín đáo đi tìm hộ... Rất
may là đã tìm ra. Vợ con tôi đã rời Sàigòn, xuống Cần Thơ sinh sống. Tôi cũng
đã dự phòng trường hợp này. Gần 20 năm nay vợ con tôi, anh em, họ hàng, bè bạn
tôi nghĩ rằng tôi đã chết. Thôi cứ để như thế cho tiện, chết là hết, phải không
anh. Không phiền ai, không gây trở ngại cho ai. Nhược bằng vợ con tôi còn nghĩ
đến tôi, còn đợi chờ tôi thì đó là ơn riêng của Chúa đã ban cho. Nhưng tôi đã
nói trước là vợ con tôi nếu còn đó, khi nhận được tin tôi thì không bao giờ được
viết thư, được gửi quà. Nhận thư, nhận quà rồi là tôi phải trả lời. Làm sao mà
mình không thương vợ, thương con mình cho được. Xưa nay mấy chục năm ở các trại
tù, mình là thằng trọc đầu, trên không chằng, dưới không rễ, họ không nắm mình vào
đâu được. Bây giờ mình thương vợ mình, thương con mình, họ đọc thư, họ biết như
vậy thì mình không sống yên được đâu anh ơi. Họ không hành được mình, bây giờ họ
hành vợ con mình để bắt mình quy phục thì làm sao đây thưa anh. Cho nên tôi
không muốn nhận thư, nhận quà riêng là vì thế..."
Đứng vững không lùi
Có lẽ
trại Tân Kỳ trước đây đã xây dựng trên một vạt rừng. Trong sân trại còn một số
cây cổ thụ còn sót lại. Ở cuối sân "tập kết" bên "Tây Đức",
trước cửa mấy lán tù có một cây đa cổ thụ. Cụ Nguyễn Du đã nói "người buồn
cảnh có vui đâu bao giờ". Ở đây không những người buồn, (một lũ tù nhân
rài rạc đói cơm thiếu áo xác xơ như một lũ vượn người thời mông muội) mà cây lá
cũng buồn theo. Cây gì mà khẳng khiu, trơ trụi, không còn một chút màu xanh, chỉ
có những rễ phụ nâu đen rũ xuống, trông giống như một ông già đầu râu tóc bạc
đang đứng giơ tay chịu tội giữa trời. Xưa nay cây thường là một biểu tượng thuần
hậu của thiên nhiên: cây cho lá cho hoa, cho bóng mát, cho nơi che chở, cho
chim ca và gió mát. Ở đây thì ngược lại, cây đa già trơ trụi cành đang biểu tượng
cho sự tàn bạo của con người và sự lạnh lùng của thiên nhiên khắc nghiệt. Lũ tù
nhân chúng tôi ít khi dám ra chơi dưới gốc cây đa. Những cái rễ ngoằn ngoèo nổi
lên sần sùi trông giống như một đàn trăn gió đang rình mồi, những hốc tối mò
làm liên tưởng tới hang ổ của lũ cáo, chồn, rắn, rết, nhưng điều chúng tôi ngại nhất là bên gốc cây này nghe nói đã có hơn một
người tù treo cổ chết. Người tù treo cổ thường thiêng lắm. Tiếng bình dân gọi
là "có hương". Con ma treo cổ thường dẫn dụ một người nào khác kết liễu
cuộc sống giống như mình để oan hồn uổng tử kia được đầu thai kiếp khác.
Hôm ấy
vào khoảng cuối tháng ba năm 1983. Trời dù đã cuối xuân nhưng cái lạnh miền bán
sơn địa vẫn còn buốt giá. Như thường lệ buổi sáng các đội ra sân tập kết ngồi
xuống, đợi điểm danh xuất trại đi làm. Chợt một tiếng thét thất thanh vang dậy,
phát ra từ nơi cuối sân tập kết, phía cây đa. Mọi người nhìn lên, một bóng người
đang đứng trên chạc ba của cây đa trụi lá, vươn cổ ra hò hét: "Tộ cha bây.
Bây hại dân hại nước. Bây hại con tao, hại vợ tao. Tộ cha bây, bất nhân, vô hậu..."
Cán bộ trực trại vội vàng đi lại gốc cây đa, giơ tay quát nạt: "Anh kia,
anh chửi ai"" - "Tao chửi bây, chửi tổ cha tụi bây". Một
anh công an bảo vệ xách carbine chạy tới, kéo "culat" loạch xoạch.
"Anh kia, xuống ngay". Một phát súng nổ vang lên, mọi người giật mình
nhưng nhìn lại, đó chỉ là phát súng chỉ thiên, bắn dọa... Người đứng trên cây,
nhìn kỹ, cổ đã quàng sẵn vào một sợi dây thừng buộc vào một cành cây cao cạnh
đó. Người đó nói như gầm thét: "Bắn cho tao một phát đi, tao khỏi thắt cổ".
Cán bộ trực trại giơ tay, anh công an bảo vệ hạ carbine xuống. Người đứng trên
cây tiếp tục chửi bới, tiếp tục hò hét trong khi cán bộ trực trại hấp tấp đi ra
trước sân tập kết, vội vã thổi còi lệnh xuất trại gấp. Tù nhân vừa xúc động vừa
tê điếng trước phản ứng bất ngờ của một anh bạn tù. Các đội hôm nay được ra khỏi
trại rất mau, rất vội. Trại không muốn các tù nhân ở lại nghe những lời chửi rủa
tận từ kia. Anh em xì xào "Ai đấy nhỉ"" - "Nghe như tiếng
Th. thiếu tá địa phương quân người Huế hay Quảng Bình, Quảng Trị" -
"Đúng hắn rồicòn ai nữa, nghe đâu ít lâu nay hắn bị tâm thần".
Các
đội tù xuất trại hết rồi. Sân tập kết trở lại vắng người, im ắng. Tiếng chửi rủa
của thiếu tá địa phương quân Th. vẫn còn róng tả: "Tộ cha bây, bây giết vợ
tao, giết con tao". Mấy tên làm việc trong trại như đội "nhà cầu"
tụi tôi vẫn tiếp tục làm việc nhưng không ngớt băn khoăn, lo lắng cho người bạn
tù đang nổi cơn điên loạn. Ông bạn đồng nghiệp nhà cầu, Đại Đức Như L. cho hay
"Tội anh ta lắm. Anh ta đi tù cải tạo mà con trai mới lớn lên ở nhà phải
đi "nghĩa vụ" sang Campuchia. Anh vừa nhận tin con trai mới chết, chết
mà không mang được xác về. Vợ anh ta là cô giáo, nghèo sát ván, ngất đi khi nhận
được tin con và từ đó bịnh luôn. Đi làm lương không đủ nuôi con, làm gì có quà
cáp cho chồng nữa. Th. lâu nay là con bà phước. Ở nhà vợ anh ốm nặng, đứa con
gái phải nghỉ học ở nhà nuôi mẹ, nuôi em. Đứa em trai út khốn thay lại bị bịnh
tâm thần ngơ ngNn. Cả nhà bây giờ trông vào một cô con gái út mới đâu 15, 16 tuổi.
Đêm nằm Th. thường ú ớ gọi vợ, gọi con... Anh ta vẫn đi làm được, không ngờ
sáng nay anh ta lại phản ứng bất thường như vậy..."
Anh
Th. vẫn đứng trên cây, vẫn chửi bới hò hét. Nhưng tiếng hò hét, chửi bới thưa dần
vì không còn "đối tượng". Vào khoảng 9 giờ sáng, trại trưởng trung tá
công an T. mới từ từ đi tới gốc cây đa nói: "Anh Th. có chuyện gì xuống
đây tôi giải quyết". - "Bắn cho tôi một phát đi, tôi không xuống".
Thấy không xong, trại trưởng liền đi vào trong lán tù. Hình như y đi tìm một
người nào đó. Tôi được nghe nói là trung tá công an đi tìm đại úy Biệt kích dù
Nguyễn Hữu Luyện. Trời đã gần đứng bóng. Anh bạn tù nổi cơn điên vẫn đứng ở
trên cây, cổ quàng sẵn vào một vòng dây thừng oan nghiệt. Chợt có một bóng người
cao lênh khênh đi ra đứng dưới gốc cây đa. Đó là Nguyễn Hữu Luyện. Hai người đứng
nói chuyện gì với nhau không rõ. Nhưng sau đó người tủ nổi cơn điên Th. tháo bỏ
cái vòng dây oan nghiệt ra khỏi cổ, và từ từ trèo xuống. Nguyễn Hữu Luyện đỡ
người bạn tù bước xuống dưới đất và dìu anh ta vào trong lán. Không biết người
thủ lĩnh Biệt Kích Dù kia đã nói những gì, đã làm thế nào để cho người tù khốn
khổ kia trở lại với cuộc đời.
Những
ngày tiếp sau đó cả trại Tân Kỳ nín thở theo dõi hậu quả đến với người tù cựu
thiếu tá địa phương quân. Hậu quả đầu tiên là biến chế lại. Tù đội này đổi sang
đội kia, từ lán này sang lán khác. Giản bớt khu "Tây Đức". Cho một số
đội sang khu "Đông Đức". Mỗi lần biên chế là mỗi lần trại phá bỏ những
khuôn sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất của tù gây dựng được trong những
tháng ngày qua. Đội mới, chỗ mới, bạn mới. Cái thân quen vừa tạo lập đã mất đi. Chủ trương của trại tù
là luôn luôn bắt tù nhân ăn ở trong một tình trạng tạm thời, nghi ngờ, bất trắc.
Sau
vụ biên chế này tôi vẫn làm công tác nhà cầu nhưng không ở cùng lán với Nguyễn
Hữu Luyện nữa. Ba ngày sau, một chuyến GMC (lấy được của miền Nam) chở một số
tù mới đến trại Tân Kỳ. Tôi vội chạy ra xem có gặp lại người quen" Tưởng bạn
tù nào xa lạ, hóa ra toàn là bạn cũ. Đây là chuyến xe chở một số các linh mục
tuyên úy Công Giáo từ trại Bình Đà ngoài Bắc đổi trại vào miền Trung. Các bạn
tù linh mục này năm ngoái tháng Tư 1982 đã từ biệt tụi tôi ở trại Thanh Phong
ra Bắc. Tôi gặp lại bạn cũ, đội trưởng đội rau kiêm đội trưởng văn nghệ nghiệp
dư, linh mục Nguyễn Quốc T.. Chúng tôi ôm lấy nhau, linh mục Nguyễn Quốc T.
nói: "Xã hội tù xoay chuyển vòng tròn. Mình lại gặp nhau ở đây, mừng
quá".
Nhưng cái mừng của người bạn cũ không được lâu. Ngày hôm
sau (tôi nhớ là ngày 23 tháng 3, 1983) chuyến xe GMC lại chở một số tù từ trại
Tân Kỳ đi nơi khác. Trong số 33 người tù chuyển kỳ này có tên tôi. Chuyến xe đi
vội vã. Ngồi trên xe chật cứng, tôi giơ một bàn tay vẫy vẫy. Từ biệt trại Tân Kỳ,
từ biệt những người bạn tù đã cùng tôi trải qua một thời kỳ gian khổ. Tôi nhìn
thấy trong lán tù ở lại có những bàn tay vẫy theo. Trong số những bàn tay tiễn
biệt kia, biết đâu chẳng có bàn tay của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện.
Tôi không được gặp lại các anh từ ngày ấy, đến nay thấm thoát đã 12 năm rồi.
Xin những anh em tù cải tạo nào từng có mặt tại trại Tân Kỳ đầu năm 1983, hiện ở
hải ngoại tình cờ đọc đến những dòng này, nếu các anh biết được tin gì về người
bạn tù khốn khổ của chúng ta thiếu tá Th. địa phương quân xin các anh vui lòng
cho tôi biết. Đặc biệt về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện tôi lúc nào cũng
nhớ anh, cũng cảm phục anh, nhưng có một điều tôi hứa với anh mà tôi không giữ
được tròn. Một buổi sau khi anh cho xem tấm hình con gái anh bữa lấy chồng đang
cúi lạy trước chân dung người cha đã khuất (là anh) tôi mới nói với anh rằng
"Sau này nếu có dịp tôi sẽ kể, sẽ viết ra chuyện này". Anh nắm tay
tôi mà nói: "Thôi đừng anh ạ, mình xét ra cũng chỉ làm nhiệm vụ của một
người lính tình nguyện gia nhập cuộc chiến tranh bí mật. Quy luật của nó là thế
thì mình đành phải chịu, thưa anh".
Nhớ lời nhắn nhủ của anh nên mấy năm nay ở nước ngoài, có
dịp viết đôi ba bài báo tôi đã muốn lắm, muốn được kể chuyện người tù kiệt xuất
là anh và đồng đội của anh, những anh em Biệt Kích Dù bất khuất. Nhưng
tôi cứ đắn đo e ngại mãi. Bây giờ tôi được biết rõ là anh đã tới Hoa Kỳ được một
thời gian và anh đang đứng ra lo lắng cho một số anh em đồng đội của anh làm thủ
tục xuất ngoại. Chuyện Biệt Kích Dù trên 30 năm cũ tưởng đã nằm im trong cát bụi
quên lãng bây giờ đang được mở lại hồ sơ. Cho nên bữa nay tôi mới dám viết ít
dòng này với tư cách của một người bạn tù cùng trại nói ra những điều tai nghe
mắt thấy. Già rồi chỗ nhớ chỗ quên, anh thứ cho những điều sai sót. Anh và đồng
đội đi tù gần một phần tư thế kỷ, cách biệt hẳn với xã hội loài người, tụi tôi
đi tù sau anh mười mấy năm chỉ được ở bên anh một thời gian ngắn vài ba năm cho
nên những điều tôi nhớ lại, viết ra chỉ là một phần nhỏ trong suốt cuộc đời đi
tù dài dằng dặc của các anh. Ở trong tù trước sau anh luôn tuyên bố: "Tôi
Nguyễn Hữu Luyện, đại úy QLVNCH... tôi chưa thua các anh...". Cái mặt trận
mà một phần tư thế kỷ qua anh luôn luôn đứng vững
không lùi, không đổi thay, không khuất phục phải chăng là mặt trận bảo vệ cho
phẩm giá con người.
Phan Lạc Phúc (Trích Bè bạn
gần xa - Nxb Văn Nghệ)
No comments:
Post a Comment