Tự truyện của Hình Toàn
Hình Toàn |
Nên gia đình cùng nhau về thăm quê nội và xem cúng đình (má tôi đã sang định cư năm 94 với sự bảo lãnh của thằng em kế tôi, nhưng khi sang bên này má tôi trụ trì tại nhà chế ba, để trông coi các cháu, tôi chiều đi làm các con đi học về cũng ghé đó chờ ba đón về, thằng em tôi cũng chở hai đứa con gởi đó, có má sang nên chế ba đi làm hãng trở lại không còn nấu cơm tháng và giữ em bé nữa, má tôi vừa sang định cư chưa lãnh được tiền già nhưng giữ con cháu nội ngoại mà cũng được tiền nên bà khoái quá) còn phần chúng tôi thì không có mẹ hay chị giữ gởi người ngoài cũng phải trả tiền, thì cũng sòng phẳng với mẹ mình dù bà không muốn nhận (nói tiếng giữ cho nghe long trọng dzậy thôi) chớ các cháu đã đi học rồi, chiều 3:30 tan học về nhà phải có người lớn, ngày đầu mới qua má tôi ra đường đón cháu (trường học ngang nhà) vì không biết đường đi lạc làm hại tụi nhỏ phải chia nhau đi tìm ....nên lúc sau ghi cho bà tấm giấy địa chỉ và số phone cho bà bỏ túi phòng hờ ...rất may là xóm chế ba ở toàn là người Việt.
Ai ai cũng bảo chồng tôi nhân hậu hiền lành không biết tính toán với đời nhưng có tấm lòng lương thiện, giúp xây cầu đường vô xóm nhà nội, nay giúp sửa đình ở quê
Lúc này NHƯ đã 15 tuổi, THẾ hơn 8 tuổi, cậu út SAN 7 tuổi nên không còn bồng ẳm như lần về quê ăn tết năm 94 (cũng đi hết gđ). Chuyến này có má tôi cùng về thăm quê, chồng tôi và Như chỉ về hai tuần, còn tôi và hai thằng con trai cùng bà ngoại ở chơi một tháng .
Tôi có người bà con một họ hai đời gia đình khá giả ở tại Sài gòn chợ xóm củi quận 5 qua khỏi cầu chà và, mỗi lần má, chế hai lên sg đều tá túc ở đây, gia đình chị hai Bé và anh Tâm rất tốt, mỗi lần tôi về vn đều ra phi trường đón có khi còn dùng xe hơi riêng mà đưa về rạch giá . Gia đình có cơ sở làm ăn khá vững chắc tiệm vàng Kim Xuyến nằm ngay chợ xóm củi đầy uy tín đã mấy chục năm trên thương trường, mới đầu tôi cũng ngại vì người ta giàu có, sợ cái câu “thấy sang bắt quàng làm họ”
Nhưng lâu dần thấy anh chị đối xử rất chân tình nên cũng đỡ ngại, ở đâu cũng vậy nếu có tài và có đầu óc kinh doanh thì cũng có thể làm giàu với thời kinh tế mở cửa (huống hồ chi ngành kim hoàn cha truyền con nối mấy chục năm trước 75, phải công nhận anh hai Tâm có tay nghề thợ bạc rất khéo, những món đồ anh làm ra trông đẹp và đầy mỹ thuật . Giống như chiếc vòng đeo tay tôi anh làm bằng bạc trắng hình hai con rắn uốn quanh đối đầu nhau
một con mắt xanh lục, một con cặp mắt đỏ au, trên mình da rắn có điểm vài đóm xoàn miểng tấm .....ôi ... không nói về giá trị vì không đáng là bao nhưng là cả một công trình nghệ thuật ở trong đó, anh hai Tâm vừa có tay nghề cao vừa có đầu óc thẩm mỹ nên mới tạo thành những tác phẩm đẹp như thế
Và tôi thích nhất là mặt dây chuyền anh cũng làm bằng bạc trắng hình chiếc đàn tỳ bà có dây đàn đàng hoàng và trên thân cây đàn đoạn giữa thân đàn có nhận một viên xoàn nhỏ để làm duyên ... ôi nếu không có tâm hồn chắc gì làm nên tuyệt phẩm trên những món đồ trang sức vô tri ...tôi thật ngưỡng mộ
Lễ hội kỳ yên ở Tà Niên vui hơn ngày tết cũng tổ chức ba ngày giống đình NTT ngoài Rạch Giá cũng đãi tiệc ba ngày cho khách thập phương đến dự. Tui thấy dân rg chơi sang thiệt, hàng năm có đến hai lần tế lễ anh hùng Nguyễn Trung Trực, đầu năm rằm tháng giêng trong Tà Niên và 23 tháng 8 âm lịch cúng giổ ở rạch gía, cả hai nơi đều đãi tiệc ba ngày ....ôi người dân quê tôi rất tôn sùng người vì dân vì nước đã gần trăm năm nay mà danh tiếng vẫn còn
Đúng là “anh hùng tử trí hùng nào tử “
Ôi ..Kiên Giang mình đẹp làm sao .. sáng tác Lê Giang :
Chiều xuống đứng bên cầu nghe sóng biển
Nắng thu vàng chiếu rạng bến bờ
Kiên Giang ...mình đẹp làm sao
Bóng mây sánh đôi bóng núi ...con chim nhạn
Hát điệu tình quê ...một biển trời
......
Trăng nhú lên ..bến cảng quê hương
Trăng cũng đẹp ...đất cũng đẹp
Sao đâu đâu cũng đẹp
Trăng lấp lánh lung linh bến nước
Đoàn tàu về loang loáng trên sông
Màn trời đêm yên ả thanh bình
Chiều xuống đứng bên cầu nghe sóng biển
Nắng thu vàng chiếu rạng bến bờ
Kiên Giang ...mình đẹp làm sao
Đúng rồi kiên Giang quê tôi đẹp làm sao, có biển có sông ngòi có ruộng lúa, cá tôm đầy ấp và cả tình người cũng dào dạt quê hương, người dân chất phác thiệt thà, nghĩ sao nói dzậy không biết đãi bôi, đối đãi thật lòng
Sẵn dịp khoe luôn ở đình Nguyễn Trung Trực Rạch giá có phòng thuốc nam châm cứu và phát thuốc miễn phí cho dân nghèo quanh năm, có những người già cũng góp một phần công sức bằng cách mỗi ngày đến đình chặt cây thuốc nam ra từng mảnh nhỏ rồi đem phơi khô, người biết bắt mạch hoặc châm cứu thì giúp những phần chuyên môn, có những người dân quê thì đi tìm kiếm những cây thuốc nam và chuyên chở về đình, đó là một nghĩa cử cao đẹp của những người dân quê tôi, vô cùng cảm phục những TẤM LÒNG VÀNG.....
Lúc sau này khi tôi về vn có ông xã cùng về thì chú không ra phi trường đón nữa mà chỉ ghé nhà thăm hỏi (vì năm 94 cả gđ về vn vừa ra khỏi sân bay thấy chú thì chồng tôi sa sầm nét mặt) ....ôi ..ai cũng có gia đình con cái đầy đàn (chú có hai đứa con với chị vợ này) và ở cách hai phương trời xa thẳm mà cũng ghen trong khi con dzợ chỉ thương người qua nghĩa cử..và nhớ ơn người...
Anh Hiếu chèo xuồng đưa vợ con ra ngắm hòn Phụ Tử - Hà Tiên |
Anh chồng tôi nói thôi anh ngồi nghĩ mệt hút thuốc (đưa 555 cho y hút) để ổng chèo đưa vợ con ra ngắm sát hòn, chồng tôi chèo mệt lã mồ hôi chỉ nửa tiếng rồi quay vào, lúc trả tiền thì cậu ấy đòi 10 đô, nói Việt kiều ai nói giá vn
nghĩ có tức không chớ, đúng là chế độ nào dân tình nấy, trở nhanh hơn nướng bánh phồng .... thôi một bài học ....
Đang ăn trưa gặp người khuyết tật bàn vé số |
Đang ăn thì có một anh chàng có tật một chân cầm đàn ca và bán vé số, mời mua, anh chồng tôi nói không mua nhưng đưa vài chục ngàn cho anh ca sĩ tật nguyền (nhưng các bạn biết không, y ta không lấy và chỉnh chồng tôi liền)
- Xin lỗi anh, tôi bán vé số chớ không phải ăn xin, nếu anh không mua thì thôi
- Tôi cho anh, nhưng không mua vé số
Anh ta không nhận (ôi ... mới thấy người thật sự tật nguyền nhưng vẫn sống bằng nghề lương thiện, lấy mồ hôi ra đổi bát cơm, còn những người lành lặn lại đi gạt gẫm đời .... vàng thau lẫn lộn )
Thôi thì yêu cầu anh ca một bài tân cổ để gọi là giúp đỡ người khốn khó nhưng đầy lòng tự trọng
Ở Rạch Giá. Mỗi sáng vợ chồng thường đi ăn sáng ở quán áo dài mới trên đường gì tôi không nhớ tên vì tên cũ tên mới tôi lộn xộn nhưng nó nằm gần nhà sách Tấn Hoá cũ, thì có một chị đàn bà áo quần tươm tất nón lá che ngang cũng mới, ghé ngang than thở với ông xã tôi, chị ta lỡ đường bị móc túi nên hỏng có tiền xe dzìa Long Xuyên nhờ giúp đỡ, chồng tôi chơi ngon hỏi vé xe về LX bao nhiêu anh cho đủ khỏi đi xin nữa, mua về cho kịp chuyến đi , tôi không muốn làm chồng tôi quê nên không nói gì, chỉ nhìn vào mắt chị ta cười cười, chị nói mà cặp mắt láo liên (vì vé xe tiền vn đối với tôi quá nhỏ, tôi muốn cho anh K một bài học về lòng thương người không đúng chỗ) khi chị ta đi rồi tôi nói tôi bảo đảm với anh là không phải người lỡ đường mà là người lường gạt, chồng tôi không tin ...cải, người ta ăn mặc lịch sự dzậy hỏng lẽ đi xin (đâu phải ăn xin mà là lường gạt) khi nhìn người nhìn thẳng vào mắt họ thì mình có thể đoán được 70-80%, vì đôi mắt là cửa sổ linh hồn ...thời buổi nhiễu nhương, nên có nhiều chiêu trò để lường gạt ....ôi ... thời thế ...tạo gian hùng ...
Chờ xem .... y như rằng..ba ngày sau chúng tôi trở lại quán cơm cũng thấy chị lỡ đường mua hỏng có vé, lần này tôi hỏi anh tin tôi chưa ...
Vì tôi bao năm lăn lộn ở góc phố chợ đời lang thang khắp nẻo sg, bến bắc, nếu tôi khờ như dzậy chắc không còn đồng bạc ăn xôi ...kkk ..cho anh một bài học, đừng nhìn người qua vẽ bên ngoài, người nghèo chưa chắc đã xấu, người lịch sự giàu sang chưa chắc đã nhân từ
Đó cũng là lý do tôi thích dắt các con đi chơi đi ra ngoài, để tụi nó va chạm thực tế, vì ở trong nhà cơm cha áo mẹ thì nó không hiểu gì về cuộc sống trăm biến vạn biến ngoài đời, thưa các bạn có lẽ tôi va chạm thực tế nhiều nên tôi chả dám tin người 100%( chỉ tin chừng hơn phân nửa, để lỡ bị gạt mình không đau nhiều) giống như tôi nhìn chồng không qua vẽ bên ngoài (không đẹp và nghèo)
Vì tôi quan niệm là “giàu cha giàu mẹ “ thì không bền nếu chỉ biết ỷ lại gia tài thừa hưởng thì ngồi không ăn núi cũng lở, tôi chỉ dụng người có nghề tự mình kiếm sống bằng đôi tay của mình và anh hiền (nói nhỏ nghe vì tôi thuộc nằm lòng câu: củi tre dễ nấu......)
Tắm biển Vũng Tàu |
Ở Vũng Tàu cũng có nhiều danh làm thắng cảnh như :
Thích ca phật đài
Tượng chúa Kitô dang tay trên núi
Và ngọn hải đăng ...
Nhà mua cho chế hai |
Cuối cùng tôi mua được một căn trong hẻm Vĩnh Phước miếu kế nhà Diệu bạn tôi trong cổng Tam quan, nhà có phòng khách và hai phòng ngủ ngăn riêng rẽ có cửa phòng đàng hoàng, có nhà tắm, tắm bằng vòi hoa sen, nhà vệ sinh theo kiểu mỹ, tủ chén xây dính vào tường cửa kính, kệ bếp lóp gạch men (nói là trong hẻm nhưng nhà chỉ cách một căn là ra tới lộ đường Nguyễn Trung Trực) giấy tờ thì tôi nhờ anh 7 lúc trước tôi đi buôn theo xe hàng của anh, coi giúp xem có hợp pháp không.
Anh Hiệp (em trai Hình Toàn) trong căn nhà mới mua cho chế hai |
Các bạn có biết tại sao tôi phải mua cho xong nhà trước khi tôi trở về mỹ, vì tôi không muốn để tiền lại từ từ chế hai tôi kiếm , vì chế tôi quá nhu nhược không biết tính toán và quá hiền sẽ bị người ta gạt, tôi muốn dứt điểm là chế tôi phải dọn ra khỏi căn nhà cha mẹ để bớt phần đau khổ
Nên tôi giao hẹn với người bán nhà lo cách nào tôi không biết (thủ tục đầu tiên)
tôi chịu nhờ dịch vụ sang tên gấp (tôi không ra mặt vì mình mang cái mác Việt kiều tôi không muốn mình bị chém) để người mua và người bán vn giải quyết với nhau, tôi chỉ đứng sau đạo diễn
Tại sao tôi nói chế hai tôi thật thà, vì tôi đã bị một lần rồi
Năm 94 gia đình tôi 5 người về quê đón tết (lúc đó thằng út San hai tuổi, Thế 3 tuổi rưởi, Như 10 tuổi), thời gian đó chưa có xe khách như bây giờ, chỉ thuê bao xe 7 chỗ hoặc 16 chỗ .
Lúc thuê xe trở lên Sài Gòn, kêu chế hai đi thuê xe 16 chỗ ngồi cho rộng rải
giá thuê 700 ngàn vn đồng năm 94, mình giằng cọc 200 ngàn, số còn lại mình đưa chế hai giữ dặn chừng mình đi rồi hãy trả cho người ta, thế mà tối đến người ta hỏi đi mấy người chế nói 6 người, nên sáng hôm sau họ mang chiếc xe 7 chỗ, tôi không chịu ...nói nếu đi xe này thì tôi trả tiền theo xe 7 chỗ
Các bạn biết không, họ nói đi hay không thì tuỳ tôi vì tiền chế tôi trả hết rồi
Tôi thiệt là không biết nói sao .... chị ơi là chị ..
Chế bảo người ta nói chủ hỏng có theo xe chỉ có tài xế và lơ, ai thu tiền
Tôi đã dặn chế rằng họ muốn lậy tiền thì phải đến nhà mình tại sao chế đem đi nộp trước cho người ta
Đó cũng là lý do từ nhỏ tôi đã dắt đám con ra đời bằng cách đi du lịch cho tụi nó mở con mắt mà nhìn đừng như các chị tôi ra đường bị chúng gạt ...
Một mình tôi tính một mình tôi quyết định nên mọi việc quá dễ dàng, không ai cản trở, chế hai tôi rất mừng ....đó là những gì tôi có thể mang niềm vui cho người chị tội nghiệp của tôi ....
Và sau cùng sắm giường tủ, ti vi đầu máy, tủ thờ, tủ búp phê, sa lon, màn cửa màu xanh có những cành trúc, mua nồi niêu xoang chảo, chỉ quơ chừng một hai ngày là xong (ra các tiệm mua xong cho địa chỉ là họ chở tới nhà, có phải lo lắng gì đâu)Tôi sắm toàn bộ từ những món nhỏ nhặt từ chiếc đồng hồ treo tường, bàn thờ ông địa, từng cái chén bộ ly, bếp ga microwave ....mở luôn đường dây điện thoại có thể gọi ra nước ngoài để chế tôi dễ dàng liên lạc .
Ôi ...đúng là ...có tiền khó mấy cũng xong
Không tiền dễ lắm cũng không thể nào ...
Chế hai tôi mừng lắm, xem tôi như một vị cứu tinh của chế, còn tôi như một sự đền đáp tấm ân tình của một người chị đã hy sinh cả cuộc đời cho cha mẹ và các em, làm tôi nhớ những lời ca trong bài CHỊ TÔI của NS TRẦN TIẾN
Chế hai trong căn bếp nhà mới mua |
Nhà tôi trên bến sông có chiếc cầu nhỏ cong cong
Hàng cau dưới nắng trong lá trầu không
Chị tôi trông dễ thương.....
......
Chị tôi chưa lấy chồng
Thời con gái lưng ong có bao người thầm mong theo
....
Ngày chia tay bến sông
Thấy chị buồn mà thương í a
Chị lại lo các em
Chị tôi chưa lấy chồng
....
Nhiều năm xa cách xa tôi trở về làng quê thăm
Nhìn hàng cau xác xơ lá trầu khô.....
Thôi xin hẹn lại các bạn kỳ 61 người ta đi Casino đóng tiền điện, còn tui đi du lịch giải sầu ....ôi mỗi người một niềm vui khác nhau ...cái nào cũng hao tài.
Bạn thích cái nào ?
Hình Toàn
No comments:
Post a Comment